Chỉ số P/E của 10 mã chứng khoán điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 91 - 140)

Mã chứng khoán Chỉ số P/E 1. PVD 135 2. VTA 71 3. FPT 69 4. STB 64 5. HBC 58 6. SGH 56 7. SJS 54 8. DHG 52 9. BBT 51 10. CII 50 Nguồn: [39,tr19] 2.2.2.3 Đầu cơ và rủi ro là các nhân tố tác động mạnh vào cung- cầu và hình thành giá cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đầu cơ và rủi ro là hai hiện tƣợng kinh tế đặc biệt xuất phát từ bản chất của nền KTTT do tác động điều tiết tự phát của các qui luật kinh tế thị trƣờng sinh ra. Do tối đa hóa lợi nhuận mà các thực thể kinh tế thị trƣờng sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để cản trở hoặc thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển hóa hình thái từ tƣ bản hàng hóa sang tƣ bản tiền tệ để thu lợi nhuận cao nhất cho bản thân bất chấp ảnh hƣởng tới lợi ích toàn cục của sự phát triển trong nền kinh tế. Trong thực tiễn, đầu cơ biến tƣớng dƣới nhiều hình thức nhƣ móc ngoặc để làm giá nhằm đƣa các thực thể kinh tế khác do thiếu thông tin vào bẫy hoặc tạo ra sự khan hiếm – dƣ thừa giả tạo làm cho điều kiện thực hiện của thị trƣờng trở nên không hoàn hảo, thông tin thiếu minh bạch và không cân xứng. Hệ quả của hiện tƣợng đầu cơ thƣờng dẫn đến làm sai lệch cơ chế phân phối lợi ích trên thị trƣờng, tức là đem lại lợi ích cao cho một thực thể kinh tế này đồng thời đem lại rủi ro cho các thực thể kinh tế khác. Do đó, rủi ro là hệ lụy sinh ra từ chính hiện tƣợng đầu cơ trong hoạt động của nền KTTT. Đối với TTCK, thì hiện tƣợng đầu cơ và rủi ro trong hoạt động thị trƣờng

hàng hóa phi vật chất, là một loại hàng hóa tƣ bản đặc thù do sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp đối với tƣ bản sinh ra, biến các chủ thể sở hữu phải tác động gián tiếp vào sản xuất thông qua thị trƣờng đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chủ thể kinh tế trong quá trình chạy theo lợi nhuận cá nhân đã tiến hành đầu cơ.

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xuất hiện ngay nạn đầu cơ chứng khoán đẩy thị trƣờng non yếu này lâm vào tình trạng chao đảo bắt đầu từ cuối năm 2001, làm cho cổ phiếu của các CTNY liên tục giảm giá. Sự biến động giá cả trên thị trƣờng theo hƣớng xấu gây ra tình trạng phát triển trì trệ biểu hiện ở giá cả giảm sút tới mức thấp hơn mệnh giá cổ phiếu. Ví dụ điển hình là năm 2003 thị giá cổ phiếu của công ty BBC thấp hơn nhiều so với mệnh giá. Điều này đã loại bỏ chức năng quan trọng nhất của TTCK là huy động vốn cho phát triển nền kinh tế, trực tiếp là sự phát triển của các CTNY . Trong thực tế làn sóng đầu cơ đã làm giá cả biến đổi rất thất thƣờng trên TTCK Việt Nam. Từ khi ra đời vào tháng 7 năm 2000 đến giữa năm 2001, trên TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh giá cả của các CTNY tăng liên tục. Có những cổ phiếu giá cả tăng gấp 10 lần thậm chí 14,6 lần so với mệnh giá. Sau đó, là thời kỳ giảm giá liên tục cho đến hết tháng 11/2003, làm cho giá cả của các mã chứng khoán mất đi từ 20-25% so với thời kỳ cao điểm. Sau tháng 11/2003 đến hết năm lƣợng giao dịch bình quân đạt 10 tỷ VNĐ /phiên và chỉ số Vn-Index tăng trung bình 40 điểm, từ 130 điểm lên 170 điểm vào cuối năm 2003 [13, tr 159].

Sự trao đảo của TTCK đã thần bí hóa hoạt động của thị trƣờng và không tạo lập đƣợc một “nề nếp văn hóa chứng khoán” minh bạch trong dân cƣ, khu biệt hoạt động của thị trƣờng đối với phần đông quần chúng và hình thành một tầng lớp thực lợi đặc quyền tồn tại ngay trong nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam.

Đặc biệt, hiện tƣợng đầu cơ và rủi ro xuất hiện rất phổ biến trong TTCK Việt Nam khi trạng thái hoạt động của thị trƣờng rất nóng và đang bƣớc vào thời kỳ tự điều chỉnh vào giữa năm 2006 đến giữa năm 2007. Trong thời kỳ nay rất nhiều hiện tƣợng đầu cơ xuất hiện dƣới hình thức “ làm giá”. Lịch sự phát triển TTCK Việt Nam ghi nhận đƣợc 2 trƣờng hợp làm giá điển hình có chứng cớ và bị UBCKNN ra Quyết định số 5 phạt hành chính 30 triệu VNĐ đối với bà Nguyễn Diễm Phƣơng Khanh (31 Trƣơng Định, P6, Q3, TP Hồ Chí Minh ), trƣờng hợp thứ hai UBCKNN cũng ra quyết định phạt hành chính đối với 2 ông Huynh Thanh Minh ( 3/33 tổ 148

Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh ) và ông Bùi Quang Thành (270/60 Phan Đình Phùng, P1, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh ) 160 triệu VNĐ. Từ nhiều hiện tƣợng làm giá cá biệt cho thấy thủ đoạn của các NĐT là tung tin tốt hoặc xấu về một loại mã chứng khoán nào đó đã đƣợc lựa chọn để đặt mua chúng với “ giá trần” hoặc “ giá sàn”. Trong một số phiên giao dịch đủ lớn khiến các NĐT khác đặc biệt là các NĐT nhỏ, thiếu thông tin mua hoặc bán theo, rồi đột ngột tăng giá bán hoặc mua một khối lƣợng lớn của mã chứng khoán đó để kiếm lời. Những đợt làm giá kiểu này gây phá sản một số lƣợng không nhỏ các NĐT ít thông tin, thiếu chuyên nghiệp và tiềm lực vốn yếu. Từ đó rủi ro xảy không chỉ đối với các NĐT nhỏ mà còn để lại hệ lụy xã hội lâu dài. Trong bài “ Thua đậm vì chứng khoán” của Nguyễn Hằng đăng trên tờ “ Thanh niên chủ nhật” 22/4/2007 đã đƣa ra nhiều ví dụ thực tiễn minh chứng cho hiện tƣợng này. Đặc biệt là các hiện tƣợng “ mua lúa non” ôm đủ các loại

“ quyền” của loại “ chứng khoán tƣơng lai” mà tính khả mại bằng O đã làm cho nhiều NĐT phá sản. Đầu cơ và rủi ro là hai mặt của cùng một nguyên nhân sinh ra từ sự điều tiết tự phát của các quy luật thị trƣờng. Điều này đã là một tất yếu bắt nguồn từ thực tiễn khẳng định tính khách quan trong vai trò quản lỹ vĩ mô của nhà nƣớc mà cụ thể là của UBCKNN đối với hoạt động trên TTCK Việt Nam.

2.2.3 Thực trạng tổ chức- quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là một định chế tài chính bậc cao trong cơ cấu của nền KTTT định hƣớng XHCN. Đây là loại thị trƣờng có nhiều thuộc tính đặc thù nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng, chịu tác động mạnh mẽ của cả qui luật kinh tế và tâm lý xã hội, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, mạo hiểm, và đầu cơ đổ vỡ phổ biến xuất hiện trong quá trình hoạt động của thị trƣờng. Do đó phải xây dựng đƣợc mô hình tổ chức và quản lý đồng bộ thì TTCK mới phát huy hết công năng và đem lại hiệu quả, lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội.

Trên thế giới hiện nay, trong phát triển TTCK hầu hết các nƣớc đang phát triển, các nƣớc đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang KTTT đều rút kinh nghiệm từ sự đổ vỡ, rủi ro của TTCK ở các nƣớc đi trƣớc. Các nƣớc này đều đã thành lập cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với TTCK trƣớc khi hình thành SGDCK và các loại hình , định chế chuyên ngành khác. Về mô hình quản lý thƣờng có 3 dạng phổ biến: 1)Mô hình lấy ngân hàng làm trung tâm điều khiển mọi

hoạt động đều thông qua sự điều tiết của ngân hàng. Tiêu biểu cho việc áp dung mô hình này là hoạt động quản lý của TTCK Đức; 2) Mô hình phi ngân hàng, mô hình này lấy UBCKNN làm trung tâm điều khiển và quản lý mọi bộ phân chức năng và hoạt động của TTCK. Đây là mô hình có tính chuyên biệt, linh hoạt và hiệu quả nên gần 45% TTCK các nƣớc trên thế giới áp dụng; và 3) Mô hình hỗn hợp, là mô hình áp dụng cả hai loại trên dựa trên cơ sở kế thừa các ƣu điểm cơ bản của hai loại . Do Nhật Bản vận dụng đầu tiên nên thƣờng gọi là mô hình “Kiểu Nhật”. Hiện có khoảng gần 50% quốc gia trên thế giới áp dụng trong xây dựng mô hình quản lý TTCK của mình theo mô hình kiểu Nhật. Trong thực tiễn, trƣớc khi áp dụng mô hình quản lý TTCK trên vào phát triển TTCK của mình, mỗi quốc gia đều cải tiến cho phù hợp với đặc thù về tâm lý tập quán và điều kiện phát triển và hoàn thiện của KTTT ở đất nƣớc. Do đó, khi vận dụng vào nền KTTT định hƣớng XHCN Việt Nam trong phát triển TTCK còn phải tính đến nhiều yếu tố ảnh hƣởng có tính đặc thù.

Trong thực tiễn để tổ chức quản lý và vận hành TTCK Việt Nam cần phát triển và hoàn thiện hai trụ cột là hệ thống thể chế và thiết chế quản lý, chúng cần đƣợc xác lập và xây dựng đầy đủ và hoàn thiện. Theo nhận diện lý thuyết, thì việc quyết định thành lập UBCKNN Việt Nam trƣớc khi thành lập các thiết chế chuyên ngành khác là nghiêng về xây dựng mô hình “ Phi Ngân hàng” hoặc hỗn hợp. Chức năng và nhiệm vụ của UBCKNN trong , một thiết chế phi ngân hàng có thể sơ đồ hóa theo [sơ đồ 2.1] . Tuy đã định hình đƣợc mô hình theo sơ đồ 2, song trong thực tiễn vẫn còn nhiều điểm chƣa hoàn chỉnh. Trong thực tiễn kể từ khi chuẩn bị và khai trƣơng TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đến nay việc điều hành quản lý TTCK ở nƣớc ta bị chia cắt thành nhiều mảng: NHNN quản lý thị trƣờng TPCP và chứng khoán của các DNNN CPH ; Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quản lý việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; UBCKNN quản lý TTGDTT . Còn một số bộ phận khác của TTCK chƣa đƣợc quản lý đầy đủ nhƣ: hoạt động của các QĐTNN , chứng khoán của các CTCP giao dịch trên thị trƣờng tự do… Điều này cho thấy, sự thiếu đồng bộ trong hoạt động của TTCK Việt Nam. Năm 2004, Chính phủ quyết định chuyển UBCKNN về Bộ Tài chính. Đây là bƣớc đầu trong quá trình tập trung quản lý nhà nƣớc về TTCK, gắn CPH các DNNN với TTCK để đƣa việc phát hành và giao dịch các loại chứng khoán của các doanh nghiệp CPH qua TTCK. Tiếp tục Chính phủ sẽ từng bƣớc có những qui định rõ hơn về trách nhiệm của các Bộ, ngành và xác lập cơ chế phối hợp, kiểm soát chung trong việc phát triển TTCK Việt Nam. Song về nguyên lý mà xét, để phát triển thì

định chế này phải đƣợc hoàn thiện cả về hệ thống thể chế, tức là Bộ Luật về chứng khoán và đầy đủ các văn bản chi tiết hóa dƣới Luật để hƣớng dẫn và điều tiết hành vi của cả chủ thể quản lý cũng nhƣ các chủ thể hoạt động trên TTCK.

Sơ đồ 2.1 : Mô phỏng Cơ cấu tổ chức- Quản lý thị trƣờng chứng khoán lấy UBCKNN làm Trung tâm của Việt Nam.

CHỦ TỊCH

Vụ quản lý phát hành chứng khoán

Văn phòng đại diện PHÓ CHỦ TỊCH Vụ tài chính kế toán Vụ quan hệ quốc tế Vụ tổ chức CB-ĐT Vụ phát triển thị trƣờng chứng khoán Văn phòng UBCKNN

Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán

Vụ thanh tra UBCKNN Các ủy viên kiêm nhiệm

- Thứ trƣởng bộ KH-ĐT - Thứ tƣởng bộ tài chính - Thứ trƣởng bộ tƣ pháp - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Trung tâm NCKH- BDNVC chứng khoán TTGDCK Hà Nội TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh Tạp chí chứng khoán Phòng pháp chê Phòng công nghệ tin học

Nguồn [13, tr 146]

Cùng với nó là một hệ thống thiết chế điều hành với một cơ sở hạ tầng vật chất đồng bộ bao gồm các TTGDTT và OTC, các ngân hàng chuyên doanh các TCLKCK…với một hệ thống thiết bị hiện đại, thuận tiện kết nối đƣợc toàn cầu phục vụ cho niêm yết và giao dịch chéo thích ứng với điều kiện hội nhập. Muốn vậy, sự quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng phải theo nguyên tắc tập trung thống nhất vào một cơ quản quản lý có đầy đủ vị thế và quyền lực để tiến hành phân công và hợp tác, không để tình trạng khu biệt cho từng cơ quan khác nhau thực hiện cùng một chức năng quản lý đối với hoạt động của các chủ thể trên TTCK. Tuy tập trung, song phải dựa trên chính cấu trúc, vận hành của TTCK để phân công hợp tác mới đạt đƣợc hiệu quả cao. Từ hoạt động của TTCK có thể thấy rõ đƣợc 3 hƣớng tác động từ nghiệp vụ quản lý vào thị trƣờng, đó là vận động, vận hành và điều tiết:

Vận động là những hoạt động tự thân nội tại từ bên trong của TTCK sinh ra, vận hành là sự tác động trực tiếp từ các chủ thể vào thúc đẩy cho thị trƣờng hoạt động và điều tiết là sự tác động gián tiếp thông qua các chính sách để định hƣớng hoạt động của các chủ thể thị trƣờng theo một mục tiêu phát triển nhất định. Từ xác định logic vận động đó, có thể xác định 3 cấu thành tổ chức quản lý để tác động tới ba nhóm chủ thể tƣơng ứng. Nhóm chủ thể vận động gồm: Tổ chức phát hành, tổ chức trung gian và NĐT. Nhóm chủ thể vận hành gồm Sở giao dịch chứng khoán, TTGDCK. Nhóm chủ thể điều tiết gồm Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về TTCK. Từ sự phân định này có thể khảo sát sự hình thành các thể chế và thiết chế tƣơng ứng trong thực tiễn TTCK Việt Nam hiện nay theo các mặt cơ bản sau:

Thứ nhất: Về xây dựng các thiết chế điều tiết của nhà nƣớc: Ngay từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, trong quá trình xây dựng thể chế thị trƣờng vốn, TTCK , Chính phủ đã giao cho các Bộ ngành nhƣ Bộ Tài chính, NHNN nghiên cứu việc hình thành TTCK Việt Nam. Bộ trƣởng Bộ Tài chính đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ Trƣởng ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán với sự tham gia của NHNN, Bộ Tƣ pháp, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đồng thời Chính phủ đã thành lập Ban thị trƣờng vốn để nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự hình thành thị trƣờng vốn, trong đó có cả thị trƣờng tiền tệ và TTCK. Trên cơ sở các đề án đã nghiên cứu: UBCKNN đƣợc thành lập ( 11/1997) và giao cho cơ quan nay chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của TTCK bao gồm: 1) Chuẩn bị cho sự khai trƣơng của TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh là

TTGDTT và TTGDCK Hà Nội là TTGD phi tập trung (OTC) và các định chế chức năng tƣơng ứng nhƣ các CTCK , trung tâm lƣu ký chứng khoán…; và 2) chuẩn bị soạn thảo Luật chứng khoán để Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

Thứ hai, Về xây dựng các thể chể: Để UBCKNN hoạt động có hiệu quả, Chính phủ đã ban hành một loạt các Nghị định và cơ chế tƣơng ứng trƣớc khi Luật chứng khoán ra đời và có hiệu lực. Ngày 1/7/1998, UBCKNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và TTCK cùng với các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhƣ: Thông tƣ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng; Quy chế thành viên, niêm yết công bố thông tin và giao dịch chứng khoán; Quy chế đăng ký, lƣu ký và thanh toán bù trừ; Quy chế về tổ chức và hoạt động của CTCK; Quy chế về tổ chức và hoạt động của QĐT chứng khoán và CTQLQ. Ngoài ra , UBCKNN cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các chính sách ƣu đãi về thuế, chế độ thu phí, lệ phí; chế độ quản lý tài chính, kế toán; chế độ quản lý ngoại hối đối hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên , sau một thời gian thực thi Nghị định 48 đã bộc lộ nhiều hạn chế so với sự vận động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 91 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)