Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Các nhân tố bên ngoài

Chính sách pháp luật của nhà nước: Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ảnh hƣởng rất nhiều tới sự phát triển của các trƣờng nói chung và trƣờng ĐHLĐXH nói riêng. Đặc biệt là liên quan chặt chẽ đến công tác tạo động lực làm việc của GV trong trƣờng ĐHLĐXH. Các quy định sẽ là cơ sở, căn cứ để nhà trƣờng xây dựng và triển khai áp dụng các chính sách cho nên nó sẽ bị chi phối nhiều từ các quy định trong văn bản luật và văn bản dƣới luật của Nhà nƣớc nhƣ: Luật giáo dục đại học, luật thi đua khen thƣởng, các quy định về tiền lƣơng, các quy định đối với GV nhƣ nhiệm vụ của GV, định mức giờ giảng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các chế độ về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, ... Tất cả các quy định trên đều là các căn cứ để nhà trƣờng xây dựng các chế độ cho đội ngũ GV và nó tác động đến công tác tạo động lực làm việc cho GV trong trƣờng.

Sự cạnh tranh giữa các trường có lĩnh vực đào tạo cùng ngành: Những năm đầu thành lập, Trƣờng ĐHLĐXH là trƣờng duy nhất có ngành đào tạo chuyên sâu về lao động tiền lƣơng, cho nên có những năm trƣờng có số thí sinh đăng ký dự tuyển rất đông, và có tỷ lệ chọi cao nhất. Nhƣng gần đây, tỷ lệ tuyển sinh đã giảm do một số ngành đào tạo của trƣờng có sự cạnh tranh với các trƣờng khác nhƣ: Trƣờng ĐH Công Đoàn, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, …. Để nâng uy tín và vị thế của trƣờng trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành, những năm qua trƣờng đã không ngừng đƣa ra các biện pháp để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng cho GV, đồng thời đƣa ra các chính sách khuyến khích để thu hút những GV có năng lực trình độ. Các chế độ phúc lợi cũng đƣợc nhà trƣờng quan tâm hơn để tạo sự đoàn kết gắn bó với công việc, các yếu tố này sẽ góp phần làm cho động lực làm việc của GV tăng lên giúp cho nhà trƣờng ngày càng phát triển và có vị thế trong hệ thống các trƣờng đại học.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào công việc: Khi nền kinh tế thế giới bƣớc vào nền kinh tế trí tuệ, con ngƣời đƣợc đón nhận nền văn minh khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của trƣờng ĐHLĐ - XH nói chung và ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của GV nói riêng. Khi khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, nhà trƣờng sẽ ứng dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại, máy chấm công điện tử, ứng dụng phần mềm thống kê để phân tích tác động của từng tiêu chí đánh giá đến tâm lý GV,...Từ đó sẽ giảm thiểu tối đa việc đánh giá theo cảm tính, phản ánh khá chính xác năng lực của từng GV, làm cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra nhà trƣờng còn trang bị, ứng dụng các thiết bị công nghệ nhƣ máy tính cấu hình cao, máy chiếu, hệ thống loa, âm ly,... để phục vụ, hỗ trợ cho các GV có điều kiện làm việc tốt nhất. Sẽ góp phần làm cho hiệu quả của công việc đƣợc nâng lên.

Cơ chế chính sách của Bộ Lao động thương binh- Xã hội: Trƣờng ĐHLĐ - XH là trƣờng trực thuộc bộ Lao động thƣơng binh xã hội, nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi các chính sách mà Bộ ban hành nhƣ: chiến lƣợc phát triển của trƣờng, quy mô, cơ cấu giảng viên, các chƣơng trình hỗ trợ đào tạo cho GV,... Tất cả các nội

dung trên đều sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác tạo động lực làm việc cho GV trong trƣờng nhƣ: việc xây dựng các tiêu chí đánh giá, phƣơng pháp, và sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc, việc bố trí và cử các GV đi học tập nâng cao trình độ, kỹ năng,... Các nội dung trên đƣợc quyđịnh hợp lý và nhà trƣờng áp dụng tốt sẽ là cơ sở để nâng cao tinh thần và hiệu quả làm việc của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)