ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 76 - 81)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN

HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

3.3.1. Kết quả

- Khả năng thanh tóan nợ của Công ty tốt nhất so với các Công ty cùng ngành. Đây sẽ là 1 lợi thế làm tăng điểm tín dụng cho Công ty, giúp Công ty dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn giá rẻ. Đặc biệt là khi nhà nƣớc ngày càng đề cao chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm tạo thặng dƣ thực sự cho xã hội.

- Hiệu quả hoạt động của Công ty cũng ngày một tốt lên. Các chỉ số về phải thu, tồn kho và tiền đều tăng dần lên.

- Tuy khả năng thanh toán nợ cao nhƣng khả năng sinh lời của Công ty không bị giảm mà vẫn tăng dần lên theo thời gian.

- Duy trì đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp. Công ty luôn trả tiền hàng đúng hạn.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

- Hiệu quả quản lý TSNH của Công ty tuy có tăng nhƣng so với các công ty cùng ngành thì vẫn còn rất thấp đặc biệt là hiệu quả quản lí các khoản phải thu, tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Cụ thể:

+ Các khoản đầu tƣ ngắn hạn rút về rất nhiều nhƣng phân bổ chủ yếu vào khoản mục tiền mặt nên chƣa mang lại hiệu quả sử dụng cao.

+ Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu nội bộ. Các khoản phải thu khách hàng, phải trả ngƣời bán chiếm tỉ lệ nhỏ nên chƣa tận dụng đƣợc nguồn vốn tín dụng thƣơng mại mà lại bị đọng vốn nhiều ở trong chính hệ thống quản lý nội bộ.

+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Kinh Đô cũng cao hơn so với mặt bằng chung tuy không nhiều.

- Khả năng sinh lời tuy có tăng nhƣng vẫn rất thấp so với các công ty cùng ngành.

3.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan.

- Hiệu quả quản lý TSNH của Công ty thấp có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do kế hoạch quản lý tài sản của Công ty chƣa hợp lý. Việc quản lý tiền tuy đã bao quát hết các nội dung nhƣng lại không đề cập cụ thể đến việc xây dựng hệ thống dự báo luồng tiền ra vào quỹ. Khi luồng tiền vào với số lƣợng lớn từ việc giảm đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn thì chƣa có kế hoạch kịp thời để sử dụng tiền dẫn đến việc dƣ thừa quá nhiều tiền không sinh lời. Nội dung quản lý các khoản phải thu tập trung vào quản lý phải thu khách hàng dẫn đến thiếu kế hoạch quản lý sát sao cho các khoản mục phải thu nội bộ. Theo số liệu đánh giá cho thấy phải thu khách hàng và trả trƣớc ngƣời bán chiếm tỉ lệ rất thấp nhƣng phải thu nội bộ thì lại chiếm tới hơn 50% các khoản phải thu của Công ty trong khi những khoản phải thu nội bộ này không sinh lời. Việc dự trữ tồn kho của công ty chủ yếu là tồn kho nguyên vật liệu, kết hợp với số liệu về phải trả ngƣời bán rất thấp ở trên cho thấy Công ty chủ yếu mua hàng thanh toán ngay và mua sớm để tận dụng chiết khấu của nhà cung cấp chứ không mua trả chậm.

- Chính sách tín dụng của Công ty không khuyến khích việc bán chịu cho khách hàng. Qua nhóm chỉ số sinh lời, chúng ta có thể thấy doanh thu của Công ty đang có xu hƣớng tăng chậm hơn so với lợi nhuận. Điều này một phần lớn là do việc giảm chi phí lãi vay từ ngân hàng. Đây là một điều kiện thuận lợi để Công ty tăng doanh thu bằng việc nới lỏng chính sách tín dụng. Tuy nhiên thời gian qua chính sách tín dụng của Công ty có phần cứng nhắc, sử dụng tiêu chuẩn xét cấp tín dụng quá rƣờm rà mất nhiều thời gian làm thủ tục khiến khách hàng không mặn mà với việc mua chịu.

- Tiền tuy đƣợc giữ chủ yếu ở dạng tiền gửi ngân hàng nhƣng với xu thế giảm lãi suất mạnh nhƣ hiện nay, tiền lại chủ yếu ở trong tài khoản thanh toán, kí quỹ áp mức lãi suất không kì hạn rất thấp cộng với lạm phát vẫn ở mức cao khiến chi phí cho việc giữ tiền đang ngày càng tăng lên.

- Sau khi sát nhập 03 công ty con KDC, NKD và Vinabico vào tập đoàn cuối năm 2010, quy mô của Tập đoàn Kinh Đô trở nên vô cùng đồ sộ và phức tạp. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty vẫn chƣa đáp ứng kịp với sự thay đổi quá lớn này dẫn đến việc lên kế hoạch tổ chức sản xuất quản lý vẫn còn nhiều lúng túng.

- Ban lãnh đạo Công ty đƣa ra chƣơng trình tái cấu trúc tập đoàn, tập trung vào ổn định cơ cấu tổ chức nên cũng làm cho khả năng tăng trƣởng chậm lại. Theo khảo sát, thời gian hậu khủng hoảng tài chính, không riêng Kinh Đô, hầu hết các Công ty đều chọn phƣơng án chú trọng vào cải tổ bộ máy, tập trung cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn nhƣ đào tạo nhân viên, hoạt động bảo vệ môi trƣờng...

- Theo khảo sát, phần lớn các nhân viên trong Công ty đều đánh giá ban lãnh đạo là những ngƣời khá thận trọng khi ra các quyết định đầu tƣ dẫn đến việc duy trì tỉ lệ dự trữ khá cao cho hầu hết các khoản mục. Cũng vì thận trọng, ban lãnh đạo quyết định sử dụng mô hình tài trợ số 2 hay còn gọi là mô hình tài trợ bảo thủ với toàn bộ TSNH thƣờng xuyên và một phần TSNH tạm thời đƣợc tài trợ bằng nguồn dài hạn, chỉ còn một phần TSNH tạm thời đƣợc tài trợ bằng nguồn ngắn hạn. Điều này giúp cho Công ty không bao giờ bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản tuy nhiên lại làm giảm khả năng sinh lời cũng nhƣ sự linh hoạt của tài sản ngắn hạn do đƣợc tài trợ quá nhiều bằng các nguồn dài hạn.

b. Nguyên nhân khách quan.

- Thị trƣờng bánh kẹo Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn trƣởng thành. Nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân đã dần bão hòa nên khả năng tăng trƣởng của Kinh Đô vì thế mà cũng chậm lại. Kinh Đô cần mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài nhƣng những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc vẫn còn quá ít. Các điều kiện thông quan tại hải quan vẫn còn mất quá nhiều thời gian.

- Việc hội nhập với thế giới làm tăng thêm các đối thủ đến từ các nƣớc khác cũng khiến cho thị trƣờng trong nƣớc khó cạnh tranh hơn.

- Vì đặc thù của ngành bánh kẹo có tính chu kì khá rõ rệt nên doanh thu của không chỉ riêng Kinh Đô mà các Công ty khác trong ngành cũng bị ảnh hƣởng rất

nhiều bởi yếu tố thời tiết. Thế nhƣng thời tiết mấy năm trở lại đây thay đổi khá thất thƣờng gây khó khăn cho Công ty trong việc dự báo sản xuất.

- Thời gian gần đây, Công ty tham gia vào 1 mảng kinh doanh khá mới mẻ với Kinh Đô là mì ăn liền. Việc phải cạnh tranh với các đối thủ đi trƣớc có thị phần lớn nhƣ Acecook cộng với việc chƣa có kinh nghiệm, thƣơng hiệu trên thị trƣờng cũng khiến cho Kinh Đô gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống điều khoản pháp luật còn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tổ chức quản lý cũng nhƣ vay vốn ngân hàng. Các chính sách ƣu đãi chính phủ đƣa ra chƣa thực sự đến đƣợc với doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ chính sách vay vốn ƣu đãi lãi suất thấp để phát triển sản xuất nhƣng thủ tục quá rƣờm rà khiến doanh nghiệp khó vay đƣợc vốn ở hình thức này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Thông qua việc nghiên cứu và phân tích cụ thể tình hình sử dụng TSNH tại Công ty Cổ Phần Kinh Đô, tác giả đã có thể hệ thống hóa và hoàn thiện các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. Việc nghiên cứu về thực trạng quản lý và sử dụng TSNH tại Công ty Cổ phần Kinh Đô giúp tác giả có điều kiện vận dụng những kiến thức đã đƣợc trang bị vào thực tế, đồng thời có thể tìm hiểu tƣơng đối sâu về tình hình tài chính của công ty nói chung và phân tích cụ thể, chi tiết về tình hình quản trị TSNH của Công ty, kết hợp so sánh với một số doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành bánh kẹo từ đó xác định đƣợc vị thế của Công ty và có những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Kinh Đô trong tƣơng lai.

Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)