CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠ
4.2.3. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra tài chínhtại Lữ đoàn để
nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý tài chính
Phần thực trạng đã chỉ ra những yếu kém còn tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại Lữ đoàn. Để phát huy chức năng giám sát tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính cho đơn vị, Lữ đoàn triển khai theo các nội dung sau:
Thứ nhất: Lữ đoàn có ý thức thái độ hợp tác, thực hiện phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phát huy tính hiệu lực, hiệu quả trong giám sát tài chính.Sau các cuộc thanh tra, kiểm toán đều có báo cáo chỉ ra các thiếu sót trong công tác quản lý tài chính cũng nhƣ đƣa ra các khuyến nghị sửa chữa. Đây là cơ sở để Lữ đoàn khắc phục nhanh chóng các sai sót. Đồng thời, qua công tác thanh tra, kiểm toán cũng trực tiếp bồi dƣỡng nghiệp vụ, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ nhân lực làm tài chính, nâng cao hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ để Lữ đoàn qua đó thúc đẩy công tác tự kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc bằng các biện pháp thích hợp. Do đó, Lữ đoàn cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính tại đơn vị đối với công tác quản lý tài chính, kế toá. Nội dung thanh tra, kiểm toán cần đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định và chú trọng vào các nội dung trọng yếu, nội dung mới, nội dung có sự biến động mạnh nhƣ: nguồn thu mới, có số thu lớn; nội dung chi tiêu lớn, phức tạp và có dấu hiệu lãng phí.
Thứ hai: Lữ đoàn 229 cần duy trì nghiêm nền nếp kiểm tra tài chính ở các cấp trong đơn vị. Công tác kiểm tra không chỉ quan tâm tần suất kiểm tra mà quan trọng hơn là chất lƣợng cuộc kiểm tra. Nội dung kiểm tra cần toàn diện nhƣng tránh dàn trải. Kiểm tra tất cả 3 khâu quản lý tài chính song vẫn cần tập trung vào khâu thực thi trên một số nội dung trọng điểm nhƣ: sử dụng kinh phí, quản lý hoạt động có thu, tiền mặt và các quỹ, hoạt động đầu tƣ XDCB… Đƣa nội dung kiểm tra tài chính vào kế hoạch kiểm tra, giám sát của đơn vị; gắn kiểm tra với khắc phục dứt điểm các tồn tại, thiếu sót để làm chuyển biến tích cực trong quản lý tài chính. Lữ đoàn triển khai các đợt thanh tra thƣờng xuyên công tác quản lý tài chính để kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh. Đồng thời cũng cần thực hiện kiểm tra đột xuất để có kết luận
chính xác hơn việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý tài chính tại đơn vị của các bộ phận có liên quan.
Thứ ba:Tăng cƣờng vai trò giám sát của quần chúng, thực hiện nghiêm quy chế công khai, minh bạch trong bảo đảm, quản lý tài chính. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình hành động phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Thực hiện nghiêm chế độ dân chủ công khai, quy chế lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tài chính. Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ cùng tham gia giám sát công tác tài chính. Thực hiện minh bạch, công khai, dân chủ trong bảo đảm, quản lý tài chính. Chú trọng tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, vai trò của chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp đối với công tác tài chính.
Tóm lại, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tài chính tại Lữ đoàn cần đƣợc duy trì thƣờng xuyên, rộng khắp ở các cấp; thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Kiểm toán Bộ Quốc phòng với Kiểm toán Nhà nƣớc; chế độ tự kiểm tra đƣợc đề cao; hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đƣợc nâng lên.
4.2.4. Phát huy hơn nữa tính tự chủ trong quản lý tài chính, nâng cao vai trò quản lý tài chính tại đơn vị hƣớng đến phát triển bền vững