CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI LỮ ĐOÀN
3.3.3. Đánh giá chung về quản lý tài chínhtại lữ đoàn229
Căn cứ vào các tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá quản lý tài chính tại Lữ đoàn 229 ở nội dung trên, căn cứ phân tích đặc điểm tình hình cụ thể của Lữ đoàn. Trong những năm qua, công tác quản lý tài chính tại Lữ đoàn có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Một số thuận lợi nhất định nhƣ: Lữ đoàn là một trong các lực lƣợng nòng cốt trong Binh chủng, có truyền thống lâu năm và cho đến nay nhiệm vụ của Lữ đoàn tƣơng đối ổn định; quá trình thực hiện triển khai nhiệm vụ Lữ đoàn luôn nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo, sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chỉ huy các cấp và sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Bộ Tƣ lệnh, nhất là của phòng tài chính Binh chủng; cơ chế quản lý tài chính quân đội đang đƣợc điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện tạo thuận lợi nhất định trong công tác quản lý tài chính tại Lữ đoàn. Bên cạnh đó, Lữ đoàn cũng có một số điểm bất lợi cho công tác quản lý tài chính tại đơn vị nhƣ: các đơn vị của Lữ đoàn phân tán, đóng quân trên địa bàn vùng sâu vùng xa vùng núi; hàng năm Lữ đoàn cũng đƣợc Bộ tƣ lệnh giao cho thực hiện nhiều nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng công trình chiến đấu và các niệm vụ đột xuất khác; NSNN, NSQP đƣợc cấp pháp, thanh toán theo các phƣơng thức khác nhau, thực hiện phân bổ cho nhiều nội dung chi và sự biến động giá cả vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng gây ảnh hƣởng cho công tác quản lý tài chính của đơn vị.
Căn cứ vào tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính cũng nhƣ những thuận lợi, khó khăn gắn với điều kiện thực tế tại Lữ đoàn, tác giả đƣa ra đánh giá chung về quản trị tài chính tại Lữ đoàn giai đoạn 2016 đến 2018 nhƣ sau:
3.3.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất: Lữ đoàn quản lý tài chính đảm bảo tính tuân thủ, chấp hành nguyên tắc, chế độ tài chính. Công tác quản lý tài chính tại Lữ đoàn dần đƣợc hoàn thiện từ biên chế tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm
bảo phát huy vai trò quản lý theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Thƣờng vụ Đảng uỷ chỉ huy Lữ đoàn đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính sát với nhiệm vụ chính trị, quân sự trong các năm; đảm bảo triển khai các nhiệm vụ kịp thời, chủ động cân đối và điều chỉnh ngân sách đúng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao tính chủ động trong quản lý và sử dụng ngân sách.
Thứ hai: Lữ đoàn thực hiện phân bổ kinh phí kịp thời, đúng đối tƣợng, đúng quy định đảm bảo nguồn tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Công tác tạo lập và sử dụng nguồn thu tại Lữ đoàn cũng đã đạt tính hiệu quả kinh tế nhất định góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ chiến sĩ và giảm bớt gánh nặng cho NSNN, NSQP.
Thứ ba: Lữ đoàn đã chú trọng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo các khoản chi đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nƣớc, Bộ Quốc phòng. Hàng năm, đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản, dự án Lữ đoàn kiểm tra tài chính đối với phân đội 3 lần và các ngành 1 lần trên các nội dung để đảm bảo công tác quản lý tài chính của các đơn vị, các ngành chấp hành đúng cơ chế tài chính, luật kế toán, thống kê, quy định về hoá đơn, chứng từ, mẫu biểu,… Đối với hoạt động chi thƣờng xuyên, Lữ đoàn có kiểm tra trƣớc, trong và sau theo hàng quý, hàng tháng. Nhờ đó kết quả thanh tra, kiểm tra tài chính tại Lữ đoàn cho thấy không để xảy ra tình trạng sai sót trọng yếu.
Thứ tƣ: Lữ đoàn cũng đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công, ngân sách trên phạm vi toàn đơn vị. Đây cũng là một nội dung quan trọng để nâng cao tính kinh tế trong quản lý tài chính của đơn vị.
3.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Thứ nhất, chất lƣợng của khâu lập kế hoạch tài chính chƣa cao. Việc lập kế hoạch chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ quản lý tài chính mà chƣa xét đến những thay đổi về mặt kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng,
cũng nhƣ điều kiện thực tế tại từng đơn vị dự toán cấp dƣới. Trong giai đoạn 2016-2018, mức độ đảm bảo ngân sách cho đơn vị đạt 90% đến 95% và không có sự cải thiện rõ rệt.
Thứ hai, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính còn một số nội dung chƣa đảm bảo tính tuân thủ và chƣa đúng theo kế hoạch. Điều này đƣợc biểu hiện cụ thể ở một số điểm sau: (i) chƣa chấp hành tuyệt đối trong việc quản lý hạch toán chứng từ kế toán và trích lập các quỹ; (ii) một số nội dung chi còn chƣa sát với dự toán ngân sách đã đƣợc duyệt nhƣ chi chƣơng trình mục tiêu, chi trợ cấp, chi nghiệp vụ chuyên môn. Cụ thể nhƣ thực hiện xét hƣởng chế độ phụ cấp đặc thù quân sự cho một số ít đồng chí chƣa đúng với thực tế thực hiện nhiệm vụ; (iii) Tầm quan trọng của hoạt động có thu đối với ngân sách đơn vị chƣa đƣợc đánh giá đúng. Hoạt động này mặc dù đã có lãi song còn thấp và biến động, phân bổ nguồn thu từ hoạt động có thu chƣa tuân thủ các quy định về quản lý tài chính các hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội; (iv) Công tác thanh quyết toántrong đầu tƣ xây dựng cơ bản còn chậm, gây ảnh hƣởng đến việc quản lý và bố trí vốn đầu tƣ, kéo dài tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, không tất toán đƣợc tài khoản của dự án, khó khăn cho công tác quản lý tài sản sau đầu tƣ.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm toán tại Lữ đoàn còn dàn trải, thiếu trọng tâm nhất là ở khâu lập kế hoạch; công tác kiểm tra nội bộ mang tính hành chính, chƣa khai thác chức năng giám sát tài chính; kiến nghị còn chung chung gây khó khăn và chậm trễ trong khâu khắc phục, giảm tính hiệu lực. Thực tế kết quả kiểm tra chỉ ra một số sai sót về thông tin hồ sơ, chứng từ nhƣ: một số giấy đề nghị tạm ứng thiếu chữ kỹ của phụ trách bộ phận (giấy tạm ứng ngày 8/1/2018 về mua vật chất), chứng từ kế toán chi quyết toán XDCB chƣa lƣu trong hồ sơ bảng kê chi tiêu ngân sách; đối chiếu số dƣ báo cáo các tiểu đoàn năm 2017 chƣa thƣờng xuyên,… (Theo báo cáo trƣởng đoàn kiểm tra đơn vị, thƣợng tá Nguyễn Văn Tiến).
Thứ tƣ, công tác quản lý tài chính tại Lữ đoàn chƣa đạt tính bền vững. Về cơ bản, Lữ đoàn đã quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý tài chính để nâng cao năng lực tham mƣu về công tác tài chính cho lãnh đạo. Song, chất lƣợng đội ngũ nhân viên tài chính tại đơn vị chƣa đồng đều, năng lực tham mƣu của cán bộ quản lý cho cấp trên vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, Lữ đoàn chƣa phát huy hết tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính; quản lý tài chính tại Lữ đoàn chƣa thực sự là công cụ hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Công tác lập kế hoạch tài chính trong dài hạn gắn với chiến lƣợc phát triển của đơn vị chƣa đƣợc chú trọng thực hiện.
Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân khách quan
Một, những biến động của môi trường kinh tế xã hội.Nền kinh tế thế
giới phục hồi rất chậm sau khủng hoảng năm 2008, xung đột chính trị, thƣơng mại diễn ra giữa nhiều nền kinh tế lớn đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016-2020 chƣa đảm bảo mục tiêu khiến ngân sách cho quốc phòng bị thu hẹp. Thêm vào đó, sự biến động của các yếu tố đầu vào gây khó khăn cho khâu dự toán và lập kế hoạch tài chính do căn cứ, định mức cho lập dự toán ngân sách không bám sát với biến động thị trƣờng.
Hai, do sự thay đổi về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế quản lý tài
chính quân đội:Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2015 có hiệu lực năm 2017
với nhiều nội dung thay đổi. Song, mô hình tổ chức và quản lý trong Quân đội có sự khác biệt nhiều so với Nhà nƣớc. Bởi vậy, việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị trong toàn quân cũng có những điểm không phù hợp nhất định gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Ba, do hệ thống định mức, tiêu chí làm cơ sở lập dự toán ngân sách
chƣa đầy đủ, chƣa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan trong việc cung cấp thông tin cần thiết để lập dự toán ngân sách. Do đó, nhiều nội dung của dự toán đƣợc lập theo định tính, chƣa bao quát hết nhiệm vụ.
b) Nguyên nhân chủ quan
Một,do tính dàn trải trong hoạt động của Lữ đoàn. Ngoài nhiệm vụ
chính trị đƣợc giao, Lữ đoàn còn đảm nhiệm thêm những nhiệm vụ đặc biệt nhƣ rà phá bom mìn, cứu hộ cứu nạn,…Các đơn vị thuộc Lữ đoàn phân tán, quân số của lữ đoàn thƣờng xuyên thay đổi và một số phải di chuyển khi làm nhiệm vụ nên khó khăn trong việc quản lý, dự trù các khoản chi ngân sách.
Hai,sự hạn chế về năng lực tài chính của một bộ phận đội ngũ cán bộ
quản lý tài chính, khả năng tham mưu còn nhiều hạn chế.Điển hình nhƣ
trong đầu tƣ XDCB còn tình trạng thiếu chứng từ đối với chủng loại vật tƣ chính khi dự án đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, chi tiền nhân công chƣa phù hợp với kế hoạch, nhật ký thi công thời gian chƣa phù hợp với hợp đồng và hoá đơn, chi quyết toán ngân sách XCDB chƣa lƣu trong hồ sơ bảng kê chi tiêu ngân sách XDCB, … Đối với hoạt động có thu là rà phá bom mìn thì việc lập thông tri quyết toán chi phí chƣa cụ thể, chi tiết theo nội dung máy, nhân công, vật liệu. Một bộ phận làm tài chính chƣa nghiên cứu ký chế độ, định mức tiêu chuẩn quy định còn chi chế độ an, bồi dƣỡng cán bộ theo định mức cũ đã hết hiệu lực.Lữ đoàn cũng chƣa có sự quan tâm đúng mực trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính của cán bộ quản lý tài chính.
Ba,nhận thức của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí còn chưa đầy đủ. Nhiều cán bộ còn có tâm lý bao cấp, trông
chờ, ỷ lại vào cơ chế cấp phát ngân sách mà chƣa thực sự chủ động trong công tác sử dụng và khai thác tài sản, quản lý tài chính nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nâng cao nguồn thu cho đơn vị.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LỮ ĐOÀN 229- BỘ TƢ LỆNH CÔNG BINH
4.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LỮ ĐOÀN 229 TRONG THỜI GIAN TỚI