Sự ra đời của hàng hóa chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 26)

7. Bố cục của luận án:

1.2 Những cấu thành và định hướng cơ bản quyết định sự phát triển của thị

1.2.1.1 Sự ra đời của hàng hóa chứng khoán

Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định, đặc biệt đến KTTT TBCN, thì thƣờng xuyên xảy ra sự mất cân đối giữa các khâu và trong từng khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Ngoài ra, trong nền kinh tế TBCN, một tƣ bản chỉ có thể tồn tại và lớn lên khi nó đƣợc vận động và liên tục chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tƣ bản. Song điều kiện cho sự vận động này không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhất là chuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ. Để giải quyết những mâu thuẫn trong mất cân đối của tái sản xuất và vận động của tƣ bản đã nảy sinh ra các mối quan hệ hợp tác, đầu tƣ, tín dụng, cầm cố, thế chấp giữa các chủ thể kinh tế với nhau, giữa chúng với các tổ chức tài chính, tín dụng, và với nhà nƣớc. Những văn bản xác nhận các quan hệ kinh tế này đƣợc bảo hộ bởi pháp luật của các quốc gia hoặc của các tổ chức quốc tế đƣợc thể hiện dƣới hình thái một văn bản rút gọn thành các chứng chỉ có giá và đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng thì gọi là các chứng khoán. Đó là các công cụ tài chính (financial Instrument) trực tiếp, những trái quyền (quyền đƣợc hƣởng) thu nhập hoặc tài sản của ngƣời sở hữu chúng trong tƣơng lai. Đặc biệt khi nền kinh tế xuất hiện phổ biến các CTCP và các cổ phiếu của chúng đƣợc đƣa ra trao đổi tự do trên thị trƣờng thì chứng khoán trở thành một loại hàng hóa phổ biến. Theo C. Mác thì “…chính những chứng khoán cũng là tƣ bản, và còn đại biểu cho sở hữu lớn hơn là số tiền ứng ra…” [7, tr655-656] ; “… chúng biến thành hàng hóa mà giá cả vận động và đƣợc ấn định theo các quy luật riêng của chúng…” [8,tr18]. Khi nảy sinh các quan hệ tín dụng giữa chính phủ với dân cƣ cũng nhƣ với các tổ chức kinh tế xã hội khác hình thành các chứng chỉ ghi nhận các quan hệ này đƣợc đƣa ra trao đổi mua bán thì các hình thức chủng loại của chứng khoán trở nên rất phong phú “ ngay cả khi trái khoán, tức là phiếu có giá không phải là một tƣ bản thuần túy ảo tƣởng- chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp công trái- thì giá trị tƣ bản của cái phiếu đó vẫn thuần túy ảo tƣởng [8, tr17]. Do đó, chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, một tƣ bản giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)