CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. KIẾN NGHỊ
4.3.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống
này sẽ đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phƣơng đến Trung ƣơng, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. Có những loại thông tin đƣợc tra cứu, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định đƣợc khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện
vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm đƣợc thời gian và chi phí tìm kiếm.
Thứ hai, Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ
của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dƣa kéo dài, ảnh hƣởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. Cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ ba, Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp gián
tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nhƣ quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh,v.v.... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
Thứ tư, Phối hợp chính sách tài khóa qua đẩy mạnh đầu tƣ công, thanh
toán nợ đọng xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp ngân hàng xử lý nợ xấu, hàng tồn kho. Ngoài ra, hoạt động đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại; miễn giảm, hoàn thuế và tiền thuê đất cũng cần đƣợc đƣa vào bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN.
Thứ năm, Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra,
kiểm soát buộc các doanh nghiệp phải hạch toán theo phƣơng pháp hạch toán thống kê đảm bảo các số liệu tài chính đƣợc kiểm tra chính xác và bắt buộc.
Giúp cho các NHTM có đƣợc những thông tin tài chính trung thực hỗ trợ cho việc thẩm định chính xác khách hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4, luận văn đã đƣa ra các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng tại Chi nhánh BIDV Hai Bà Trƣng. Các giải pháp và kiến nghị đƣợc đƣa ra trên cơ sở các luận cứ khoa học trên cơ sở lý luận của chƣơng 1, thực tiễn của chƣơng 3 và định hƣớng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới.
Luận văn đã đề xuất hệ thống ba nhóm giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng tại BIDV Hai Bà Trƣng nhƣ: đào tạo và phát triển nguồn nhận lực, xây dựng chiến lƣợc khách hàng mục tiêu, tăng cƣờng giám sát, quản lý món vay, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định, quy trình cho vay, nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin tín dụng, lƣợng hóa rủi ro tín dụng. Các nhóm giải pháp đó vừa tạo tiền đề cho nhau vừa tạo nên hệ thống các giải pháp đồng bộ và lý giải cách thức thực hiện để chỉ rõ tính khả thi của các giải pháp. Luận văn đồng thời đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN Việt Nam và BIDV.
Điểm mới đạt đƣợc trong chƣơng 4 là, luận văn đề nghị hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; thiết lập và điều chỉnh các tỷ lệ an toàn tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của Chi nhánh; xây dựng và quản lý một số chính sách tín dụng đặc thù đối với Ngân hàng; thiết lập chính sách phát triển hệ thống bán buôn trong hoạt động tín dụng; đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng.
KẾT LUẬN
Tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp nói riêng là một hoạt động đem lại doanh thu chính cho ngân hàng, vì thế các ngân hàng đều rất chú trọng đẩy mạnh hoạt động này. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động hết sức phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng tín dụng vừa là mục tiêu hàng đầu vừa là yếu tố quyết định giúp các Ngân hàng có thể cạnh tranh và phát triển lâu dài. Chính vì vậy, các ngân hàng đang tỏ ra rất thận trọng trƣớc mỗi quyết định cho vay, nỗ lực ngay từ khâu phân tích tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đem lại lợi nhuận cao cũng nhƣ nâng cao uy tín của ngân hàng.
Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tập trung cho việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hai Bà Trƣng, luận văn “Quản trị tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng” đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tín dụng; Phân tích và làm rõ thực trạng quản trị tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hai Bà Trƣng dƣới các góc độ khác nhau; Làm rõ những kết quả đạt đƣợc đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quản trị tín dụng, tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế đó. Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trƣng.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong đƣợc các thầy cô, các cán bộ khoa Tài chính – Ngân hàng, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đóng góp ý kiến để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu, 2001, Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội. NXB Thống Kê.
2. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc, 2012, Giáo trình Quản trị Tín
dụng ngân hàng thương mại. Hà Nội. NXB Tài chính.
3. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại.
Hà Nội. NXB Thống Kê.
4. Báo cáo thƣờng niên của BIDV và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hai Bà Trƣng các năm 2013 - 2015.
5. Luật các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 và các văn bản hƣớng dẫn.
6. Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc, 2007. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ
thương việt nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phạm Minh Quang, 2009. Phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh An Giang: Luận
văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học An Giang.
8. Nguyễn Hồng Luận, 2010. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK). Luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Lan Khanh, 2010. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP quốc tế Việt Nam (VIB) - thực trạng và giải pháp.Luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.
10. Trần Trung Tƣờng, 2011. Quản trị tín dụng các ngân hàng thương
mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sỹ. Trƣờng
11. Trung tâm nghiên cứu, BIDV, 2014. Báo cáo số 314/2014 ngày 30/10/2014 Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng, xử lý nợ xấu.
12. Quyết định số 1449/QĐ-HĐQT ngày 26/06/2014, BIDV phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ, Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
13. www.sbv.gov.vn, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
14. www.bidv.com.vn, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.