Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG
2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Tính toán các tham số đặc trƣng cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu.
Khi tạo các trị thống kê mô tả, ngƣời ta có thể nhằm 02 mục tiêu:
1. Chọn một trị thống kê để chỉ ra những đơn vị có vẻ giống nhau thực ra có thể khác nhau thế nào. Các giáo trình thống kê gọi một giải pháp đáp ứng mục tiêu này là thƣớc đo khuynh hƣớng trung tâm.
2. Chọn một trị thống kê khác cho thấy các đơn vị khác nhau thế nào. Loại trị thống kê này thƣờng đƣợc gọi là một thƣớc đo phân tán thống kê.
Khi tóm tắt một lƣợng nhƣ độ dài, cân nặng hay tuổi tác, nói chung ngƣời ta hay dùng các trị thống kê nhƣ số trung bình cộng, trung vị; hay trong trƣờng hợp một phân bố đơn mốt, ngƣời ta thƣờng dùng mốt. Đôi khi, ngƣời ta chọn lựa những giá trị đặc thù từ hàm phân bố tích lũy gọi là các tứ phân vị.
Các thƣớc đo chung nhất về mức độ phân tán của dữ liệu lƣợng là phƣơng sai, giá trị căn bậc hai của nó, tức là độ lệch chuẩn; khoảng; khoảng cách giữa các tứ phân vị; và độ lệch bình quân tuyệt đối.
Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có thể áp dụng cả 02 mục tiêu nói trên. Một ví dụ đơn giản về kỹ thuật đồ họa là đồ thị phân bố, là loại đồ thị phơi bày cả khuynh hƣớng trung tâm lẫn độ phân tán thống kê.
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc từ trƣớc đến nay. Nó là thƣớc đo phù hợp cho mọi nghiên cứu và theo thống kê thì có đến 99% các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp này.
Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra đƣợc đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó.
Những công việc cần làm:
Nhận dạng vấn đề (đặt câu hỏi) điều tra Đặt giả thuyết điều tra
Xây dựng bảng câu hỏi Chọn mẫu điều tra Chọn kỹ thuật điều tra
Chọn phƣơng pháp xử lý kết quả điều tra
Vì tính chất của vấn đề khảo sát có tính chuyên môn cao, không thể khảo sát đại chúng (khách hàng, nhân viên bình thƣờng làm tại các bộ phận không liên quan) nên tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu kết hợp với phỏng vấn sâu (câu hỏi mở để cho ngƣời trả lời tự nêu ra quan điểm, đánh giá, không có phƣơng án lựa chọn) để xử lí mức độ sai số của thông tin khảo sát.
2.1.3. Mô tả kĩ thuật sử dụng
2.1.3.1. Tác giả sử dụng hai kĩ thuật
_ Kĩ thuật khảo sát thu thập thông tin từ các nguồn sơ cấp thông qua bảng hỏi. Sử dụng lại thông tin thứ cấp đã đƣợc xử lý thu thập từ báo cáo tài chính trên trang website chính thức của Công ty Cổ phần Kinh Đô.
_ Kĩ thuật phân tích mô tả: đây là kĩ thuật phân tích đƣợc sử dụng phổ biến và cũng khá dễ sử dụng. Phân tích này giúp ta đánh giá hình dạng và cấu trúc của dữ liệu có phản ánh đƣợc tổng thể hay không.
2.1.3.2. Thông tin được thu thập từ các nguồn uy tín và được kiểm soát chặt chẽ
_ Đối với nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập qua điều tra, tác giả tự mình thu thập nên tránh đƣợc việc không kiểm soát đƣợc ngƣời đi điều tra dẫn đến làm
_ Đối với nguồn thông tin thứ cấp, tác giả lấy các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán từ trang web chính thức của công ty cổ phần Kinh Đô và các công ty chứng khoán có uy tín nên tránh đƣợc việc làm giả thông tin.