( Thời điểm 7/2001)
Đơn vị : 1000 VNĐ
TT Tên công ty Giá tham khảo Giá GD lô lớn P/E
1. CTCP vật tư xăng dầu 350-370 360 13
2. CTCP Thủy sản 1 160-190 175 10,6
3. CTCP XNK Tân Bình 150-180 160 -
4. CTCP Bánh kẹo Biên Hòa 395-415 400 8,2
5. CTCP Bê tông 620 Châu Thới 485-515 495 32
6. CTCP Khai thác Hóa an 450-480 450 6,2
7. CTCP Nhựa Đà Nẵng 370-410 370 -
8. CTCP Tấm lợp Việt Nam 240-250 250 -
9. CTCP Vận tải Hà Tiên 240-270 270 11
10. CTCP XNK Y tế thành phố 170-210 200 -
11. CTCP Văn hóa Phương Nam 240-270 260 -
12. CTCP nước giải khát Sài gòn 390-430 - -
Do tăng giá trị các cổ phiếu của các CTNY rất nhỏ nên sự vận động của chỉ số Vn-Index chƣa phẩn ánh đúng trạng thái vận động của nền kinh tế. Cụ thể là vào thời kỳ này tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam khoảng 7%/ năm. Khi khai trƣơng TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh Vn-Index đạt 100 điểm vào tháng 12/2000 lên 571,04 điểm trong 6 tháng vào 25/6/2001 rồi sau đó giảm liên tục xuống 130,91 điểm ( 24/10/2003), sau đó thì giao động ở mức 250 điểm [14, tr35]. Để khắc phục sự biến động thất thƣờng và quá lớn của chỉ số chứng khoán, UBCKNN đã chỉ đạo TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh áp dụng nhiều biện pháp để kích cầu trên thị trƣờng,song TTCK Việt Nam suốt 3 năm không thu hút đƣợc các NĐT tiềm năng lớn ở trong và ngoài nƣớc tham gia nên chỉ số Vn-Index tăng chậm. Cho đến năm 2005, với nhiều biện pháp kích cầu rất mạnh và cơ bản của Chính phủ nhƣ: Khai trƣơng TTGDCK Hà Nội, ban hành Quyết định số 238 mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các CTNY cho NĐTNN từ 30% lên 49%; Quyết định 528 về phê duyệt danh sách doanh nghiệp CPH , thực hiện bán đấu giá cổ phiếu, niêm yết, giao dịch tại các TTGDCK ; Nghị định 187 về chuyển công ty nhà nƣớc thành CTCP (Nay thay bằng Nghị định 109/2007/NĐ- CP ) …đã tác động tích cực tới tăng trƣởng của khối cầu chứng khoán trên thị trƣờng. Nhờ đó, TTCK Việt Nam đã hình thành xu hƣớng tăng trƣởng mới, kéo chỉ số Vn-Index nhanh chóng tăng vƣợt ngƣỡng 320 điểm và đạt mức cao nhất trong năm 322,59 điểm vào phiên 1.162 ngày 7/11/2005 [57, tr62]. Đồng thời, đây cũng là một bƣớc khẳng định của Chính phủ Việt Nam trong việc nỗ lực mở cửa TTCK theo cam kết trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Năm 2006, cầu chứng khoán tăng nhanh và mạnh là một trong những nguyên nhân căn bản khiến cổ phiếu của các CTNY tăng giá liên tục. Mức tăng giá cổ phiếu niêm yết/ đăng ký giao dịch trên các TTGDCK khoảng 2,5 lần, làm cho chỉ số Vn-Index tăng từ 305,28 điểm ( vào 31/12/2005) lên 751 điểm ( vào 31/12/2006) tăng hơn 2,46 lần; chỉ số Hastc – Index tăng từ 91,3 điểm ( vào 31/12/2005) lên 242,89 điểm ( vào 31/12/2006) tăng hơn 2,66 lần. Khối lƣợng giao dịch cuối năm tại 2 TTGDCK tăng đột biến, trung bình đạt 600 đến 700 tỷ VNĐ / phiên tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh và khoảng 100 tỷ VNĐ tại TTGDCK Hà Nội trong tháng 12/2006 [3, tr24] so với 79,5 triệu VNĐ / phiên trƣớc năm 2005. Điều đó cho thấy TTCK đã thu hút mạnh mẽ các NĐT trong và ngoài nƣớc vào hoạt động . Bên cạnh thị trƣờng niêm yết, các NĐT rất tích cực tham gia đấu giá cổ phiếu của các DNNN đã CPH ở thị trƣờng thứ cấp. Những tháng cuối năm 2006,
các đợt đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp CPH tại các TTGDCK đã tạo ra khối cầu lớn gấp nhiều lần lƣợng cung cổ phiếu. Do đó, tổng giá trị vốn hóa thị trƣờng của cổ phiếu vào 31/12/2006 là 221.156 tỷ VNĐ, đây chính là lƣợng cầu thực của TTCK về cổ phiếu tại thời điểm đó. Cá biệt có trƣờng hợp của Công ty Vận tải Dầu khí (PVT), lƣợng cầu về cổ phiếu của nó trên thị trƣờng tăng gấp 5 lần lƣợng cổ phiếu chào bán; Công ty Bảo hiểm dầu khí ( PVI), tỷ lệ này là hơn 25 lần. Hình thức đầu tƣ chứng khoán phát triển mạnh đã dịch chuyển một lƣợng tiền khá lớn từ các hình thức tiết kiệm và đầu tƣ truyền thống của dân cƣ nhƣ gửi ngân hàng, đầu tƣ vào bất động sản sang TTCK. Tỷ trọng vốn hóa cả cổ phiếu của các doanh nghiệp CPH (là 22,7% GDP năm 2006) và TPCP các loại ( 70.000 tỷ VNĐ chiếm 7,7% GDP năm 2006) là 30,4% GDP trong năm 2006. Đây là một con số rất cao và tiềm ẩn nguy cơ TTCK phát triển “quá nóng” dễ đi đến suy thoái. Để nhìn rõ hơn sự biến động giá cả của các loại chứng khoán trên TTCK ta xem xét sự biến động cụ thể của thị trƣờng chứng khoán qua các thời kỳ thăng trầm trong năm 2006 là năm điểm hình cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Về biến động giá cả của hầu hết các loại cổ phiếu trên thị trƣờng, năm 2006 đều có sự biến động mạnh. Đồng loạt tăng từ thời điểm tháng 2/2006 cho đến tháng 4 năm 2006, sau đó lại giảm mạnh xuống đáy tại thời điểm đầu tháng 8 /2006 và lại tăng nhẹ trong các tháng 8,9,10/2006, trỗi dậy mạnh từ trung tuần tháng 11 cho đến tháng 12 bất chấp có nhiều phiên giao dịch thị trƣờng tự điều chỉnh giá. Bắt đầu từ thời điểm tháng 11 và 12 sự biến động của giá cả cổ phiếu đã có sự phân cấp rõ ràng, các cổ phiếu Bluechip có tốc độ tăng giá khá nhanh, nhất là cổ phiếu SJS ( tăng 460.000 VNĐ /cổ phiếu (+ 460%), SAM tăng 101.000 VNĐ /cổ phiếu (+214,8%), KDC tăng 88.000 VNĐ /cổ phiếu tăng (+162,86%), VNM tăng 72.000 VNĐ /cổ phiếu (+ 135,8%), GMD tăng 68.000 VNĐ /cổ phiếu (+97%)… và đã có 19 loại cổ phiếu giao dịch tại mức giá trên 100.000 VNĐ /cổ phiếu và 2 loại cổ phiếu giao dịch trên mức 400.000 VNĐ /cổ phiếu, còn các cổ phiếu có thị giá thấp và quy mô vốn nhỏ nhƣ BBT, BTC… ít biến động tăng giá. Sự biến động giá cổ phiếu trên thị trƣờng đã tác động trực tiếp đến chỉ số Vn-Index : từ mức 305,28 điểm tại phiên giao dịch (3/1/2006) lên 623,69 điểm ( 25/4/2006), giảm mạnh trong các tháng 5,6,7/ 2006 và dừng ở mức 399,8 điểm tại phiên giao dịch ( ngày 2/8/2006) sau đó lại tăng mạnh, lập kỷ lục trong năm với mức 809,86 điểm [37, tr 71,72]. Có thể thấy rõ sự biến động của Vn-Index qua đồ thị 2.3.
Trong năm 2006 sự biến động trên TTGDCK Hà Nội cũng diễn ra với xu hƣớng tƣơng tự. Trên sàn thứ cấp của TTGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 212 phiên giao dịch. Kết thúc vào ngày 29/12/2006, chỉ số Hastc- Index đạt 242,89 điểm , tăng 146,65 điểm (+152,37%) so với phiên giao dịch ngày 1/1/2006. Đây là một năm phát triển lớn mạnh và vƣợt bậc của trung tâm, từ quy mô giao dịch nhỏ với 9 công ty đăng ký giao dịch, giá trị chỉ đạt 1.500,6 tỷ VNĐ năm 2005; đã tăng lên 87 doanh nghiệp, với tổng giá trị đăng ký giao dịch lên tới 11.201 tỷ VNĐ. Nếu tính toàn năm đến phiên giao dịch ngày 31/12/2006, tổng khối lƣợng giao dịch cổ phiếu toàn thị trƣờng tại TTGDCK Hà Nội đạt 98.561.526 cổ phiếu với giá trị tƣơng ứng 4.039,71 tỷ VNĐ.Tổng khối lƣợng trái phiếu các loại giao dịch đạt 73.093.370 trái phiếu, tƣơng ứng giá trị 7.463,64 tỷ VNĐ. Để minh chứng cho sự biến động của chỉ số Hastc – Index và khối lƣợng giao dịch tại TTGDCK Hà Nội ta có thể dựa trên đồ thị sau:
Đồ thị 2.1: Biểu diễn sự biến động của chỉ số và khối lƣợng giao dịch cổ phiếu trên Hastc
( từ 1/1/2006 đến 29/12/2006) 178.87 222.83 170.14 191.56 242.89 223.79 190.68 194.49 193.12 192.92 98.84 94.06 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 85 105 125 145 165 185 205 225 245 265 KLGD HASTC Index
Trong đó, phiên có giá trị giao dịch cổ phiếu lớn nhất là phiên giao dịch thứ 277 ( ngày 20/12/2006) với tổng giá trị cổ phiếu đƣợc giao dịch là 279, 56 tỷ VNĐ và phiên giao dịch có giá trị thấp nhất là phiên giao dịch thứ 90 ( ngày 20/2/2006) có giá trị giao dịch đạt 48,28 triệu VNĐ. Qua đồ thị trên ta thấy: chỉ số Hastc- Index bắt đầu tăng từ cuối tháng 2 đến tháng 4 năm 2006, mạnh nhất trong tháng 3 từ 98,84 điểm ( cuối tháng 2) lên đến 178, 87 điểm ( cuối tháng 3) tăng trên 80
điểm trong vòng 1 tháng. Tiếp đó là giai đoạn Hastc- Index giảm và giảm mạnh nhất trong tháng 5 và tháng 7. Tuy nhiên, xét tổng thể ta thấy, xu hƣớng chung chỉ số này vận động theo chiều hƣớng tăng trong cả năm. Chỉ số phiên giao dịch cuối năm đạt 242, 89 điểm, tăng 146,65 điểm ( 152,37%) so với đầu nằm. Về sự biến động tƣơng ứng của giá cả giao dịch bình quân của cổ phiếu so với mức giá giao dịch bình quân đầu kỳ, trong đó có 38/87 cổ phiếu tăng giá, 11/87 cổ phiếu đứng giá và 38/87 cổ phiếu giảm giá. Dẫn đầu trong nhóm cổ phiếu tăng giá là các cổ phiếu CMC, VTV và VC2 với mức tăng từ 86,42% đến 165,45%. Nhóm các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là SD9 (-43,33%), DAC (-38,27%) và CTB (-32,48%). Năm 2006, tổng khối lƣợng giao dịch của các NĐTNN trên TTGDCK Hà Nội đạt 9.066.606 cổ phiếu ( chiếm 9,2% so với khối lƣợng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trƣờng, tăng 8.091.272 cổ phiếu so với năm 2005) và 77.965.180 trái phiếu ( chiếm trên 90% tổng khối lƣợng của toàn thị trƣờng ). Tổng giá trị giao dịch của NĐTNN là 499,42 tỷ VNĐ, chiếm 12,36% tổng giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trƣờng, tăng 486,82 tỷ VNĐ so với năm 2005. Trong tổng khối lƣợng giao dịch các NĐTNN thì mua vào chiếm 80% lƣợng cổ phiếu đƣợc giao dịch.
Vào quí II năm 2007, TTCK Việt Nam bƣớc vào thời kỳ phát triển sôi động và nóng bỏng. Chỉ số Vn-Index tăng hơn 200% tính đến cuối tháng 3/2007 so với đầu năm 2006, nó cho biết giá thị trƣờng quá cao so với giá thực. Vào tháng 11/2006 chỉ số này là 660 điểm thì đến 12/3/2007 đạt đỉnh là 1.170 điểm và đến cuối tháng 3/2007 vẫn ở mức 1.100 điểm [24]. Vào tháng 4/2007 chỉ số này bắt đầu giảm và đạt đúng ở mức 905.34 điểm (24/4/2007). Để hiểu rõ hơn động thái của thị trƣờng có thể quan sát diễn biến vào 3 ngày cuối tháng 3 và 1 ngày vào cuối tháng 5 /2007. Giá cả và chỉ số Vn-Index vào ngày 29/3/2007 bắt đầu xu hƣớng đổi chiều mạnh của thị trƣờng. Ở TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh , đợt I lƣợng cổ phiếu chào bán đƣợc các NĐT mua nhỏ giọt. Sau đó thì vét sạch 46 loại cổ phiếu nhƣ BMC, CAN, CII, CLC… khiến giá nhiều loại cổ phiếu tăng kịch trần nhƣ SSC, SAM, SAV, KDC, ITA, HAS, AGF…Đến đợt giao dịch thứ 2, các NĐT bắt đầu bán ra nhƣng đến đợt thứ 3 lƣợng cầu vẫn áp đảo cung. Nhiều loại cổ phiếu bán ra bao nhiêu đƣợc thị trƣờng “ nuốt chửng” bấy nhiêu. Kết thúc phiên giao dịch, 86 loại cổ phiếu có lƣợng chào bán bằng 0, trong khi số lƣợng đặt mua khá cao. Các NĐT đặt 17.967 lệnh mua với hơn 19,67 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ( tăng 49,11% so với ngày 28/3). Lƣợng cầu đột ngột tăng cao trong khi cung bán nhỏ
giọt là nguyên nhân khiến giá 108 cổ phiếu , chứng chỉ quỹ tăng đồng loạt ( chỉ có 1 cổ phiếu là LGC giảm giá 1000 VNĐ /cổ phiếu ). Trong đó, các loại cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là FPT tăng 25.000 VNĐ /cổ phiếu, BMC tăng 22.000 VNĐ /cổ phiếu, SJS tăng 14.000 VNĐ /cổ phiếu, BMP tăng 10.000 VNĐ /cổ phiếu … Phiên giao dịch ngày 29/3 khép lại với hơn 10,1 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ khớp lệnh với tổng giá trị giao dịch đạt 1.150 tỷ VNĐ. Ở TTGDCK Hà Nội tình trạng mua bán cũng diễn ra sôi động không kém. Các NĐT bán ra ít hơn mua vào khiến 61 loại cổ phiếu chào bán đến cuối phiên cũng hết sạch làm cho giá bình quân của các loại cổ phiếu đƣợc đẩy lên kịch trần. Giá 80 loại cổ phiếu trong tổng số 86 loại cổ phiếu tăng, 4 loại cổ phiếu đứng giá chỉ có 2 loại cổ phiếu giảm giá. Chỉ số Hastc- Index tăng nhẹ 2,32 điểm so với ngày 28/3 lên 407,5 điểm ( vào ngày 29/3/2007). Dấu hiệu tâm lý bầy đàn trong hành vi đầu tƣ rất rõ. Trƣớc đó, các NĐT dự báo thị trƣờng sẽ tăng trở lại sau khi liên tục giảm sút trong những phiên cuối quý I nên bắt đầu mua vào. Nắm đƣợc tâm lý này, các NĐT đang sở hữu cổ phiếu đã bán ra từ từ. Tuy nhiên, diễn biến thị trƣờng đồng loạt giảm rồi lại tăng đồng loạt thể hiện dấu hiệu kém ổn định của TTCK. Qua một ngày trở lại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh ta thấy rằng, chỉ số Vn-Index sau phiên giao dịch 30/3/2007 tiếp tục tăng thêm 2,62 điểm đạt 1071.33 điểm. Mức tăng ít hơn phiên giao dịch trƣớc khi chỉ có 81 cổ phiếu tăng giá, 14 cổ phiếu giảm giá, giao dịch khớp lệnh toàn thị trƣờng đạt 10,4 triệu cổ phiếu ( tăng 17,9% so với phiên trƣớc). Các cổ phiếu Bluechip giảm giá nhƣ SJS giảm 14.000 VNĐ /cổ phiếu, HRC giảm 10.000 VNĐ /cổ phiếu, REE, STB và SAM đồng loạt giảm 6.000 VNĐ /cổ phiếu , VNM giảm 1000 VNĐ /cổ phiếu là diễn biến khá bất ngờ đối với nhiều NĐT . Các NĐTNN đã mua vào 52 mã chứng khoán các loại với tổng khối lƣợng 1,8 triệu chứng khoán và chỉ bán ra 23 mã chứng khoán với khối lƣợng 1,3 triệu chứng khoán. Tại TTGDCK Hà Nội chỉ số Hastc-Index giảm 3,42 điểm đạt mức 404,08 điểm dù tổng khối lƣợng giao dịch toàn thị trƣờng lại tăng mạnh. Có hơn 3,3 triệu cổ phiếu đƣợc giao dịch ( tăng 92,8% so với phiên trƣớc) với tổng giá trị đạt 306,2 tỷ đồng. Việc một số cổ phiếu Bluechip cũng giảm giá nhƣ BVS giảm giảm 11.800 VNĐ /cổ phiếu, PAN giảm 7.900 VNĐ /cổ phiếu, SSI giảm 7.400 VNĐ /cổ phiếu…là một trong những tác động khiến chỉ số Hastc-Index sụt giảm.
Sau gần 2 tháng với những biến động thăng trầm của chỉ số chứng khoán xung quanh mốc 1000 điểm, trở lại khảo sát thị trƣờng ngày 23/5/2007 ta thấy chỉ số Vn-
Index trong phiên giao dịch này đã đạt 1.113,19 điểm. Mức tăng này đƣợc xem là thấp so với các phiên giao dịch trƣớc đó. Tuy nhiên, lƣợng giao dịch vẫn tiếp tục tăng lên khi có hơn 9,3 triệu chứng khoán khớp lệnh ( tăng 10,7% so với phiên trƣớc), tổng giá trị đạt 1.136 tỷ VNĐ ( tăng 15,6% so với phiên trƣớc). Trong số 88 mã chứng khoán tăng giá có nhiều chứng khoán tiếp tục có mức tăng kịch trần nhƣ DHG tăng 14.000 VNĐ /cổ phiếu, BMC tăng 14.000 VNĐ /cổ phiếu, KDC tăng 11.000 VNĐ /cổ phiếu, TCTNN và SFI cùng tăng 10.000 VNĐ /cổ phiếu. Dẫn đầu trong số 12 cổ phiếu giảm giá có STB và BMP cùng giảm 5000 VNĐ /cổ phiếu, SJS và GIL giảm 4000 VNĐ /cổ phiếu. Những cổ phiếu có khối lƣợng giao dịch nhiều nhất là STB, VFMVF1, PRUBF1, REE, và VSH. NĐTNN đã tăng lƣợng mua vào lên gần gấp đôi so với phiên giao dịch trƣớc với 2,1 triệu chứng khoán và chỉ bán ra 578.490 chứng khoán. Các chứng khoán mua nhiều có PPC, VFMVF1, TDH, VNM, VSH… trong khi những mã chứng khoán đƣợc bán nhiều gồm VSH, VIP, TDH, PPC…
Chỉ số Hastc-Index cũng tăng nhẹ 1,03 điểm đạt 348,32 điểm với tổng khối lƣợng giao dịch đạt 3,3 triệu cổ phiếu ( tƣơng đƣơng giá trị 380,2 tỷ VNĐ ). Đứng đầu nhóm cổ phiếu tăng giá có S99 tăng 25.200 VNĐ /cổ phiếu, VC2 tăng 15.700 VNĐ /cổ phiếu, SD7 tăng 14.600 VNĐ /cổ phiếu, PAN tăng 10.500 VNĐ /cổ phiếu…có 10 cổ phiếu giảm giá trong phiên giao dịch này nhƣ SDA giảm 13.300 VNĐ /cổ phiếu, HPC giảm 3.900 VNĐ /cổ phiếu, BVS giảm 2.700 VNĐ /cổ phiếu. Đồ thị số 2 cho hình dung cụ thể trạng thái phát triển của TTCK trong 12 tháng tại giai đoạn giao thời của 2 năm 2006-2007
Đồ thị 2. 2 : Biến động của Vn-Index trong 1 năm (22/6/2006-22/7/2007)