Giải pháp 2: Lập Kế hoạch, tổ chức đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty đầu tư phát triển hạ tầng viglacera (Trang 83 - 86)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhân lực

4.3.2. Giải pháp 2: Lập Kế hoạch, tổ chức đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên

chuyên môn cho nguồn lực Công ty phù hợp với vị trí việc làm

4.3.2.1. Mục đích của giải pháp

- Đánh giá chất lượng, năng lực toàn thể cán bộ, nhân viên, cán bộ quản lý trong Công ty.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn lao động trong Công ty.

- Có chính sách ràng buộc những người đã được đào tạo gắn bó với Công ty.

4.3.2..2. Nội dung của giải pháp

Nội dung 1: Tổ chức đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, các mặt khác nhau: Kiến thức, kỹ năng...

Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo bồi dưỡng đối với các lao động chưa đủ chất lượng, làm việc chưa hiệu quả và đáp ứng với công việc, vị trí việc làm.

Nội dung 3: Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa Công ty và các cơ sở đào tạo trong tổ chức và giám sát công tác đánh giá kết quả học tập của lao động trong quá trình học tập bồi dưỡng, từ đó làm cơ sở thiết kế các tiêu chí, hình thức tổ chức đánh giá bảo đảm tính toàn diện gồm:

- Đánh giá kết quả của sự thực hiện Năng lực thực hiện công việc tại vị trí việc làm phù hợp, cấp học tham gia giảng dạy..)

- Đánh giá về năng lực kiến thức, kỹ năng Sự vận dụng kiến thức được học ứng dụng trong thực tế giảng dạy..)

- Đánh giá năng lực quản lý, làm chủ trong các hoạt động

- Đánh giá về sự phối hợp hoạt động (Sự phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, với đồng nghiệp, sự phối hợp linh hoạt với các đơn vị khác, bao gồm cả sự chấp hành nghiêm túc các qui định, chỉ đạo của cấp trên..

Nội dung 4: Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực theo kế hoạch;

4.3.2.3. Cách thức tiến hành 1) Lập kế hoạch

Lập kế hoạch đánh giá kết quả khảo sát, tổ chức đào tạo theo qui định về chức năng đào tạo.

Phối hợp chặt chẽ với cơ sở tổ chức đào tạo hoặc thiết lập các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau.

Dự kiến kinh phí, xác định nguồn chi cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực của Công ty.

2) Tổ chức thực hiện

Thực hiện triển khai kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực do Phòng Tổ chức hành chính chủ trì. Đây là đơn vị chức năng có nhiệm vụ quản lý quá trình đào tạo nhân lực của Công ty, tư vấn, giám sát thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá giúp lãnh đạo. Hàng năm, Phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch, theo dõi báo cáo kết quả về công tác đào tạo nguồn nhân lực với cấp trên trong suốt quá trình đào tạo. Bên cạnh công tác chuẩn bị này, bộ phận chức năng lập kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ, công việc và các đơn vị liên quan phối hợp chuẩn bị các điều kiện về con người, trang thiết bị, vật tư phục vụ tổ chức, đánh giá theo quy mô, số lượng người học, ra quyết định cử đi học cho người lao động.

Yếu tố quyết định nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hay nói cách khác, chiến thắng chỉ dành cho những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng. Vì vậy, để có thể đứng vững và phát triển tốt trên thị trường, Công ty cần tập trung vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, Công ty sẽ tập trung vào các biện pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau đây:

Một là, cần tăng cường đào tạo theo hình thức chỉ dẫn, kèm cặp và chỉ bảo cho cán bộ nhân viên về kỹ năng quản lý, kinh doanh, marketing, ngoại ngữ và công nghệ thông tin, kỹ năng tiếp xúc khách hàng, kỹ năng soạn thảo văn bản và ứng xử xã hội….

Hai là, tập trung luân chuyển và thuyên chuyển công tác theo hướng bố trí và sử dụng cán bộ nhân viên trong Công ty một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên mộn, nghiệp vụ, kinh nghiệm của từng người đối với từng công việc theo các hình thức sau: chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong Tổng công ty nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ, điều chuyển người quản lý được cử đến nhận công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn…

Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng là, Công ty cần mời những giáo viên, giảng viên có trình độ và kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo trong công việc và phương pháp truyền thụ. Bên cạnh đó là hình thành các chương trình đào tạo một cách bài bản và chặt chẽ, đáp ứng với yêu cầu của công việc và xu hướng phát triển của Công ty.

nghị, hội thảo, đào tạo theo kiểu chương trình hoá, mô hình hoá hành vi, đào tạo phương pháp từ xa, đào tạo về xử lý công văn giấy tờ, đặc biệt là cho cán bộ, nhân viên đi học hỏi kinh nghiệm tổ chức kinh doanh và sản xuất ở các tập đoàn kinh tế trong nước và ngoài nước.

3) Chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức đánh giá kết quả chất lượng nguồn lực, ban hành hướng dẫn cách thức tổ chức và cách thức đánh giá theo quy định đối với cả bộ phận thực hiện tham gia kỳ thi đảm bảo công tác đánh giá kết quả thực hiện đúng quy trình và chuẩn, nghiêm túc, công khai và an toàn tuyệt đối.

4) Kiểm tra, đánh giá

Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhằm bảo đảm các hoạt động và kết quả đánh giá được triển khai chính xác, công bằng, đúng quy định; cần có đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để các kỳ thi lần sau được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn.

4.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt nội dung này, Công ty cần phải có những điều kiện sau đây:

- Xây dựng qui trình thực hiện tổ chức rà soát, đào tạo nguồn nhân lực; - Tổ chức nghiêm túc việc rà soát năng lực cán bộ;

- Có nguồn kinh phí để thực hiện;

- Tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng liên quan để thực hiện chuyên nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty đầu tư phát triển hạ tầng viglacera (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)