ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 96 - 99)

BIÊN MẬU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Trong giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập nền kinh tế đang diễn ra rất nhanh chóng và khốc liệt với cả những thách thức và những cơ hội đặt ra đối với từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Các quan hệ hợp tác song phương, đa phương đang được tiến hành mạnh mẽ giữa các quốc gia. Với lợi thế có chung đường biên giới, có các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tương đồng nhau. Việt Nam và Trung Quốc đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hợp tác toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành Ngân

hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với đặc điểm có chung đường biên giới với nước bạn Trung Quốc, trong những năm qua ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có những bước phát triển quan trọng trong việc hợp tác với các ngân hàng Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực hoạt động TTBM. Kết quả đạt được của việc hợp tác đó đã được ghi nhận bằng nhiều mặt từ doanh thu TTBM giữa ngân hàng hai nước cho đến giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động TTBM ngày càng tăng…Để quan hệ hợp tác đó cũng như hoạt động thanh toán biên mậu ngày càng phát triển thì định hướng phát triển kinh doanh của loại hình dịch vụ này cũng cần phải có những bước đi phù hợp với tình hình thực tiễn.

Từ thực trạng hoạt động của dịch vụ thanh toán biên mậu hiện nay, cũng như trên cơ sở bám sát định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn có hoạt động thanh toán biên mậu cần xây dựng cho mình những bước đi riêng, làm định hướng phát triển hoạt động thanh toán biên mậu trong giai đoạn sắp tới, tuy mỗi ngân hàng có những cách thức thực hiện khác nhau nhưng tựu chung lại định hướng đối với hoạt động này cần có những nét cơ bản như sau:

- Thứ nhất, chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ TTBM đang thực hiện, đảm bảo quy trình thực hiện được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, chính xác nhất, giảm thiểu tối đa các lỗi nghiệp vụ phát sinh nhằm đem lại sự phục vụ khách hàng tận tình và chu đáo nhất. Đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển thêm nhiều hơn nữa các loại hình TTBM hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng.

- Thứ hai, cải tiến và hoàn thiện quy trình làm việc, từ những bất cập,

vướng mắc phát sinh từ thực tế để từ đó có những đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản mới nhằm bổ sung, chỉnh sửa cho ngày càng sát hơn với tình hình thực tiễn.

- Thứ ba, củng cố và mở rộng phát triển hơn nữa mạng lưới nhằm

quảng bá và đưa dịch vụ thanh toán biên mậu đến nhiều khách hàng tiềm năng. Tiếp tục phát triển các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, nhất là đối với đồng Nhân dân tệ nhằm tằng nguồn thu ngoại tệ, thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Thứ tƣ, xây dựng chính sách tỷ giá ưu đãi cho các khách hàng có

nguồn thu Nhân dân tệ lớn bán cho ngân hàng, xây dựng chính sách về biểu phí, lãi suất, tỷ giá hợp lý cho khách hàng có giao dịch thanh toán biên mậu lớn với ngân hàng. Có chính sách phân loại khách hàng, chăm sóc và duy trì các khách hàng truyền thống nhất là các khách hàng lớn. Phát triển các khách hàng mới, chú trọng đến những khách hàng ở các tỉnh xa, các tỉnh có nhiều doanh nghiệp XNK.

- Thứ năm, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác TTBM có trình độ

nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm, am hiểu về các thông lệ quốc tế nhất là các quy định, phong tục, tập quán của Trung Quốc, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung, các kỹ năng giao tiếp, Marketting…để góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng , nhất là đối với hoạt động thanh toán biên mậu.

- Thứ sáu, ứng dụng và hoàn thiện hơn nữa công nghệ thông tin phục vụ

tốt hơn cho hoạt động thanh toán biên mậu.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề TTBM đang đặt ra những vấn đề bức xúc, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, không chỉ đối với quan hệ giao lưu kinh tế Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa cả đối với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.

Việc phát triển thanh toán biên mậu với Trung Quốc phải đứng trên quan điểm toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu và ổn định nhằm đảm bảo các mục tiêu là: - Hoạt động TTBM qua Ngân hàng phải tạo được môi trường thuận lợi để phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu khu vực biên giới theo hướng vừa

tăng cường được vai trò quản lý của nhà nước, vừa phát huy được tính năng động của các chủ thể tham gia.

- Hoạt động thanh toán biên mậu qua Ngân hàng phải từng bước nâng cao chất lượng thanh toán, áp dụng công nghệ hiện đại vào khâu thanh toán đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn.

- Từng bước đưa các hoạt động thanh toán biên mậu trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ theo những nguyên tắc, chuẩn mực thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)