CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng
Những rủi ro tín dụng xảy ra cho dù có xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều phản ánh rõ nét những yếu kém trong công tác
quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Trong thời gian qua, BIDV Hai Bà Trƣng đã thực hiện rất nhiều biện pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro, đồng thời định hƣớng phát triển cho hoạt động tín dụng trong thời gian tới trên tinh thần: tăng trƣởng tín dụng với chất lƣợng cao và bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế xã hội của ngân hàng nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục trong ngân hàng, nên để hoạt động hiệu quả bền vững phải không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Sau đây, là một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng đƣợc đƣa ra:
4.3.3.1 Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, quy trình thẩm định
Quy trình cho vay đang đƣợc áp dụng tại BIDV Hai Bà Trƣng đƣợc xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn khá lỏng lẻo. Để quy trình này đạt đƣợc hiệu quả thì công tác kiểm tra, giám sát phải thực hiện thƣờng xuyên. Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.
Khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.
Quy trình thẩm định là một khâu quan trọng để quyết định cho vay. Vì vậy để mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng thì quy trình thẩm định càng phải đƣợc thực hiện nghiêm túc cẩn thận. Khi thẩm định cần dựa trên các yếu tố sau:
- Khả năng cho vay của Ngân hàng.
- Dự án đầu tƣ - đối tƣợng cho vay, có thích hợp với hoàn cảnh kinh tế và phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ hay không.
- Khả năng hoàn trả của khách hàng.
Làm tốt quá trình thẩm định không những giảm đƣợc rủi ro tín dụng mà còn tạo đƣợc cơ hội cho Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn
4.3.3.2 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng
Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tƣ hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phƣơng án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lƣu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trƣờng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tƣ.
4.3.3.3. Lượng hóa rủi ro tín dụng
Sử dụng mô hình lƣợng hoá rủi ro tín dụng: dựa trên yếu tố:
- Tƣ cách ngƣời vay: Cán bộ quản lý khách hàng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính
sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhƣ Trung tâm phòng ngừa rủi ro …
- Năng lực của ngƣời vay: Tuỳ thuộc vào qui định luật pháp của quốc gia. Đối với cá nhân, dƣới 18 tuổi không đủ tƣ cách ký hợp đồng tín dụng; đối với doanh nghiệp, phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm ngƣời điều hành.
- Thu nhập của ngƣời vay: Trƣớc hết phải xác định đƣợc nguồn trả nợ của ngƣời vay nhƣ luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp.
- Bảo đảm tiền vay: Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện: Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ nhƣ cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW quy định theo từng thời kỳ.
- Kiểm soát: Tập trung vào những vấn đề nhƣ các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hƣởng xấu đến ngƣời vay? Yêu cầu tín dụng của ngƣời vay có đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngân hàng?