1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực lao động
1.4.4. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài rất đa dạng có tác động gián tiếp tới động lực làm việc của ngƣời lao động. Sự ảnh hƣởng của chúng có thể xem xét qua một số yếu tố điển hình sau:
Chính sách của chính phủ, pháp luật của nhà nước: Luật pháp của chính phủ chính là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích của Nhà nƣớc. Luật pháp đảm bảo cho sự bình đẳng của mọi cá nhân trên thị trƣờng lao động, ngăn cấm sự phân biệt đối xử trong sử dụng lao động.
Mọi chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nƣớc có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hƣởng đến động lực lao động của ngƣời lao động. Những chính sách về lao động dôi dƣ, chính sách tiền lƣơng, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó, quy định về trả lƣơng làm thêm giờ,... sẽ tác động đến các chính sách của tổ chức và tác động đến động lực của ngƣời lao động. Khi luật pháp càng có hiệu lực thì ngƣời lao động càng an tâm làm việc vì họ không sợ giới chủ bắt ép, đối xử không công bằng và ngƣời lao động cũng không thể có những đòi hỏi thái quá với ngƣời sử dụng lao động, họ sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ đã đƣợc pháp luật bảo vệ. Để làm đƣợc điều này, chính phủ và các cơ quan liên ngành phải không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một hiệu quả hơn.
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước: Các yếu tố về kinh tế nhƣ chu kỳ kinh tế, lạm phát, mức sống ở địa phƣơng, mức độ thất nghiệp,... hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội đều có thể ảnh hƣởng tới công tác tạo động lực cho ngƣời lao động trong các tổ chức. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đang lâm vào thời kỳ suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phần lớn ngƣời lao động sẽ phải cố gắng làm việc với động cơ giữ đƣợc việc làm, còn tổ chức buộc phải có những chính sách bảo đảm sự ổn định công việc và thu nhập cho ngƣời lao động nếu nhƣ muốn khắc phục tâm trạng bi quan của ngƣời lao động trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Nhu cầu an toàn của ngƣời lao động đƣợc thỏa mãn và động lực lao động của họ sẽ tăng lên bởi họ thấy tổ chức đang cùng chia sẻ rủi ro với mình.
Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động: có ảnh hƣởng gián tiếp tới tạo động lực lao động. Nếu thị trƣờng lao động ở tình trạng thiếu hụt một loại lao động nào đó, ngƣời lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm các việc làm tốt hơn ở bên ngoài tổ chức, buộc tổ chức phải có các chính sách hợp lý đặc biệt là tiền lƣơng, tiền thƣởng,…để giữ chân nhân tài. Ngƣợc lại, khi một loại lao động nào đó dƣ thừa trên thị trƣờng, những ngƣời lao động thuộc loại này sẽ có cảm giác lo lắng, thiếu an toàn bởi họ nhận thấy nguy cơ bị mất việc làm, tự bản thân họ sẽ cố gắng, có động lực lao động hơn nhằm mục đích giữ đƣợc việc làm. Khi đó tổ chức nên có các chính sách và hoạt động làm an lòng ngƣời lao động để họ có thể yên tâm làm việc.
Các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc: Ở những nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Mỹ thì chủ nghĩa cá nhân đƣợc đề cao, các cá nhân trƣớc hết là quan tâm đến lợi ích của chính bản thân mình trƣớc rồi mới đến những ngƣời thân thiết. Họ coi trọng sự cố gắng phấn đấu của chính bản thân, muốn khẳng định mình bằng chính năng lực, do đó sự liên kết và tính tập thể trong lao động không cao. Trong khi đó ở phƣơng Đông nhƣ Nhật Bản lại có xu hƣớng đề cao tinh thần tập thể, mong muốn sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ, che chở lẫn nhau. Sự khác biệt về văn hóa, giá trị truyền thống này có ảnh hƣởng lớn đến tinh thần và thái độ làm việc của ngƣời lao động. Do đó, khi xây dựng chính sách tạo động lực lao động cần phải quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. Đặc biệt đối với các tổ chức có sự đa dạng về văn hóa.