1.2. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ
1.2.5. Quy trình đánh giá
Trên cơ sở nghiên cứu phần lý thuyết đã nêu trên đây, cho thấy có nhiều phƣơng pháp xếp loại khác nhau, các chỉ tiêu làm căn cứ phân tích cũng không hoàn toàn thống nhất, cách cho điểm, thang điểm và bảng xếp loại cũng xê xích tùy theo từng nƣớc, từng cơ quan xếp loại. Tuy nhiên, qua đó cũng chắt lọc ra đƣợc những điểm chung nhất, có tính phổ cập và có thể gọi là thông lệ quốc tế (theo cách nhìn nhận của Ngân hàng thế giới) và đƣa 5 bƣớc tiến hành đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp nhƣ sau:
Sơ đồ các bƣớc tiến hành đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp:
Thu thập thông tin Phân loại DN theo ngành và Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm Ấn định xếp hạng tạm thời Phê chuẩn và công bố kêt quả xếp
Bƣớc 1- Thu thập thông tin;
Bƣớc 2- Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp; Bƣớc 3- Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm;
Bƣớc 4- Đƣa ra kết quả phân tích, xếp hạng; Bƣớc 5- Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng.
(1) Thu thập thông tin
Đây là bƣớc quan trọng nhất trong quá trình đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chất lƣợng và kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào tính đầy đủ, kịp thời, tin cậy của nguồn thông tin đầu vào.
Nội dung thông tin thu thập
- Thông tin tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng...
- Thông tin phi tài chính bao gồm: thông tin pháp lý (địa chỉ, số điện thoại, fax, email, web, số đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thông tin tranh chấp tại tòa án...); thông tin về trụ sở làm việc (đi thuê hay sở hữu, diện tích, địa thế...), thông tin về ban lãnh đạo (họ tên, tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ...), thông tin trình độ công nghệ; thông tin sản phẩm; thông tin chi nhánh và công ty con (nếu có); thông tin sở hữu doanh nghiệp; thông tin lao động (số lƣợng, trình độ...)
Nguồn thu thập
- Từ chính các doanh nghiệp
- Từ các cơ quan đăng ký tín dụng công và tƣ
- Từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Bộ và các sở kế hoạch đầu tƣ), Trung tâm đăng ký tài sản đảm bảo, Tổng Cục thống kê, Bộ Tài chính, cơ quan thuế, Tòa án...
- Từ các nguồn thông tin khác nhƣ báo chí, internet...
(2) Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp
Xác định ngành kinh tế của doanh nghiệp
Việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đƣợc đặt trong bối cảnh ngành do mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau nhƣ cơ cấu chi phí, mức độ tăng trƣởng, tính chu kỳ, khả năng sinh lời, khả năng bị ảnh hƣởng do có những sản phẩm thay thế, môi trƣờng pháp lý, cơ sở khách hàng và nhà cung ứng, tính cạnh tranh trong từng ngành.
Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần đƣợc xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ƣu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ƣu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thƣờng chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế tín dụng sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn.
Việc xác định quy mô thông thƣờng căn cứ vào các chỉ tiêu nhƣ quy mô vốn kinh doanh, doanh thu, tổng số lao động, nộp thuế...
(3) Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm
Phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (đã đề cập ở phần trên)
Xây dựng Bảng tính điểm
Trên cơ sở xác định các chỉ tiêu phân tích ở trên đây, từng ngân hàng phải xây dựng bảng tính điểm cho từng chỉ tiêu, kể cả các chỉ tiêu phi tài chính cũng phải lƣợng hoá khái quát thành điểm. Điểm cho các chỉ tiêu phải theo nguyên tắc chỉ tiêu nào quan trọng thì cho số điểm cao hơn. Việc xác định tổng số điểm có rất nhiều cách, có thể là 100, 150 đến 200 điểm. Việc
phân bố điểm cho các chỉ tiêu là một công việc tỉ mỉ, khoa học và công phu, đòi hỏi phải đƣợc thí nghiệm nhiều lần trên cơ sở số liệu có thật, có so sánh với số liệu trung bình ngành để đƣa ra bảng xếp loại chuẩn.
Việc xây dựng bảng tính điểm phải xây dựng cho từng ngành kinh tế, theo từng quy mô cụ thể nhƣ đã xác định ở trên. Cho điểm ở từng ngành phải đảm bảo phân bố khoa học, phù hợp với đặc trƣng của ngành, phù hợp với thực tế và phải đảm bảo kết quả cuối cùng đƣa ra xếp loại thì sẽ đƣợc nhìn nhận ngang nhau.
Từ đó cho thấy việc xây dựng bảng tính điểm và bảng xếp loại là rất khó khăn, tốn kém cả về thời gian và vật chất, nhƣng đòi hỏi phải làm tốt vì đây là khâu then chốt thể hiện năng lực, trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.
Đối chiếu với bảng tính điểm để tính điểm cho các chỉ tiêu
Khi đã có bảng tính điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế, theo từng quy mô thì ngân hàng xếp loại tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu đã phân tích với bảng tính điểm chuẩn theo ngành và quy mô đã xác định của doanh nghiệp đó để xác định điểm cho từng chỉ tiêu. Nếu chỉ tiêu có trọng số thì phải nhân điểm chỉ tiêu với trọng số để đƣợc tổng điểm của chỉ tiêu. Tổng cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu đã phân tích sẽ là điểm cuối cùng để so sánh với bảng xếp loại doanh nghiệp.
(4) Đƣa ra kết quả phân tích xếp hạng
Kết quả phân tích doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu phi tài chính, chỉ tiêu tài chính và nhân tố ảnh hƣởng tới doanh nghiệp, ngƣời xếp loại có thể đƣa ra kết quả phân tích từng chỉ tiêu, đánh giá mặt đƣợc chƣa đƣợc, đƣa ra lý do và những khuyến nghị cần thiết để cải thiện tình hình. Đồng thời, ngƣời xếp loại cũng có thể đƣa ra những kết quả phân tích so sánh giữa doanh nghiệp đó với nhiều
doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành về những chỉ tiêu có thể so sánh đƣợc.
Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Sau khi phân tích tổng hợp số điểm của các chỉ tiêu để phân tích, đối chiếu với bảng xếp hạng, ngƣời xếp hạng đƣa ra kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đó cùng với nhận xét và khuyến nghị. Đây là kết quả cuối cùng của cả quá trình đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi ngƣời xếp hạng phải rất thận trọng, phải dùng thêm phƣơng pháp chuyên gia để xem xét kết quả đã xếp hạng, nếu thấy kết quả chƣa thoả đáng thì phải kiểm tra lại việc phân tích các chỉ tiêu ở các công đoạn trƣớc. Thậm chí có công ty xếp hạng còn đƣa ra xếp hạng thử, lấy ý kiến của chính ngay doanh nghiệp đƣợc xếp loại để điều chỉnh lại trƣớc khi đƣa ra kết quả xếp hạng chính thức.
(5) Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng
Việc công khai kết quả xếp hạng có ảnh hƣởng tức thời tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan xếp hạng phải có chiến lƣợc kịp thời đối phó với những phản ứng không thuận chiều từ phía các doanh nghiệp xếp loại. Quá trình xếp loại đòi hỏi chính xác, đƣợc thực hiện bởi những chuyên gia phân tích có kinh nghiệm.