Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 54 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Khi đã thu thập đƣợc đầy đủ dữ liệu thực tế tại BIDV Hai Bà Trƣng, tác giả đã tiến hành xử lý dữ liệu thực tế. Đối với các dữ liệu đã thu thập trực tiếp tại một số phòng nhƣ: phòng tài chính - kế toán, kế hoạch tổng hợp, tác giả đã xem xét, phân loại và sử dụng một cách hợp lý. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện sắp xếp, chọn lọc và tập hợp thành bảng biểu để thuận tiện cho công tác tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng công tác quản trị tín dụng tại Chi nhánh.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa trên số liệu thứ cấp thu thập đƣợc trên các trang mạng và trên báo cáo của BIDV, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp liên hệ.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả, làm rõ những đặc tính cơ bản của dữ liệu về hoạt động kinh doanh của chi nhánh, về công tác quản trị tín dụng thu thập đƣợc qua các cách thức khác nhau nhƣ:

Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong luận văn là số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình các chỉ tiêu phân tích.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối nhằm thấy đƣợc sự biến động của hiện tƣợng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các

con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Yo Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trƣớc

Y1: chỉ tiêu năm sau

Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: đƣợc tính theo tỷ lệ %, là

kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

Yo: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.3. Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả đều có liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận. Để lƣợng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phƣơng pháp đã nêu, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp liên cân đối, liên hệ tuyến tính và liên hệ phi tuyến

Liên hệ cân đối có cơ sở là sự cân bằng về lƣợng giữa hai mặt của các yếu tố trong quá trình phân tích nhƣ: giữa tổng số vốn vay và tổng số tài sản thế chấp, giữa lãi suất và rủi ro, tình hình hoạt động của khách hàng và khả năng thanh khoản…mối liên hệ cân đối vốn có về lƣợng của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lƣợng giữa các mặt của các yếu tố trong quá trình phân tích để đƣa ra các nhận định, đánh giá liên quan.

Liên hệ trực tiếp: là mối liên hệ theo một hƣớng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lƣợng hàng bán ra, giá bán có quan hệ ngƣợc chiều với giá thành, tiền thuế. Các mối liên hệ chủ yếu là:

+ Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu nhƣ giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành, tiền thuế. Trong những trƣờng hợp này, các mối quan hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: giá bán tăng (hoặc giá thành hay tiền thuế giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng.

+ Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng đƣợc xác định bằng một hệ số riêng.

+ Liên hệ phi tuyến tính là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không đƣợc xác định theo tỷ lệ và chiều hƣớng liên hệ luôn biến đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)