3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng trên tất cả các mặt: tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, thanh toán...cho phù hợp với pháp luật Việt Nam, với chuẩn mực và thông lệ quốc tế cũng như các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết. Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Quốc hội cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán biên mậu cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Có như vậy, chúng ta sẽ tạo được nền tảng pháp lý, tạo cơ sở tin cậy phục vụ cho sự phát triển ổn định của hoạt động thanh toán biên mậu.
- Trên cơ sở hiệp định về thanh toán và hợp tác sửa đổi đã ký kết ngày 16/10/2003 tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bàn các biện pháp tháo gỡ những khó khăn tồn tại trong công tác thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, chủ trương và biện pháp chỉ đạo để giúp các
NHTM thực hiện tốt chức năng của mình. Tiếp tục có những nghiên cứu để chỉnh sửa Quy chế quản lý tiền của nước có chung đường biên giới cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
- Xây dựng, ban hành, bổ sung và sửa đổi văn bản hướng dẫn về thanh toán xuất nhập khẩu với Trung Quốc, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động hơn nữa trong việc áp dụng những công nghệ hiện đại cũng như xây dựng các phương thức thanh toán phù hợp. Trong đó cần bổ sung một số quy định sau:
- Về mở và sử dụng tài khoản CNY: Bổ sung quy định về trả lãi tiền gửi, nhằm khuyến khích các thương nhân tham gia xuất nhập khẩu biên giới, có nguồn thu CNY gửi tiền vào Ngân hàng, tạo nguồn vốn thanh toán và thực hiện các nghiệp vụ mua bán CNY. Đồng thời góp phần giảm lượng CNY trôi nổi trên thị trường.
- Đối với việc thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ bằng tiền mặt cần bổ sung sửa đổi theo hướng:
+ Trên các mức quy định đối với từng loại tiền phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Nhằm hạn chế việc thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ bằng tiền mặt bản tệ, hướng các hoạt động thanh toán biên mậu được thực hiện qua Ngân hàng.
+ Ban hành các văn bản mới quy định việc quản lý đối với các bàn đổi ngoại tệ cá nhân, hướng tới việc xoá bỏ hoạt động này.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn về cho vay bằng đồng Nhân dân tệ. Tăng cường công tác quản lý ngoại hối khu vực biên giới như quản lý hoạt động đổi tiền của các hộ tư nhân, kiểm soát việc mở tài khoản của cá nhân, các doanh nghiệp ở nước ngoài, tăng cường quản lý việc vận chuyển tiền qua biên giới... Theo quy định các hoạt động trên việc tổ chức quản lý thuộc về
trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước nhưng trên thực tế để tổ chức triển khai được trên địa bàn Lạng Sơn, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập các đội kiểm tra liên ngành gồm: Ngân hàng nhà nước, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Thuế để cùng tổ chức kiểm tra. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy định về cơ chế phối hợp trong quản lý ngoại hối khu vực biên giới.