Đặc điểm chung và sự khác biệt về đánh giá, xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 78 - 80)

doanh nghiệp giữa các cơ quan đánh giá

3.1.3.1 Đặc điểm chung

Trong nền kinh tế thị trƣờng có rất nhiều chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, cho dù với mục đích khác nhau hay sử dụng những phƣơng pháp đánh giá khác nhau nhƣng kết quả của việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp đều phản ánh đƣợc tình hình khái quát về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó thể hiện nhƣ : qui mô, tiềm năng, uy tín, thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm,… Doanh nghiệp đó phải đƣợc gắn với một thứ hạng nhất định tuỳ theo cách đánh giá và qui định của cơ quan xếp hạng.

Đối với việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì bất cứ cơ quan đánh giá hay nhà phân tích tín dụng nào của ngân hàng cũng buộc phải

tính đến rất nhiều đặc điểm chung của một doanh nghiệp, đó là: tài chính, cách quản trị tài chính, số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng tài chính của doanh nghiệp đó. Các nhà phân tích phải xác định đƣợc tình trạng tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ phải xác định đƣợc liệu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để trả nợ hay không. Các nhà phân tích cũng muốn phân tích đƣợc chất lƣợng tài sản của doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng thanh khoản của tài sản doanh nghiệp đó. Họ cũng rất quan tâm đến chất lƣợng quản trị doanh nghiệp và mong muốn phát hiện ra đƣợc những điểm bất lợi đối với việc quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp đó. Có nghĩa là việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói chung đều phải đƣợc thực hiện theo một qui trình cơ bản thống nhất để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp đó để đƣa ra kết quả cuối cùng về khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính gắn với một quan hệ tín dụng nhất định.

3.1.3.2 Sự khác biệt

Nhƣ đã trình bày, trong nền kinh tế thị trƣờng có rất nhiều chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Tùy theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ và căn cứ vào mục đích tôn chỉ hoạt động mà mục tiêu đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của các cơ quan đánh giá có khác nhau.

Có những cơ quan đánh giá chỉ đƣa ra những kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng chung nhất, không đi sâu điều tra tỉ mỉ, họ chỉ đánh giá một số vừa phải chỉ tiêu về một doanh nghiệp nhƣ D&B. Ngƣợc lại, có những cơ quan đánh giá đƣa ra bản báo cáo về một doanh nghiệp rất chi tiết, dài hàng trăm trang, có sự đánh giá tỉ mỉ hàng trăm chỉ tiêu, cả về tài chính và phi tài chính. Điển hình nhƣ công ty Pinkerten của Thái Lan, hoặc FIBEN ở Pháp (trong trƣờng hợp có đơn đặt hàng cần đánh giá, xếp loại của một NHTM trong nƣớc, hoặc của cơ quan quản lý nhà nƣớc).

Đối với CIC, việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cũng khác so với các NHTM về các tiêu chí cũng nhƣ thang điểm và cách tính

điểm cho từng tiêu chí. điều này thể hiện rõ đặc điểm, vị trí và mục đích khác nhau giữa CIC và các NHTM. CIC là một đơn vị thuộc NHNN, tuy hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu nhƣng mục tiêu chính vẫn là quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro nên thực hiện đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp ở tầm khái quát, không đi sâu phân tích và đánh giá tỉ mỉ nhƣ tại các NHTM. Xét ví dụ về cơ cấu điểm đánh giá của CIC để thấy rõ sự khác biệt về tỷ trọng giữa các tiêu chí tài chính và phi tài chính so với các NHTM: CIC áp dụng cho điểm tối đa là 200, trong đó phân bổ cho các chỉ tiêu phi tài chính 25 điểm (chiểm tỷ trọng 12,5%), chỉ tiêu tài chính nhóm 1 là 40 điểm (chiểm tỷ trọng 20%), chỉ tiêu tài chính nhóm 2 là 135 điểm. Trong khi đó, tại các NHTM lại coi chỉ tiêu tài chính nhóm 1 là thuộc nhóm chỉ tiêu phi tài chính và thống nhất quan điểm coi trọng và đánh giá cao hơn về các chỉ tiêu phi tài chính so với chỉ tiêu tài chính trong tổng số điểm đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (Trang 78 - 80)