Hoàn thiện các biện pháp tạo động lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 96 - 99)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho các

4.2.2. Hoàn thiện các biện pháp tạo động lực tài chính

4.2.2.1. Hoàn thiện công tác trả lương gắn với kết quả thực hiện công việc của GV

Để tiền lƣơng đƣợc trả công bằng và là công cụ hữu hiệu nhằm kích thích tăng hiệu quả làm việc của GV cùng với những thực tế đã nghiên cứu trong trƣờng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

Một là, phổ biến và giải thích rõ cho GV hiểu về qui chế chi tiêu nội bộ, đặc biệt là cách phân phối và tính tiền lƣơng hiện đang áp dụng trong trƣờng, cách tính toán lƣơng,... để GV hiểu rõ về mức lƣơng mà họ nhận, thấy đƣợc sự công bằng khi so sánh với thu nhập của những ngƣời có cùng cấp bậc trong trƣờng. Qua phân tích thực trạng ở chƣơng 3 cho thấy, còn một bộ phận khá lớn đội ngũ GV chƣa hiểu rõ về quy chế chi tiêu nội bộ nên việc phổ biến quy chế chi tiêu nội bộ là việc làm rất cần thiết.

Hai là, Xây dựng cơ chế đánh giá kết quả thực hiện công việc, gắn tiền lƣơng với hiệu quả, năng suất và chất lƣợng. Hiện tại, việc ĐGTHCV của nhà trƣờng đƣợc thực hiện rất đơn giản, mang tính hình thức, chƣa phản ánh chính xác đóng góp của ngƣời lao động. Do đó, tiền lƣơng chƣa phản ánh mức độ đóng góp khác nhau của

GV.Với việc hoàn thiện bản mô tả công việc rõ ràng, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá THCV đầy đủ, định lƣợng, thành tích của mỗi GV cần đƣợc theo dõi, đánh giá toàn diện không chỉ ở kết quả công việc hoàn thành mà còn đánh giá ở năng lực, hành vi và thái độ trong quá trình làm việc. Theo đó, thăng tiến tiền lƣơng sẽ gắn liền với kết quả đánh giá và năng lực thể hiện trong thực tế của từng cá nhân.

Ba là, điều chỉnh lại hệ số đánh giá thi đua để tiền lƣơng thực sự gắn với kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động.

Hiện tại, nhà trƣờng đang áp dụng các mức sau:

Chiến sỹ thi đua Hệ số: T2 = 1.2 Lao động tiên tiến Hệ số: T2 = 1.1 Hoàn thành công việc Hệ số: T2 = 1.0 Không hoàn thành nhiệm vụ Hệ số: T2 = 0.8 Kỷ luật, khiển trách Hệ số: T2 = 0.4

Nhƣ vậy khoảng cách hệ số thi đua giữa các mức tƣơng đối thấp. Điều này làm cho sự chênh lệch về tiền lƣơng giữa các kết quả xếp loại đánh giá không cao làm cho vai trò kích thích và khuyến khích của tiền lƣơng chƣa thực sự hiệu quả. Vì vậy để tiền lƣơng phản ánh chính xác đóng góp của ngƣời lao động, gắn tiền lƣơng với mức độ hoàn thành công việc, tác giả xin đề xuất điều chỉnh mức hệ số đánh giá nhƣ sau:

Chiến sỹ thi đua Hệ số: T2 = 1.4 Lao động tiên tiến Hệ số: T2 = 1.2 Hoàn thành công việc Hệ số: T2 = 1.0 Không hoàn thành nhiệm vụ Hệ số: T2 = 0.5 Kỷ luật, khiển trách Hệ số: T2 = 0.2

Bốn là, Đối với tiền lƣơng tăng thêm, việc điều chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm ngoài căn cứ vào quỹ thu chi của nhà trƣờng thì cũng cần có sự xem xét điều chỉnh để phù hợp với sự biến động của các yếu tố trên thị trƣờng. Nếu quỹ thu chi bị thâm hụt nhà trƣờng cần có các biện pháp để lấy quỹ dự phòng ra nhằm hỗ trợ thêm cho đội ngũ GV, tránh tình trạng tiền lƣơng của GV giảm hoặc tăng chậm hơn

so với mức độ trƣợt giá trong khi giá cả tăng cao. Đây cũng là việc làm hết sức quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của GV và tác động đến tinh thần, thái độ làm việc của họ.

Định kỳ theo quý hoặc 6 tháng một năm, nhà trƣờng nên tiến hành tổng hợp ý kiến, đánh giá tình hình thực hiện và điều chỉnh hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm cho phù hợp.

4.2.2.2. Xây dựng hệ thống tiền thưởng và hệ thống phúc lợi hấp dẫn a) Về công tác khen thưởng

Đa dạng hóa các hình thức khen thưởng: Hiện tại các hình thức thƣởng nhà trƣờng áp dụng đều thực hiện dựa trên quy định của Nhà nƣớc, chủ yếu là hình thức khen thƣởng bằng tiền. Để hình thức thƣởng đƣợc đa dạng hóa, nhà trƣờng cần đƣa ra các hình thức thƣởng khác để tăng tính khuyến khích, động viên cho đội ngũ GV nhƣ: một kỳ nghỉ phép, một chuyến đi du lịch nƣớc ngoài cho GV và gia đình, hay một khóa học đào tạo các kỹ năng, một món quà thiết thực và ý nghĩa nào đó,... Đi kèm phần thƣởng vật chất cần kết hợp với phần thƣởng tinh thần, đó là sự ghi nhận thành tích, tổ chức lễ trao giải thƣởng, vinh danh ngƣời có thành tích,… Điều này góp phần khích lệ rất lớn về tinh thần của ngƣời đƣợc khen thƣởng, họ sẽ cảm thấy hãnh diện, tự hào, thỏa mãn nhu cầu đƣợc tôn trọng của họ. Bên cạnh đó sẽ là động lực để động viên khuyến khích những GV khác phấn đấu để đạt đƣợc các tiêu chuẩn thƣởng.

Thời hạn xét khen thưởng hợp lý: Đối với hình thức thƣởng thƣờng niên, nhà trƣờng tiến hành là một năm một lần. Khoảng thời gian này là khá lâu làm cho động lực của ngƣời lao động giảm sút khi có thành tích tốt. Vì vậy, nhà trƣờng nên có thời gian xét thƣởng gần hơn nhƣ sau mỗi kì học nhà trƣờng sẽ tiến hành đánh giá kết quả làm việc để khen thƣởng cho từng kì. Sau đó sẽ tiến hành khen thƣởng năm. Việc chia nhỏ thời gian khen thƣởng nhƣ vậy sẽ khuyến khích ngƣời lao động cố gắng phấn đấu để đạt thành tích ngay cả khi kì thứ nhất của năm họ làm việc không hiệu quả. Việc thƣởng đột xuất GV khi có thành tích đặc biệt xuất sắc nên tiến hành ngay sau khi họ đạt thành tích. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trƣờng cũng nên có những lời khen ngợi, biểu dƣơng ngay đối với những thành tích xuất sắc mà GV đạt đƣợc.

Mức thưởng phải được điều chỉnh phù hợp: Mặc dù là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của Nhà nƣớc, nhƣng nhà trƣờng cũng nên có sự điều chỉnh mức thƣởng giữa các thành tích cho phù hợp vì tiền thƣởng cũng là đòn bầy kinh tế, tác động đến tinh thần thái độ làm việc cho đội ngũ GV cho nên mức thƣởng phải điều chỉnh phù hợp. Mức thƣởng phải có ý nghĩa nhất định đối với GV thì mới tạo ra sự hi vọng, sự mong đợi, nhƣ vậy mới kích thích GV tăng cƣờng nỗ lực bản thân để đạt đƣợc phần thƣởng.

Tiền thƣởng phải dựa trên sự đánh giá chính xác, rõ ràng và phải có căn cứ hay chỉ tiêu thƣởng phù hợp, tránh trả thƣởng bình quân, chia đều. Vì vậy các chế độ thƣởng đƣa ra cần phải có hệ thống tiêu chí rõ ràng để các cá nhân dễ dàng xác định và có định hƣớng phấn đấu.

b) Về chính sách phúc lợi

Nhà trƣờng luôn thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi bắt buộc cho GV. Nhƣng cần tiến hành thông tin thƣờng xuyên và giải thích cho GV hiểu rõ hơn về các chƣơng trình phúc lợi mà họ đƣợc nhận, lợi ích từ chƣơng trình, giúp GV thấy rõ đƣợc sự quan tâm của nhà trƣờng tới cuộc sống của GV.

Bên cạnh đó nhà trƣờng cũng nên xem xét đa dạng hóa các loại hình phúc lợi tự nguyện nhằm đáp ứng đƣợc những mong muốn hiện tại của GV. Để làm đƣợc việc này, nhà trƣờng nên tiến hành khảo sát nhằm thu hút GV tham gia đóng góp ý kiến. Tác giả đã đề xuất mẫu phiếu phỏng vấn và câu hỏi nhằm tìm hiểu về mong muốn các loại phúc lợi cần có của GV trƣờng ĐHLĐXH nhƣ trong Phụ lục 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)