3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.2. Kết quả cấp đổi GCNQSD đất
a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp
Kết quả việc thực hiện cấp đổi GCN QSD đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm 2019 không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt tỷ lệ 71% về số GCN và 74,02% về diện tích so với chỉ tiêu để ra trong năm 2019 (21.806 GCN với 4.181,76 ha).
Trong đó các huyện hoàn thành chỉ tiêu đề ra gồm: Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Quỳ Châu, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Hoàng Mai, Yên Thành.
Các huyện đạt chi tiêu thấp: Đô Lương (2,75%); Hưng Nguyên (10,56%); Nghĩa Đàn (7,08%); Thái Hòa (19,39%), thành phố Vinh (19,76%) và huyện Nam Đàn (không thực hiện).
Theo báo cáo của một số đơn vị thì do mới hoàn thành xong đo đạc bản đồ đạc bản đồ địa chính để triển khai kê khai đồng loạt hồ sơ cấp đổi Giấy
chứng nhận đất nông nghiệp (thành phố Vinh); sau đo đạc bản đồ địa chính diện tích tăng lớn (Nghĩa Đàn, Đô Lương).
b) Đối với đất ở nông thôn
Kết quả việc thực hiện cấp đổi GCN QSD đất ở nông thôn cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm 2019 hoàn thành vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Theo kết quả tổng hợp báo cáo thì các huyện, thành phố, thị xã có tỷ lệ cấp đổi GCN QSD đất ở nông thôn lớn trong năm 2019 như: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Nghi Lộc, Tân Kỳ và thành phố Vinh.
Một số đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2019, đạt tỷ lệ thấp như: Đô Lương (10,38%); Nghĩa Đàn (37,50%) và Yên Thành (35,27%).
c) Đối với đất ở đô thị
Kết quả việc thực hiện cấp đổi GCN QSD đất ở đô thị cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm 2019 đạt chỉ tiêu đề ra.
Tuy nhiên, qua số liệu tổng hợp của các huyện, thành phố, thị xã báo cáo thì trong năm 2019 có một số đơn vị cấp huyện đầu năm không xây dựng chỉ tiêu cấp đổi GCN QSD đất đối với đất ở đô thị nhưng vẫn triển khai thực hiện như: Hưng Nguyên, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Tương Dương, Yên Thành; một số huyện thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra: Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Thái Hòa và thành phố Vinh.
Bên cạnh đó một số đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, đạt tỷ lệ thấp như: Đô Lương (20,2%); Quỳ Hợp (31,02%).
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đăng ký đất đai (gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận) trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2019.
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn huyện Thanh Chương.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016- 2019 - Địa điểm nghiên cứu: huyện Thanh Chương
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Giới thiệu khái quát địa bàn huyện Thanh Chương
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội - Tình hình quản lý đất đai;
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Nội dung 2: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2016-2019
- Đánh giá công tác đăng ký đất đai
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nội dung 3: Đánh giá công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua kết quả điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ và người dân trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2016 - 2019
- Tổng hợp ý kiến của người dân về thực trạng đăng ký đất đai, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2019
- Đánh giá của người dân về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thuận lợi - Khó khăn
- Nguyên nhận tồn tại - Đề xuất các giải pháp
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; số liệu giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những số liệu có liên quan được thu thập tại, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương, chi cục thống kê, văn phòng đăng ký đất đai. Từ các số liệu từ tạp chí, các báo cáo, công trình nghiên cứu... được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn, tìm hiểu trực tiếp các cán bộ chuyên môn và chuyên gia: Để làm rõ những khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề tài tiến hành điều tra các cán bộ chuyên môn, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể là 25 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó 20 cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, 5 cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Chương) và chọn ngẫu nhiên 15 cán bộ địa chính trên 5 cụm xã trên địa bàn. Với nội dung điều tra cán bộ chuyên môn và chuyên gia đề tài xây dựng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép lại ý kiến của các cán bộ, chuyên gia về thực trạng, khó khăn,
nguyên nhân tồn tại và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Lựa chọn ngẫu nhiên các chủ sử dụng đất có nhu cầu đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2016 – 2019 theo từng cụm xã, mỗi cụm lựa chọn 20 người, huyện Thanh Chương phân ra 5 cụm xã theo vùng có đặc điểm tự nhiên, tình hình dân số, nhu cầu sinh hoạt và sử dụng đất khác nhau, cụ thể đề tài đã lựa chon như sau:
- Cụm Cát Ngạn: 20 hộ. - Cụm Hoa Quân: 20 hộ. - Cụm Bích Hào: 20 hộ. - Cụm Xuân Lâm: 20 hộ. - Cụm Đại Đồng: 20 hộ.
Phương pháp điều tra: Dựa vào bộ câu hỏi có sẵn tiến hành điều tra những người dân đã tham gia vào công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrên địa bàn huyện Thanh Chương trong giai đoạn 2016 – 2019. Nội dung điều tra tập trung vào: thời gian cấp, trình tự thủ tục, thái độ của cán bộ phục vụ....
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính
- Phân tích tổng hợp số liệu kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai để hiểu rõ hơn về đặc điểm của hoạt động đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Từ đó có những so sánh để rút ra những bài học phù hợp với điều kiện của địa phương.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thanh Chương
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Chương là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 45 km về phía Tây; có tọa độ địa lý từ 18034'30" đến 18055'00" Vĩ độ Bắc và 104055' đến 105030' Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương; - Phía Nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; - Phía Đông giáp huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn; - Phía Tây giáp tỉnh Bô Ly Khăm Xay - CHDCND Lào.
Huyện Thanh Chương cách thành phố Vinh 45 km về phía Tây, có đường Quốc lộ 46 chạy dọc nối liền huyện Thanh Chương với huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn, có Tỉnh lộ 533 chạy dọc nối liền Thanh Chương với huyện Anh Sơn và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), có đường Hồ Chí Minh chạy qua, có cửa khẩu Thanh Thủy và có đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Với đặc thù vị trí địa lý đó, Thanh Chương có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH và có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Chương có địa hình dạng thung lũng lòng máng đáy là sông Lam nghiêng về tả ngạn, xung quanh vừa có núi cao xen kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởi nhiều khe, suối quanh co. Địa hình huyện Thanh Chương có thể chia thành 03 dạng sau:
- Dạng đồng bằng: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam, không tập trung thành vùng lớn mà nằm rải rác từng vùng nhỏ, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, có khoảng 12% đất ở dạng này bị ngập lụt hàng năm là các bãi bồi ven sông và các chân ruộng thấp dọc các khe suối. Vùng này thích hợp trồng các loại cây lương thực như Lúa, Ngô, Khoai, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu.
- Dạng địa hình đồi: Có diện tích khá lớn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi bát úp hoặc lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 100 m, thổ nhưỡng chủ yếu phát triển trên đá phiến thạch. Phía Hữu Ngạn đồi tập trung thành những vùng tương đối lớn, tầng đất và độ phì khá thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, làm đồng cỏ chăn nuôi. Phía Tả Ngạn đồi không tập trung thành những vùng lớn mà nằm rải rác ở các xã do khai thác không hợp lý nên tầng đất mỏng, độ phì kém, có nơi đã trơ sỏi đá.
- Dạng núi: Diện tích chiếm đất khoảng 44% tổng diện tích tự nhiên, tập trung lớn nhất ở khu vực dãy Trường Sơn (giáp Lào). Núi cao trên 800 m chiếm khoảng 17% diện tích, còn lại là núi thấp từ 200 m - 800 m, phần lớn là núi trọc rải rác cây bụi, trơ sỏi đá.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Thanh Chương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15 % lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và tháng 2.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất tập trung vào ba tháng 8, 9,10. Trong năm mùa mưu thường trùng với mùa bão, lụt.
3.1.1.4. Thủy văn
Hiện nay sông Lam là con sông lớn nhất chảy qua huyện, nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%, Mật độ sông suối là 0,60 km/km², chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Ngoài ra còn có các sông nhánh như sông Giăng, sông Hoa Quân, sông Rộ và nhiều khe suối nên nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào. Nhiều sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, uốn khúc, lượng mưa tập trung theo mùa nên lũ lụt, lũ quét, xói mòn đất thường xuyên xảy ra nghiêm trọng, lòng sông bị cạn dần. Đất trồng màu do địa hình cao, xa nguồn nước ngọt nên việc giải quyết nước tưới cho vùng này còn khó khăn. Trong những năm gần đây khi các công trình và hệ thống thủy lợi được xây dựng thì nguồn nước tưới đã được tăng lên đáng kể.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, huyện Thanh Chương có các 2 nhóm đất chính sau: Nhóm đất phù sa và nhóm đất đồi núi. Nhóm đất phù sa ở huyện cung cấp nguyên liệu cho xây dựng, như cát, sỏi; đất phù
sa là loại đất tốt thích hợp cho cây trồng các loại cây như: Ngô, lạc, đậu và các loại rau màu; nhóm đất phù sa không bồi trồng thâm canh cây lúa trên đất này để được cải tạo đất đáng kể. Nhóm đất đồi núi được chia thành nhiều nhóm đất trong đó nhóm đát feralit đỏ vàng phát triển trên đá Phiến sét, Phấn sa, Philit, Quacdit khá quan trọng trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện; tiềm năng còn nhiều, có thể khai thác để trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc cây ăn quả, làm đồng cỏ chăn nuôi; những vùng đồi núi thấp, ít dốc, tầng đất còn khá có thể làm vườn đồi theo hình thức trang trại, trồng cây ăn quả và đồng cỏ, chăn nuôi.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Thanh Chương có hệ thống sông suối dày đặc. Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh dài 375 km và chảy qua địa bàn huyện dài 27,0 km. Do địa hình dốc nên một số sông suối có khả năng xây dựng các công trình thủy điện, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ và hòa lưới điện quốc gia.
Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện Thanh Chương. Nguồn nước ngầm của huyện được đánh giá là khá phong phú. Chất lượng nguồn nước được đảm bảo và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong vùng.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Tiềm năng đất đai để phát triển lâm nghiệp của huyện Thanh Chương là rất lớn và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Diện tích rừng và đất rừng nhiều, rừng tự nhiên có trữ lượng khá, rừng trồng phát triển nhanh. Đất rừng chủ yếu phát triển trên đá phiến thạch và biến chất là loại đất tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển tương đối thuận lợi. Tuy khoanh nuôi bảo vệ là chủ yếu nhưng một số diện tích rừng trồng hiện nay đã có khả năng khai thác và cho một nguồn lợi đáng kể từ rừng.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Chương
3.1.3.1. Về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất 10 tháng (theo giá SS2010) đạt 6.745,9 tỷ đồng, ƯTH cả năm đạt 8.069,3 tỷ đồng (trong đó: Nông, Lâm, Ngư nghiệp: 2.604,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,3%; Công nghiệp - Xây dựng: 3.342,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,4%; Dịch vụ: 2.122,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,3%); dự ước tốc độ tăng trưởng đạt 8,16%, đạt 87,7% KH HĐND huyện giao; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 38,5 triệu đồng/người/năm, đạt 98,2% KH HĐND huyện giao:
* Lĩnh vực nông nghiệp:
Về Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp trong năm 2019 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, do vậy ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng các loại cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt 27.679 ha, (giảm 865 ha so với cùng kỳ), sản lượng cây lương thực có hạt 105.887 tấn, đạt 100,8% KH HĐND giao, (bằng 94,2 % so với cùng kỳ);
Về Chăn nuôi: Trong năm 2019 tình hình chăn nuôi có nhiều biến động do dịch tả lợn châu phi xuất hiện và bùng phát, lây lan trên diện rộng, xảy ra trên địa bàn 27 xã, thị trấn. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn, các địa phương triển khai các thực hiện các biện pháp dập dịch, phun hóa chất rải vôi khử trùng và thực hiện đúng quy trình thống kê, tiêu hủy và hỗ trợ cho các hộ có lợn chết mắc bệnh. Tổng đàn trâu, bò cả năm ước đạt là 77.414 con, đạt 98,6% KH HĐND huyện giao, (bằng 99,4% so với cùng kỳ); tổng đàn lợn cả năm ước đạt 89.290 con, đạt 79,4% KH, (bằng 79,1 % so với cùng kỳ); tổng đàn gia cầm 2.210 nghìn con, (tăng 135 nghìn con so với cùng kỳ). Thương hiệu gà Thanh Chương tiếp tục phát triển tốt, sản phẩm gà Thanh Chương đã được cơ quan chuyên ngành cấp giấy