Đánh giá trên các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 229 – bộ tư lệnh công binh (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI LỮ ĐOÀN

3.3.1. Đánh giá trên các tiêu chí

Về tính tuân thủ: Lữ đoàn 229 - Binh chủng công binh thực hiện công tác quản lý tài chính giai đoạn 2016-2018 đã đảm bảo tính tuân thủ và chấp hành tốt chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ Quốc Phòng về quy chế quản lý tài chính tại đơn vị quân đội dự toán quân đội. Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc chấp hành đúng các văn bản pháp luật quy định và hƣớng dẫn từng nội dung quản lý tài chính trong tất cả các khâu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và thanh tra, kiểm tra tài chính tại đơn vị. Lữ đoàn cũng đã quản lý và chấp hành đúng nguyên tắc chế độ tài chính theo quy định theo Luật NSNN, Luật kế toán, và các quy định của Nhà

nƣớc, BQP về hệ thống sổ kế toán, tài khoản hạch toán để theo dõi và quản lý từng đối tƣợng, từng nội dung kinh phí, tiền vốn tuân theo nguyên tắc tuân thủ, chuẩn mực và phù hợp với thực tế đơn vị. Công tác kế toán, thống kê, tin học đƣợc thực hiện theo quy định. Hệ thống sổ sách đơn vị đƣợc thực hiện và lƣu trữ trên máy tính, đƣợc in và sao lƣu định kỳ. Hệ thống chứng từ, báo cáo đƣợc tổ chức và lƣu trữ khá khoa học.

Về tính hiệu quả:Trong công tác quản lý tài chính, Lữ đoàn 229 đạt tính hiệu quả trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Giai đoạn 2016-2018, Lữ đoàn đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, đảm bảo đủ nguồn tài chính để hoàn thành những nhiệm vụ chính trị đƣợc cấp trên giao phó. Quản lý tài chính có tính đến thứ tự ƣu tiên trong việc đảm bảo nguồn cho từng nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

Quản lý tài chính tại Lữ đoàn đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định về kinh tế tài chính, giảm bớt gánh nặng cho NSNN và NSQP. Hoạt động có thu tại Lữ đoàn hàng năm đều có lãi, góp phần tạo nguồn thu cho đơn vị hoạt động. Đồng thời, Lữ đoàn cũng thực hiện quản lý, sử dụng vốn NSNN, NSQP đối với hoạt động đầu tƣ XDCB một cách tiết kiệm và hiệu quả. Số tiền tiết kiệm từ công tác đấu thầu góp phần giảm gánh nặng cho NSNN. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc triển khai tại Lữ đoàn góp phần sử dụng tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Lữ đoàn căn cứ văn bản pháp luật quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trên cơ sở hƣớng dẫn của Binh chủng để tiến hành xây dựng quy chế, chƣơng trình hành động thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phạm vi triển khai đƣợc tổ chức quán triệt cho toàn cán bộ, chiến sỹ trong Lữ đoàn dƣới nhiều hình thức và triển khai các biện pháp cụ thể gắn với các phong trào thi đua nhƣ “cuộc vận động 50 “giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm”; “xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt”,…

Tính bền vững: Lữ đoàn đã quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có đạo đức, phẩm chất và năng lực chuyên môn cao để tham mƣu về công tác tài chính cho thủ trƣởng. Song sự chủ động và hiệu quả tham mƣu còn hạn chế và quản lý tài chính tại Lữ đoàn chƣa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Lữ đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 229 – bộ tư lệnh công binh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)