TT TPCP với các kỳ khác nhau Đợt đấu thầu Tổng giá trị TPCP qua các đợt đấu thầu 1
2
Tổng số đợt đấu thầu đã thực hiện Tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu
20
6.360.000.000.000 Trái phiếu kỳ hạn 2 năm
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm Trái phiếu kỳ hạn 5 năm Trái phiếu kỳ hạn 10 năm Trái phiếu kỳ hạn 15 năm
100.000.000.000 100.000.000.000 4.700.000.000.000 960.000.000.000 500.000.000.000 3 Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm Trái phiếu kỳ hạn 3 năm Trái phiếu kỳ hạn 5 năm Trái phiếu kỳ hạn 10 năm Trái phiếu kỳ hạn 15 năm
4.268.000.000.000 0 0 3.728.000.000.000 370.000.000.000 170.000.000.000 4 Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu 4.268.000.000.000
Nguồn [17; 11/01/2007]
Ở bảng 2.7 ta thấy nguồn cung TPCP cho TTCK chỉ riêng qua TTGDCK HN năm 2006 đã đạt 6360 tỷ VNĐ giá trị TPCP thầu thành công đạt 4.268 tỷ VNĐ. So với năm 2005 tăng hơn 4,7 lần và tính khả mại cao hơn: 20,9 lần.
Ngoài ra, tính đến 31/12/2006, đã có 55 CTCK đang hoạt động hoặc đã đƣợc cấp phép hoạt động (3 công ty đã đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTGDCK với tổng vốn điều lệ gần 4.025 tỷ cung cấp các dịch vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ. Bản thân các CTCK và CTQLQ là một thực tế thị trƣờng vừa là nguồn cung cho TTCK, khi chúng phát
hành chứng chỉ có giá để gọi vốn, còn khi chúng ta hoạt động với tƣ cách một thực thể buôn bán chứng khoán của các thức thể khác để thu lợi nhuận, thì chúng lại là thực thể tăng cầu về chứng khoán. Vốn điều lệ bình quân đạt trên 77 tỷ đồng /công ty, tăng 26% so với năm 2005. Nhiều CT CK đã nâng quy mô vốn lên rất nhanh, cá biệt SSI tăng từ 9 tỷ lên 500 tỷ. Có 18 công ty quản lý quỹ (công ty QLQ) (cuối năm 2005 có 6 công ty), 06 ngân hàng lƣu ký (2 ngân hàng trong nƣớc và 4 ngân hàng nƣớc ngoài) đã đƣợc cấp phép hoạt động. Nhiều CTCK nƣớc ngoài đang thực hiện thủ tục xin thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tham gia TT CK [3, tr23] Nếu xét tổng thể ở tất cả các thị trƣờng trong nƣớc năm 2006 đã có 400 loại TPCP, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng gái trị trên 7.000 tỷ VNĐ, bằng 77,7% GDP năm 2006. Ngoài ra chứng chỉ quỹ đầu tƣ Prudential tham gia TTCK cho thấy sự hội nhập của TTCK đƣợc thực hiện ngay từ đầu khi thành lập TTCK VN. Đây là những con số ấn tƣợng cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ nguồn cung chứng khoán [3, tr 24].
Đặc biệt đang có đợt bùng phát tăng trƣởng nhanh sự ra đời của các CTCK do tỷ lệ lợi nhuận trên vốn pháp định rất cao bất chấp cả trạng thái TTCK vào tháng 7/2007 đang ảm đạm và suy thoái. Nếu từ năm 2000 đến đầu năm 2006 chỉ có 10 CTCK đƣợc thành lập, thì nay đã đạt 65 công ty [40, tr18] .Điều này cho thấy lƣơng cung tiềm năng về các chứng chỉ quĩ cho TTCK đang còn rất lớn.
Hơn nữa, trong quá trình TCH mở rộng, việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập TTCK VN vào thị trƣờng tài chính quốc tế thông qua liên kết và phát hành chứng khoán ra nƣớc ngoài đang đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ.
Ta biết rằng, bản thân sự ra đời của TTCK Việt Nam có tính khách quan tự hội nhập nền kinh tế quốc gia vào kinh tế khu vực và toàn cầu, do đó ngay từ khi ra đời TTGDCK TPHCM đã có yếu tô nƣớc ngoài tham gia. Để hội nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế, lần đầu tiên 750 triệu USD TPCP VN thời hạn 10 năm đƣợc phát hành thành công trên TTCK New York (Mỹ). Đợt phát hành này thể hiện rõ, không chỉ trạng thái và năng lực phát triển của nền kinh tế VN, mà còn là vị thế của TTCK Việt Nam đã có bƣớc phát triển ổn định và vững chắc. Tiếp sau đó là đợt phát hành 750 triệu USD TPCP, Việt Nam tại TTCK Sigapore với phạm vi giao dịch toàn cầu, từ đó Việt Nam đã mở ra kênh huy động vốn gián tiếp (FII) trên phạm vi thế giới. Ngày 7/11/2006 VN gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 156 với nhiều cam kết cởi mở theo qui chế của WTO.
Đối với việc hội nhập của TTCK, các cam kết của VN về cho phép các nhà cung cấp dịch vụ CK nƣớc ngoài sau 5 năm hoạt động sẽ đƣợc thành lập các CTCK 100% vốn nƣớc ngoài và thành lập chi nhánh ở những loại hình cung cấp dịch vụ nhƣ quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tƣ, quản lý quỹ hƣu trí, các dịch vụ lƣu ký và tín thác, dịch vụ tƣ vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, bao gồm tƣ vấn về mua lại công ty, lập chiến lƣợc và cơ cấu lại công ty. Những cam kết này đang từng bƣớc đƣợc thực hiện để thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Hiện tại VN đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nƣớc ngoài đƣợc thành lập văn phòng đại diện và lập công ty liên doanh với đối tác VN theo tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài trong liên doanh không vƣợt quá 49%. Thực hiện các chƣơng trình quảng bá doanh nghiệp Việt Nam ra các thị trƣờng quốc tế, trƣớc mắt là tại TTCK các quốc gia ASEAN nhƣ Singapore theo hai giai đoạn: hội thảo ở 2 nƣớc để tiếp xúc với các đối tác của Singapore. Ở trong nƣớc, nhiều tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) danh tiếng nhƣ City group, Mercell Lynch…đã tham gia tích cực trong công việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động TTCK.
2.2.2 Thực trạng cầu và sự biến động giá cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nếu xét xu hƣớng vận động lớn của TTCK thì, cầu trên thị trƣờng sơ cấp thông qua đấu giá chứng khoán mới là khối cầu thực của thị trƣờng còn cầu trên thị trƣờng thứ cấp – thị trƣờng mua đi bán lại những chứng khoán đã đƣợc đấu giá tại thị trƣờng sơ cấp- là khối cầu ảo. Song chúng có quan hệ biện chứng và rất chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trƣờng hợp cầu ở thị trƣờng thứ cấp lại kích thích mạnh tới thị trƣờng sơ cấp tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành tăng cung để kích cầu về chứng khoán cho dù nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp phát hành cho xã hội không tăng lên. Từ đó, hình thành nền kinh tế “ bong bóng” dễ đổ vỡ. Do đó, khi phân tích khối cầu trên thị trƣờng sơ cấp luôn phải xét tới sự biến động khối cầu này qua thị trƣờng thứ cấp. Ngoài ra, sự biến động cầu trên thị trƣờng thứ cấp lại quyết định đến sự thay đổi giá cả chứng khoán, từ đó làm cho chỉ số Vn- Index và Hastc-Index thay đổi. Trực tiếp tác động tới giá cả thị trƣờng của chứng khoán. Giá cả này tại đó thay đổi hành vi của NĐT. Hành vi này, lại chịu chi phối bởi tâm lý bầy đàn và chỉ số P/E. Đây là chỉ số giá trên thu nhập, cho biết sự đánh đổi của NĐT bằng số tiền theo giá thị trƣờng của cổ phiếu lấy một khoản thu
nhập không chắc chắn trong tƣơng lai. Hơn nữa, giá cả chứng khoán luôn có xu hƣớng trở về vận động xoay quanh giá cả thực tế của nó dƣới sự điều tiết của quy luật giá trị và phù hợp với lý thuyết thị trƣờng hiệu quả ( Efficient maket hypothesis) hiện đại. Với quan điểm nhƣ vậy, ta cần xem xét sự tăng trƣởng khối cầu và sự vận động của giá cả trên TTCK Việt Nam trong 7 năm kể từ ngày ra đời.
2.2.2.1 Thực trạng cầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 7 năm kể từ khi ra đời
Trƣớc này 20/7/2000, tức là ngày khai trƣơng TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh mọi trao đổi mua bán các chứng chỉ có giá trong nền kinh tế Việt Nam diễn ra tự phát giữa các chủ thể kinh tế, chủ yếu giữa dân cƣ với nhau và giữa dân cƣ với NHTM. Do đó, khối lƣợng giao dịch còn nhỏ lẻ và quy trình giao dịch cũng diễn ra không đồng bộ. Khi TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động với 2 CTNY ban đầu là REE và SACOM đạt tổng mệnh giá cổ phiếu lƣu hành trên TTCK Việt Nam là 270 tỷ VNĐ, một con số tƣơng đối lớn vào giai đoạn đầu tiên. Song do số lƣợng ngƣời mở tài khoản tham gia giao dịch chƣa nhiều nên giá trị các vụ giao dịch thực hiện thành công, tức là khối cầu diễn ra trong xã hội, không lớn. Sau 4 năm hoạt động các CTNY nhƣ : GMD, HAP, HAS, TMS, TRI… đã huy động đƣợc 77,5 tỷ VNĐ để đầu tƣ phát triển [13, tr26] tức là khối cầu thực tế của thị trƣờng đối với các doanh nghiệp tăng nhƣng không mạnh, cầu tăng chủ yếu đối với TPCP do tính an toàn của nó. Để kích cầu chứng khoán , ngày 29/9/2005, Chính phủ ra quyết định số 238 tăng tỷ lệ nắm giữa cổ phiếu của CTNY đối với NĐTNN từ 30% lên 49% [41] .Nhờ những chính sách kích cầu của Chính phủ tính đến 30/6/2005 khối cầu về chứng khoán các loại tăng đột biến: Trong 4379 tỷ VNĐ do 28 CTNY và 29.000 tỷ VNĐ TPCP cũng nhƣ 300 tỷ VNĐ Chứng chỉ quỹ đầu tƣ đã đƣợc thực hiện qua 1071 phiên giao dịch liên tục an toàn tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh với giá trị giao dịch đạt 33.679 tỷ VNĐ, trái phiếu chiếm 89%, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chiếm 11%. Nếu những ngày đầu giá trị giao dịch thành công tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạt vài chục tỷ VNĐ / 1 phiên thì đã đạt 79,5 tỷ VNĐ / 1 phiên trong thời kỳ 2001-2005. Qua 5 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có hơn 24.000 tài khoản chứng khoán đƣợc mở, tăng 8 lần so với năm đầu tiên triển khai, trong đó có 246 NĐT có tổ chức và 250 NĐTNN. Sự tham gia của các NĐT đó đã góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của TTCK , họ là những thực thể kinh tế thuộc phía cầu chứng khoán. Trong xu thế hội nhập của TTCK, Việt Nam đã mở
cửa cho phép NĐTNN tham gia hoạt động ngay từ giai đoạn đầu. Đối với việc kinh doanh dịch vụ chứng khoán , khuôn khổ pháp luật cho phép các NĐTNN có quyền góp vốn liên doanh với đối tác trong nƣớc với tỷ lệ tối đa là 49% vốn điều lệ và tham gia dƣới hình thức nắm giữ cổ phiếu với tỷ lệ tối đa là 30%. Song xu hƣớng sẽ tăng tỷ lệ nay theo các tiêu chuẩn của WTO đặt ra cho Việt Nam. Hiện tại đã có 1 CTQLQ liên doanh với doanh nghiệp trong nƣớc , đó là liên doanh giữa Dragon Capital (tham gia 49% vốn điều lệ) với NHTM Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) [14, tr 35]. Thực trạng hoạt động của TTCK cho thấy, nhiều cổ phiếu của các CTNY nhƣ : REE, SACOM…đã đƣợc các NĐTNN nắm giữ tối đa. Đây là dấu hiệu cho thấy sản phẩm hàng hóa trên TTCK tốt sẽ thu hút nguồn FII từ bên ngoài vào nhanh và nguồn vốn này sẽ góp phần thúc đẩy đầu tƣ, tăng trƣờng kinh tế cho đất nƣớc.
Từ khi TTGDCK Hà Nội đƣợc thành lập và đƣa hệ thống đấu giá cổ phần các doanh nghiệp CPH cũng nhƣ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển đổi thành CTCP vào hoạt động thì lƣợng cầu chứng khoán ở đây tăng cao. Trong 3 tháng kể từ ngày thành lập, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức đấu thấu cho 9 doanh nghiệp đạt kết quả tốt, thu hút đông đảo các NĐT trong và ngoài nƣớc tham gia với cơ chế hình thành giá cả theo thị trƣờng. Điều này, một mặt đã đem lại nguồn thu lớn hơn cho các DNNN, mặt khác đã xóa bỏ đƣợc cơ chế CPH khép kín trong các doanh nghiệp. Từ tháng 3 năm 2005 hệ thống giao dịch thứ cấp tại TTGDCK Hà Nội dành cho các doanh nghiệp chƣa niêm yết theo cơ chế giao dịch thỏa thuận đã có 5 công ty đăng ký với giá trị trên 1.280 tỷ VNĐ. Kết quả giao dịch này mới chỉ là bƣớc đầu khi tiến hành theo cơ chế mới, song nó đã kich thích đƣợc một lƣợng cầu lớn. Ngoài ra giao dịch TPCP thành công đạt 205 tỷ VNĐ [17]. Năm 2006 là năm TTCK Việt Nam có bƣớc phát triên đột biến và đặc biệt ấn tƣợng; Giá trị vốn hóa của riêng thị trƣờng cổ phiếu doanh nghiệp đã đạt 221.156 tỷ VNĐ ( tƣơng đƣơng 14 tỷ USD),chiếm 22,7% GDP còn trái phiếu các loại đạt 70.000 tỷ VNĐ , chiếm 7,7% GDP [4, tr1]. Với 2 luồng cung lớn đó đã tạo ra tỷ lệ vốn hóa thị trƣờng của nền kinh tế Việt Nam đạt 30,4% GDP năm 2006. Luồng thứ nhất hầu nhƣ không đáp ứng đủ cầu về chứng khoán trên thị trƣờng, luồng thứ hai riêng TPCP đã đạt 4.268 tỷ VNĐ [Bảng 2.7]. Số tài khoản giao dịch của các NĐT tính đến cuối tháng 12/2006 là hơn 100.000, tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới khai trƣơng TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh , trong đó các
NĐT có tổ chức là 502. Nét nổi bật của năm 2006 có sự tham gia mạnh mẽ của các NĐTNN, họ mở khoảng 1.700 tài khoản giao dịch và 23 quỹ ĐTNN với quy mô vốn ƣớc đạt 2,3 tỷ USD, và gần 50 tổ chức ĐTNN mở tài khoản hoặc ủy thác đầu tƣ trên TTCK Việt Nam [3, tr25]. Với sự tham gia đông đảo của nhà đầu tƣ định chế, ĐTNN với những tên tuổi lớn nhƣ JP Morgan, Merill Lynch và City Group hình thành một làn sóng đầu tƣ chứng khoán của các tổ chức tài chính quốc tế trên thị trƣờng Việt Nam, tạo điều kiện để TTCK nƣớc ta hội nhập ngày càng nhanh và sâu hơn vào thị trƣờng tài chính quốc tế. Ngay trong tháng 7/2007 khi TTCK đang trong thời kỳ ảm đạm thì nhiều công ty phát hành đã rất thành công, nói lên sức cầu thực đối với chứng khoán của các doanh nghiệp làm ăn tốt vẫn ổn định, có thể thấy điều đó qua ví dụ sau:
- Trong đợt phát hành TPDN của Vinashin đầu năm 2007, với tổng giá trị 3.000 tỷ VNĐ đã đƣợc mua với lƣợng cầu gấp 3 lần giá trị phát hành của công ty, trong đó 95% đƣợc mua bởi các NĐTNN.
- Công ty tài chính dầu khí (PVFC) phát hành TPDN: 690 tỷ VNĐ (2006) và 1.500 tỷ VNĐ (2007) thì số cầu của các công ty: SSI, VIB Bank, BIDV, Viet Nam Partmos LLL…về trái phiếu của PVFC đã vƣợt rất xa giá trị phát hành làm cho thời gian phát hành chỉ diễn ra trong đúng 1 giờ.
- Công ty cổ phần đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (CII) cũng phát hành 500 tỷ VNĐ thành công.
- Các ngân hàng lớn nƣớc ngoài nhƣ : Deutsche Bank, HSBC, Citibank đang tham gia rất mạnh vào thị trƣờng trái phiếu Việt Nam, chỉ 4 tháng đầu năm 2007 doanh số giao dịch đã đạt 1,5 tỷ USD [5, tr29]. Theo thống kê của UBCKNN, tính đến cuối tháng 6/2007 trên TTCK Việt Nam có 243.809 tài khoản tăng 2,3 lần so với tháng 12/2006 (106.393 tài khoản). Trong đó, 242.624 tài khoản của NĐT cá nhân, 1185 tài khoản của NĐT có tổ chức. Đối với ĐTNN hiện có, 5.568 tài khoản ( của cá nhân 5353 tài khoản, có tổ chức 215 tài khoản) tổng giá trị đầu tƣ ƣớc tính 5 tỷ USD. Đối với tài khoản cá nhân, ngƣời Nhật chiếm 70% [24].
Điều đó cho thấy khối cầu về chứng khoán trong suốt năm 2006 đến hết quí II năm 2007 tăng cao, tƣơng đƣơng với các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, trƣớc xu thế phát triển rất nóng, do đó mọi khuyết tật của TTCK bắt đầu bộ lộ rõ ràng nhƣ: đầu cơ, kinh doanh theo kiểu phong trào dƣới tác động của tâm lý bầy đàn , lừa đảo, làm giá đã bắt đầu xuất hiện, nên sự điều tiết của các cơ quan chức năng thuộc
nhà nƣớc vào TTCK Việt Nam trở nên cần thiết.
2.2.2.2 Sự biến động giá cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2007.
Trong 3 năm đầu kể từ khi TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, trên thị trƣờng thứ cấp đã có khoảng 100CTCP và 900 DNNN phát hành cổ phiếu