1.2. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá
1.2.4.1. Chỉ tiêu tài chính
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ. Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro trong tƣơng lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm ngƣời khác nhau nhƣ Chủ sở hữu, Ban điều hành, các nhà đầu tƣ, các cổ đông, các chủ nợ, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm... kể cả các cơ
quan chính phủ. Mỗi một nhóm ngƣời này có những nhu cầu khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hƣớng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Mặc dù mục đích của họ có thể khác nhau nhƣng thƣờng liên quan với nhau, do vậy, các công cụ và kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích tình hình tài chính lại giống nhau.
Đối với các ngân hàng, mối quan tâm hƣớng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến số lƣợng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó, so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng cũng rất quan tâm tới số lƣợng vốn của chủ sở hữu, bởi vì, số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trƣờng hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy ngƣời vay không bảo đảm chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽ đƣợc thanh toán ngay khi đến hạn.
Vì vậy, để đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngƣời ta có thể lựa chọn rất nhiều tiêu thức cụ thể để đánh giá nhƣ:
(1) Các tỷ số thanh khoản
Các tỷ số thanh khoản đo lƣờng khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Có hai tỷ số thanh khoản quan trọng là tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số này giúp kiểm tra trạng thái vốn lƣu động và tính
thanh khoản của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì nếu một khách hàng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán ngắn hạn thì doanh nghiệp đó dù có bề ngoài lành mạnh và có lãi cũng có thể bị buộc phải dừng mọi hoạt động kinh doanh vì mất khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán Tài sản lƣu động (tài sản có ngắn hạn) ngắn hạn =
(TTNH) Nợ ngắn hạn Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng số lần.
Nội dung: Đây là một cách để xem xét mức độ bảo vệ ngƣời cho vay
trong trƣờng hợp cho doanh nghiệp vay để tài trợ vốn lƣu động. Chỉ số này cho thấy mối liên hệ giữa tài sản có ngắn hạn đối với tài sản nợ ngắn hạn trong cố gắng để chỉ ra sự an toàn của những nhà tài trợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết các khoản nợ.
Tỷ số này được tính theo công thức sau:
Thanh Tài sản có ngắn hạn - Hàng tồn kho toán =
nhanh Tài sản nợ ngắn hạn Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng số lần
Giá trị của tỷ số này thƣờng đƣợc chấp nhận ở mức từ 1 đến 2.
Giá trị của tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp càng thấp song nó cho thấy hiệu quả quản lý tài sản lƣu động của doanh nghiệp cũng chƣa tốt, những tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp đối với doanh nghiệp.
(2) Các tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động đo lƣờng mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Bao gồm:
Ý nghĩa: Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho đo lƣờng mối liên hệ giữa giá vốn hàng bán và mức tồn kho của các loại thành phẩm, nguyên vật liệu.
Tỷ số này được tính theo công thức:
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng số lần, thể hiện sự luân chuyển hàng tồn kho tại doanh nghiệp.
Nội dung: Độ lớn của tỷ số này phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: ngành
nghề kinh doanh, tính thời vụ... Chẳng hạn, một doanh nghiệp trong ngành thƣơng mại sẽ có lƣợng hàng tồn kho vào thời điểm trƣớc Tết lớn hơn nhiều so với một doanh nghiệp sản xuất. Hay một doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu sẽ có lƣợng nguyên liệu, thành phẩm rất cao vào mùa thu hoạch.
Kỳ thu tiền bình quân
Ý nghĩa: Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày bình quân mà tiền bán hàng hoá đƣợc thu hồi.
Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức:
Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần /365 Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng số ngày.
Nội dung: Giá trị của tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp và có thể gặp phải những khoản nợ khó đòi. Giá trị có thể chấp nhận đƣợc của tỷ số này thƣờng ở mức từ 30 ngày đến 60 ngày.
Ý nghĩa: Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện một đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Cách tính:
Doanh thu thuần Hệ số sử dụng tài sản =
Tổng giá trị tài sản Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng số lần.
Nội dung: Tỷ số này có giá trị càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động
nhằm tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
(3) Các tỷ số về cân nợ
Các tỷ số này đánh giá mức độ tối ƣu về cơ cấu tài chính và mức độ rủi ro vì phải lệ thuộc tài chính, nó cho biết khả năng an toàn về tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm các tỷ số sau:
Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản
ý nghĩa: Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp, nó phản ánh cơ cấu đầu tƣ của doanh nghiệp.
Cách tính
Tổng số nợ
Nợ phải trả / tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản
Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng %.
Nội dung: Giá trị của tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Trên phƣơng diện các chủ nợ, các định chế tài chính thì nếu tỷ số này càng cao thì khả năng thu hồi nợ của họ càng thấp. Tuy nhiên, trên phƣơng diện doanh nghiệp, tỷ số này càng cao chứng tỏ thành tích vay mƣợn của doanh nghiệp này tốt, nếu doanh nghiệp hiện có tỷ suất lợi
nhuận cao hơn tỷ lệ lãi vay thì tỷ số này là tích cực. Ngƣợc lại, chúng có tác dụng tiêu cực nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn tỷ lệ lãi vay.
Đối với các chủ nợ, giá trị của tỷ số này thƣờng đƣợc chấp nhận ở mức nhỏ hơn 50%.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp.
Cách tính:
Tổng số nợ phải trả
Nợ phải trả/VCSH = x 100 Vốn chủ sở hữu
Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng %.
Nội dung: Tỷ số nợ trên vốn là tỷ số giữa tổng các khoản nợ phải trả
trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Giá trị của tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn.
Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ ngân hàng
Ý nghĩa: Giá trị của tỷ số này thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng đúng hạn của doanh nghiệp, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Xét trên giác độ tín dụng ngân hàng, đây là chỉ tiêu rất quan trọng khi xét duyệt cho vay.
Cách tính
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ NH = x 100 Tổng dƣ nợ ngân hàng
Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng % số nợ quá hạn ngân hàng trên tổng dƣ nợ ngân hàng.
Thu nhập chính là mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời nó thể hiện kết quả điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua những tỷ số sau:
Tỷ số tổng thu nhập trƣớc thuế trên doanh thu
Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Cách tính
Tổng thu nhập trƣớc thuế Thu nhập /Doanh thu = x 100
Doanh thu thuần Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng %.
Nội dung: Tổng thu nhập trƣớc thuế phản ánh tổng số thu nhập trƣớc
khi trừ thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bất thƣờng khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn.
Tỷ số tổng thu nhập trƣớc thuế trên tổng tài sản
ý nghĩa: Tỷ số này đo lƣờng khả năng sinh lời của mỗi đơn vị tiền tệ
đầu tƣ vào doanh nghiệp.
Tỷ số này được tính theo công thức:
Tổng thu nhập trƣớc thuế
Thu nhập /Tài sản = x 100 Tổng tài sản có
Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng %.
Nội dung: Dùng tỷ lệ này để so sánh với mức trung bình của ngành,
qua đó biết đƣợc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên ứng dụng quan trọng nhất của tỷ số này là so sánh với chi phí sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp (chi phí vốn). Nếu tỷ lệ này lớn
hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp kinh doanh có lời. Nếu nhỏ hơn thì doanh nghiệp bị thua lỗ.
Tỷ số tổng thu nhập trƣớc thuế trên vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với các chủ sở hữu hiện tại và tiềm tàng của doanh nghiệp bởi nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận đƣợc nếu họ quyết định đầu tƣ vốn vào công ty. Tỷ số này thể hiện sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tƣ tiềm tàng.
Công thức tính như sau:
Tổng thu nhập trƣớc thuế
Thu nhập /Nguồn vốn = x 100 Vốn chủ sở hữu
Kết quả của tỷ số này đƣợc biểu thị bằng %.
Nội dung: Tỷ số này đo lƣờng tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tƣ của các
chủ sở hữu. Tỷ lệ này rất hữu ích khi so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết (tối thiểu) trên thị trƣờng.
(5) Phân tích kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu nổi bật nhất mà hầu hết ngƣời sử dụng thông tin sẽ xem xét trƣớc tiên, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp phản ánh rõ nét nhất hoạt động kinh doanh trong suốt kỳ kinh doanh. Vấn đề này mỗi ngƣời phân tích cần quan tâm là kết quả kinh doanh lãi, hay lỗ, nếu lãi có ổn định, vững chắc không nếu lỗ thì do nguyên nhân gì, có thể khắc phục đƣợc không.
(6) Nợ quá hạn
Đối với ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn là rất nhạy cảm, nếu đã có nợ quá hạn nhiều lần, tỷ lệ nợ quá hạn lớn trên 2% tổng dƣ nợ, hoặc ở dạng nợ khó đòi thì cần phải đƣợc phân tích kỹ hơn để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục.
(7) Tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp là một công cụ đảm bảo chủ yếu cho các khoản vay. Đối với hoạt động ngân hàng, tài sản thế chấp là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét cho vay, tài sản thế chấp có nhiều loại nhƣ bất động sản, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị...
Cần xem xét tình hình tài sản thế chấp của doanh nghiệp cả về giá trị và giấy tờ pháp lý, đã thế chấp ở đâu, thứ tự ƣu tiên khi thanh lý tài sản đó nếu xảy ra rủi ro, các thủ tục pháp lý để thanh lý tài sản đó thế nào, chi phí vật chất và thời gian để thanh lý, độ bền vững của tài sản đó trƣớc tác động của môi trƣờng tự nhiên, hao mòn vô hình và hữu hình.
Trong thực tế vấn đề tài sản thế chấp cũng còn nhiều nan giải, các luật pháp về tài sản thế chấp, xử lý giải chấp cũng chƣa hoàn chỉnh. Về thực hiện cụ thể cũng có vấn đề nhƣ khó khăn trong việc đánh giá tài sản thế chấp, trong việc đánh giá các yếu tố pháp lý của hồ sơ tài sản, trong việc quản lý theo dõi tài sản.
(8) Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận: Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh
hoạt động kinh doanh tốt hay kém một cách rõ nét nhất. Bất kỳ ngƣời sử dụng thông tin nào đều xem xét yếu tố lợi nhuận của một doanh nghiệp và so sánh chúng qua các kỳ hạch toán.
Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và các phần kinh phí. Việc tăng hay giảm nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét đánh giá xếp loại doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trƣởng doanh thu: Doanh thu bán hàng phản ánh toàn bộ doanh thu thực tế của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Thực hiện so
sánh doanh thu giữa các năm sẽ biết đƣợc giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng tăng hay giảm.
1.2.4.2. Chỉ tiêu phi tài chính
Những chỉ tiêu phi tài chính về doanh nghiệp chủ yếu là những chỉ tiêu định tính, khó chuyển thành định lƣợng vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phƣơng pháp chuyên gia để phân tích đối với từng doanh nghiệp, so sánh giữa các kỳ để thấy đƣợc quy luật phát triển. Đồng thời, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế, cùng quy mô để thấy đƣợc những ƣu khuyết điểm.
Thông tin phi tài chính về doanh nghiệp là rất cần thiết đối với các NHTM, bởi vì thông tin tài chính mới chỉ là thông tin số phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nào đó, nó chƣa đủ căn cứ để dự báo về tình hình doanh nghiệp trong tƣơng lai, điều này rất quan trọng đối với nhà đầu tƣ trong việc phán đoán tình huống có thể xẩy ra rủi ro dẫn đến không thu hồi đƣợc vốn trong tƣơng lai. Để khắc phục những nhƣợc điểm của thông tin tài chính và củng cố thêm nguồn thông tin cần thiết cho hoạt động đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, cần phải có thêm thông tin phi tài chính và phân tích thông tin này để từ đó đánh giá sát khả năng tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Tuy nhiên thông tin phi tài chính rất khó tiêu chuẩn hoá hay lƣợng hoá để có đƣợc những yếu tố cơ bản nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin phi tài chính có rất nhiều loại, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá và xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để phân tích và