Cơ cấu tổ chức củaTrung tâm nhiệt đới Việt Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại trung tâm nhiệt đới việt – ngabộ quốc phòng (Trang 41 - 81)

Nguồn: Thư viện Trung tâm

BỘ QUỐC PHÒNGVIỆT NAMNAM

ỦY BAN PHỐI HỢP VỀ TRUNG TÂM - NHIỆT ĐỚI VIỆT NGA

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC NGA

PHÂN BAN VIỆT NAMPHÂN BANNGA

TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT- NGA

Văn phòng phân ban Việt Nam

Phòng KH&QLKH

Phòng chính trị

Trung tâm CGCN Mới VPĐDTQ tại Matxcova

Ban QL khu chế thử Chi nhánh phía Nam

Chi nhánh ven biển

Phòng QLCGCN Phòng TTKHQS Phòng Đào tạo Phòng Tài chính P.HC-KT Văn phòng

Phân viện CN sinh học Viện Y sinh Nhiệt đới Viện Sinh thái Nhiệt đới

Viện Độ bền Nhiệt đới

Phân viện Hóa - MT

Các đơn vị khoa học Các cơ quan chức năng

Bảng 3. 1: Số lƣợng nguồn nhân lực hiện có

TT Đơn vị trực thuộc Số lƣợng ngƣời

1 Ban TGĐ 5

2 P. Kế hoạch & Quản lý khoa học 11

3 Văn Phòng 36

4 Phòng Chính trị 15

5 Phòng Hận cần – Kỹ thuật 49

6 Phòng Thông tin khoa học quân sự 7

7 Ban Công nghệ thông tin 5

8 P. Quản lý chuyển giao công nghệ 8

9 Văn phòng Phân ban Việt Nam 5

10 Phòng Tài chính 8

11 Phòng Đào tạo 15

12 Chi nhánh phía Nam 75

13 Chi nhánh ven biển 76

14 TT chuyển giao công nghệ mới 32

15 Ban Quản lý Khu chế thử 17

16 VP Đại diện toàn quyền tại Matxcova 2

17 Viện Độ bền 52

18 Viện Sinh Thái 32

19 Viện Y sinh 34

20 Phân viện Công nghệ Sinh học 17

21 Phân viện Hóa – Môi Trƣờng 16

Tổng số 517

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác cán bộ và công tác quân lực năm 2016 của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga

Về phía Việt Nam, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga là một đơn vị quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp về KH&CN của Bộ KH&CN và các Bộ, Ngành phía Việt Nam.

Về cơ chế hoạt động của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga: Ủy ban phối hợp về Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga (gọi tắt là Ủy ban phối hợp) thực hiện sự lãnh đạo về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ KH&CN hỗn hợp giữa hai nƣớc. Ủy ban phối hợp gồm Phân ban Việt Nam và Phân ban Nga.

Tham gia Phân ban Việt Nam có lãnh đạo một số cơ quan: Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ngoài ra còn có Thủ trƣởng một số cơ quan của Bộ Quốc phòng: Cục Khoa học quân sự, Cục Quân y, Tổng Cục kỹ thuật, Tổng Cục công nghiệp quốc phòng, Học viện Quân y. Cơ quan giúp việc của Phân ban Việt Nam là Văn phòng Phân ban Việt Nam.

Tham gia Phân ban Nga có đại diện Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện Hàn lâm y học Nga, Đại học Tổng hợp Matxcơva, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và một số cơ quan khác thuộc Chính phủ Nga. Cơ quan giúp việc của Phân ban Nga là Văn phòng Phân ban Nga.

Theo Quy chế về Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, việc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga đƣợc thực hiện theo cơ chế đồng trách nhiệm thông qua Ban Đồng Tổng Giám đốc. Cơ chế đồng trách nhiệm chỉ đƣợc thực hiện ở các đơn vị nghiên cứu khoa học (các Chi nhánh, Viện, Phân viện). Các cơ quan chức năng và Văn phòng của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga hoạt động theo quy định của quân đội và pháp luật Việt Nam.

3.1.3. Tình hình hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga/Bộ Quốc phòng.

Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng hoạt động trên 03 lĩnh vực chính: Nghiên cứu khoa học vè nhiệt đới, sinh học, hóa môi trường; chế tạo các sản phẩm công nghệ về môi trường, sinh học và đào tạo tiếng Nga.

Tình hình nghiên cứu khoa học

- Hướng Độ bền Nhiệt đới : Là một trong các hƣớng NCKH chủ yếu của Trung tâm, đƣợc xác định ƣu tiên hàng đầu là nghiên cứu về Độ bền nhiệt đới.

Hiện nay, Trung tâm đã đƣa vào vận hành hệ thống 3 Trạm thử nghiệm tự nhiên trên cả ba miền đất nƣớc: Tại Trạm thử nghiệm Hòa lạc với môi trƣờng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trƣng của Miền Bắc; Trạm thử nghiệm biển Đầm Bấy với môi trƣờng khí hậu biển gần bờ đặc trƣng của miền Nam Trung bộ; Trạm thử nghiệm Cần Giờ trong môi trƣờng rừng ngập mặn ven biển với 2 mùa khô và mùa mƣa đặc trƣng của khu vực Nam Bộ, các chuyên gia Nga và Việt Nam triển khai trên 100 chƣơng trình nghiên cứu thử nghiệm tự nhiên và thử nghiệm gia tốc, đánh giá độ bền nhiệt đới của trên 10.000 mẫu vật liệu, chi tiết, cụm chi tiết khác nhau trong đó có nhiều vật liệu mới, vật liệu sử dụng trong công nghiệp quốc phòng.

Trung tâm đã nghiên cứu, đƣa vào sản xuất và ứng dụng trong công tác bảo đảm kỹ thuật của quân đội nhiều loại vật liệu chuyên dùng quan trọng. Nghiên cứu, sản xuất sản và cung cấp cho nhiều đơn vị trong toàn quân hàng trăm tấn sản phẩm vật liệu bảo quản Vũ khí -Trang bị kỹ thuật cùng nhiều vật liệu đặc thù quân sự khác góp phần phục vụ công tác đảm bảo kỹ thuật của quân đội.

- Hướng Sinh thái Nhiệt đới :Trung tâm đã tham gia nghiên cứu trên hầu hết các hệ sinh thái trên cạn điển hình cùng nhiều khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn của Việt Nam.

Trong lĩnh vực đa dạng sinh học và sinh thái biển, Trung tâm tham gia nghiên cứu tại nhiều vùng biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Từ kết quả tham gia nghiên cứu đã phát hiện và mô tả hàng trăm loài mới cho khoa học; đã định danh, mô tả đƣợc trên 400 loài thực vật và trên 150 loài động vật phù du, trên 160 loài cá, 900 loài động vật đáy; xây dựng đƣợc bản đồ phân bố, tổ chức cấu trúc - chức năng của quần xã phiêu sinh vùng vịnh Nha Trang và một số khu vực biển ven bờ khác. Đồng thời đã tham gia nghiên cứu về thành phần loài, tập tính sinh học và thuần dƣỡng, huấn luyện cá heo Biển Đông Việt Nam, phục vụ cộng đồng.

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng, xây dựng các giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trƣờng. Tham gia các nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất lâm nghiệp do quân đội quản lý; đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến công trình và hoạt động quân sự ở cấp quân khu, khu vực phòng thủ cấp tỉnh, đề xuất giải pháp ứng phó, giảm thiểu; xây dựng Tháp quan trắc biến đổi khí hậu tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, tham gia hệ thống quan trắc biến đổi khí hậu tòan cầu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái nhiệt đới đối với biến đổi khí hậu khu vực.

- Hướng Y sinh Nhiệt đới :

Nghiên cứu hậu quả của chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và các bệnh nhiệt đới và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Trung tâm đã tham gia nhiều nghiên cứu đánh giá hậu quả y sinh học lâu dài của chất độc da cam đối với sức khỏe con ngƣời, từ đó thực hiện các đề tài, nhiệm vụ đánh giá khả năng nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho các cựu chiến binh tiền sử có phơi

nhiễm với chất độc da cam gây ra. Đồng thời nghiên cứu các bệnh nhiệt đới và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật sang ngƣời để đƣa ra biện pháp dự phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm

Nghiên cứu về thích nghi, Y học quân sự và Y dƣợc: Nghiên cứu đề xuất các phƣơng pháp nâng cao sức khoẻ nghề nghiệp của phi công quân sự; ứng dụng các thiết bị trong giám định trạng thái chức năng cơ thể của bộ đội tàu ngầm; Nghiên cứu một số yếu tố bất lợi của môi trƣờng lao động trong các hầm phẫu tại quần đảo Trƣờng Sa và đề xuất các biện pháp khắc phục... góp phần vào công tác nâng cao sức khỏe cho bộ đội trong giai đoạn hiện nay

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và CGCN từ Liên bang Nga vào VN để điều trị và phục hồi sức khoẻ bộ đội và nhân dân, các Trung tâm điều trị kỹ thuật cao của Trung tâm đã phục vụ nhiệm vụ điều trị cho cán bộ, nhân viên và nhân dân trên khu vực đóng quân.

- Hướng Công nghệ sinh học – Hóa môi trường: Nghiên cứu khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin và các chất hữu cơ độc hại bền vững đến môi trƣờng tự nhiên

Các cán bộ nghiên cứu khoa học của Trung tâm đã tham gia thực hiện nhiệm vụ đánh giá tồn lƣu chất độc da cam/dioxin tại các điểm nóng trong sân bay: Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và các vùng phụ cận. Hiện Trung tâm đã mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực quan trắc, phân tích dioxin phát thải từ các loại hình công nghiệp và dân sinh nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại Việt Nam.

Đến nay, Trung tâm đã chủ trì và tham gia phân tích đƣợc trên6.000 mẫu dioxin/furan, 650 mẫu PCB tƣơng tự dioxin, hàng nghìn mẫu da cam, kim loại nặng và một số chỉ tiêu lý hóa cơ bản thuộc nội dung các nhiệm vụ, dự

chức quốc tế xem xét triển khai các dự án xử lý môi trƣờng tại các khu vực bị ô nhiễm nặng dioxin.

-Sản phẩm khoa học công nghệ về môi trường: Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay trung tâm đã nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều sản phẩm tiên tiến về công nghệ môi trƣờng và đã đƣa vào sử dụng nhƣ: Thiết bị làm sạch hà dƣới nƣớc đƣợc thiết kế, chế tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ cavitation (phá hủy bọt khí),Công nghệ xử lý nƣớc thải bằng màng lọc sinh học, Xe cấp nƣớc uống tinh khiết dã chiến, Vật liệu băng vết thƣơng Poli – Uretan bọt “Lokus”. Các chế phẩm Peptit điều hòa sinh học trong dự phòng và điều trị bệnh mãn tính, Máy lọc nƣớc công nghệ RO, Máy lọc nƣớc uống vô trùng, Valy lọc nƣớc…

- Đào tạo Tiếng Nga

Tính đến tháng 5/2016 Trung tâm nhiệt đới Việt Nga đã đào tạo đƣợc hơn 1200 cán bộ là sĩ quan các đơn vị quân đội trong toàn quân với 14 khóa học. Đặc biệt, theo Quyết định số 1721/QĐ-TM ngày 27/8/2013 của Tổng TMT QĐNDVN phê duyệt Đề án “Bồi dƣỡng nâng cao trình độ tiếng Nga cho Quân đội Nhân dân Việt Nam của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga”, công tác đào tạo tiếng Nga của Trung tâm ngày càng đƣợc chú trọng hơn, chính quy và nâng cao hơn.

Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có đội ngũ giáo viên (ngƣời Việt và ngƣời Nga) với trình độ sƣ phạm và trình độ tiếng Nga rất tốt (01 Tiến sỹ, 07 Thạc sỹ) thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng nâng cao tại Viện Puskin, LB Nga và sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhƣ: Đại học Ngoại ngữ/ ĐHQG Hà Nội, Phân viện Puskin Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga.

3.1.4.1.Quy mô vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN được phân bổ cho Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga/Bộ Quốc phòng giai đoạn 2013-2016

Bảng 3. 2: Vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách Nhà nƣớc trong các năm 2013 – 2016 trong các năm 2013 – 2016 Đơn vị: triệu đồng STT Năm Chi đầu tƣ XDCB Tổng chi Ngân Sách Tỷ lê % XDCB/NS 1 Năm 2013 41.638 171.169 24,35 % 2 Năm 2014 54.188 184.721 29,45 % 3 Năm 2015 97.988 263.977 37,12 % 4 Năm 2016 80.164 268.738 29,83 %

Nguồn: Báo cáo chi Ngân sách của Trung tâm giai đoạn 2013-2016

Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tƣ XDCB nhìn chung đƣợc bố trí tăng dần qua từng năm, vốn đầu tƣ XDCB đã chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng chi ngân sách, đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng. Từ năm 2013 đến 2016 tổng chi ngân sách cho trung tâm đã tăng từ 171 tỷ lên 268 tỷ, nhƣ vậy sau 04 năm tổng chi ngân sách đã tăng hơn 1,5 lần. Năm 2015 theo chính sách đẩy mạnh quan hệ Việt- Nga của Thủ tƣớng Chính phủ trong hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, các hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Nga đƣợc Nhà nƣớc bổ sung thêm nguồn từ ngân sách cho trung tâm để xây dựng trạm thí nghiệm , xƣởng sản xuất chế thử và chuyển giao công nghệ;sở chỉ huy, phòng làm việc và các nhà công vụ từ 41 tỷ lên 80 tỷ. Đây là mức tăng ngân sách khá lớn trong giai đoạn gần đây. Cùng theo đó các hoạt động chi cho xây dựng cơ bản tăng theo các hoạt động khác nhƣ: chi cho nghiên cứu, thử nghiệm trên 3 hƣớng khoa học: Độ bền nhiệt đới, Sinh thái nhiệt đới và Y sinh nhiệt đới, triển khai các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, Đào tạo cán bộ khoa học.

3.1.4.2. Kết quả công tác đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng giai đoạn 2013 - 2016

Bảng 3. 3: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản chia theo danh mục đầu tư

Đơn vị: triệu đồng STT Nội dung 2013 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Xây dựng các trạm thí nghiệm tổng hợp 13.553 32,55 18.893 34,87 26.897 27,450 11.238 14,02 2 Xây dựng các xƣởng sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ KHKT 18.657 44,81 29.814 55,02 71.090 72,550 32.795 40,91 3 Sở chỉ huy, phòng làm việc 5.833 14,01 0 0 0 0 26.029 32,47 4 Nhà công vụ 3.593 8,63 5.480 10,11 0 0 10.100 12,60 Tổng 41.636 100 54.187 100 97.987 100 80.162 100

Nguồn: Báo cáo chi Ngân sách của Trung tâm giai đoạn 2013-2016

Phân tích bảng ta thấy cơ cấu bố trí vốn của trung tâm Nhiệt đới Việt Nga chủ yếu tập trung vào xây dựng các xƣởng sản xuất chế thử và chuyển giao công nghệ, khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tƣ XDCB: hơn 50% trong tổng vốn chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản.

* Hoạt động xây dựng trạm thí nghiệm: Trong giai đoạn 2013-2016 tổng chi ngân sách cho hoạt động xây dựng trạm thí nghiệm là hơn 69 tỷ chiếm khoảng 21% trong tổng chi ngân sách cho xây dựng cơ bản. Các khoản chi này đƣợc phân bổ qua các năm từ 2013-2016 tƣơng ứng từ hơn 11 tỷ đến 32 tỷ. Các danh mục đƣợc tập trung vốn đầu tƣ đó là: công tác san nền lấp trũng, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nƣớc mƣa, hệ thống cấp điện, nƣớc, các nhà thí nghiệm, kho tàng... Với việc các danh mục công trình trên đang dần hoàn thành đƣa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng kết cấu hạ tầng của trung tâm.

* Các xƣởng sản xuất chế thử và chuyển giao công nghệ: Đây là hoạt động chiếm tỷ trọng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nhiều nhất của trung tâm nhiệt đới Việt Nga.Tổng vốn đầu tƣ hạng mục này trong giai đoạn2013-2016 đã hơn 150 tỷ chiếm gần 60% tổng chi ngân sách cho đầu tƣ XDCB. Đặc biệt năm 2015 chi cho hoạt động này lên tới hơn 71 tỷ chiếm 72,55% tổng chi NS cho XDCB. Các hạng mục xây dựng xƣởng bao gồm:xây dựng các cơ sở hạ tầng, gồm: khu nhà quản lý, khu xƣởng nghiên cứu, khu xƣởng sản xuất, sân phơi, KCS... Hệ thống chế tác vật liệu, linh kiện; trạm trắc quan khí tƣợng thông minh sử dụng năng lƣợng ánh sáng mặt trời; hệ thống đƣờng ống tƣới tiết kiệm nƣớc…

* Sở chỉ huy và phòng làm việc: Năm 2013 và năm 2016 Trung tâm xây dựng 02 Sở chỉ huy tại Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng chi cho xây dựng sở chỉ huy khoảng 42 tỷ chiếm 18% trên tổng vốn đầu tƣ XDCB. Công trình có quy mô 6 tầng nổi, 1 tầng trệt với tổng diện tích sàn 2.245 m2. Về mặt thiết kế, công trình theo lối kiến trúc cơ bản của vùng nhiệt đới nóng ẩm, bố cục đăng đối đem lại cảm giác gần gũi với không gian cảnh quan đô thị.

Việc xây dựng Sở chỉ huy mới là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chỉ huy, chỉ đạo nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phƣơng trong tình hình mới, phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại trung tâm nhiệt đới việt – ngabộ quốc phòng (Trang 41 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)