7. Bố cục của luận án:
1.2 Những cấu thành và định hướng cơ bản quyết định sự phát triển của thị
1.2.1.3 Tạo lập đầy đủ các loại hình chứng khoán để phát triển và hộ
quốc tế cho TTCK Việt Nam
Ta biết rằng, chứng khoán là tên gọi chung cho các chứng chỉ có giá đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng. Về bản chất, chúng đều là các loại tƣ bản giả và có thể trao đổi mua bán đƣợc nhƣ những hàng hóa, song về hình thức chúng tồn tại dƣới nhiều chủng loại khác nhau và cƣ trú trong nhiều vỏ vật chất rất khác nhau. Ngoài những công dụng chung ( giá trị sử dụng) nhƣ đã trình bày, các chứng khoán còn có những thuộc tính hữu dụng đặc thù rất khác nhau, nên có tác dụng và ảnh hƣởng thuận nghịch không giống nhau không chỉ trên TTCK, mà còn cả đối với sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Do đó, để phát triển TTCK vào tạo ra năng lực và sức cạnh tranh để hội nhập quốc tế cần phải phát triển đồng bộ những loại hình chứng khoán vừa phù hợp với nền kinh tế nƣớc ta, vừa có thể quản lý và hội nhập dễ dàng vào nền tài chính khu vực và thế giới.
trong phát triển TTCK và tăng khả năng hội nhập vào thị trƣờng quốc tế ta có các loại chứng khoán sau:
- Cổ phiếu, là loại chứng khoán đƣợc phát hành dƣới hình thức chứng chỉ có giá hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu cả về mặt pháp lý ( quyền bỏ phiếu) lẫn mặt kinh tế (quyền hƣởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới) của chủ sở hữu đối với một bộ phận tài sản hoặc vốn của CTCP, chủ thể phát hành. Cổ phiếu thƣờng tồn tại dƣới hai hình thức cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ƣu đãi. Các loại chứng khoán này có các ƣu thế sau: 1) Chúng gắn liền với hình thái vật chất là máy móc thiết bị, nhà xƣởng, giá trị sức lao động, tức là tƣ bản nằm trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển liên tục, tuy là cái bóng của hình thái này, song nó có đƣợc một cơ sở và chỗ dựa ổn định chắc chắn hơn để kỳ vọng vào giá trị thị trƣờng của nó tiếp tục lớn lên. Ta biết rằng, việc nắm giữ tài sản tài chính dƣới hình thái chứng khoán loại nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến rủi ro từ các nhân tố ngoại lai hay nhân tố bên trong của các thực thể phát hành cổ phiếu, song ngoài việc nó gắn liền với tƣ bản- thực tế đang trong quá trình vận động, thì nó có thể dễ dàng giảm thiểu rủi ro bằng cách lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ, mua chứng chỉ quỹ đầu tƣ hoặc sử dụng các công cụ phái sinh; và 2) Do gắn với các khâu của nền sản xuất vật chất và dịch vu của xã hội nên chúng có vai trò to lớn trong thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế. Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì các loại chứng khoán tồn tại dƣới hình thái cổ phiếu thƣờng tạo ra tính hấp dẫn hơn đối với những NĐT nƣớc ngoài nên chúng luôn đi tiên phong trong hội nhập vào nền tài chính khu vực và toàn cầu. Do đó, việc phát triển và mở rộng cả về số lƣợng và chất lƣợng các loại chứng khoán dƣới hình thức cổ phiếu không chỉ là cơ sở để phát triển TTCK , mà còn là phƣơng tiện giúp quốc gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
- Trái phiếu, là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của ngƣời phát hành phải trả cho ngƣời sở hữu các chứng chỉ có giá một khoản tiền ( cả gốc và lãi) khi đáo hạn hoặc trả lãi từng kỳ một theo quy định ghi trên chứng chỉ. Ngƣời phát hành là chính phủ hoặc công ty.
Chứng khoán tồn tại dƣới hình thức trái phiếu có các ƣu thế sau: 1) Chúng tạo ra khỏan thu nhập ổn định và chắc chắn cho các NĐT, nguy cơ rủi ro thấp, rủi ro thanh toán đối với các loại trái phiếu chính phủ bằng 0 và đối với trái phiếu công ty cũng thấp hơn cổ phần. Nếu bị phá sản khi thanh lý tài sản trái phiếu đƣợc than toán trƣớc
cổ phiếu, chỉ còn rủi ro lạm phát làm suy giảm sức mua của đồng tiền, do đó tạo ra sức hấp dẫn đối với các khoản tiết kiệm của dân cƣ, mà phần lớn họ là những ngƣời không ƣa rủi ro; và 2) Đối với một nƣớc có nền kinh tế đang phát triển với mức tăng trƣởng tƣơng đối cao nhƣ Việt Nam, khi chính phủ phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ ra thị trƣờng tài chính quốc tế thƣờng tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt. Bởi lẽ do rủi ro thanh toán bằng 0 và nguồn vốn thƣờng đƣợc đƣa vào phát triển hạ tầng kinh tế xã hội hoặc mở rộng các dịch vụ công, điều đó đồng nghĩa với việc cải thiện thêm môi trƣờng đầu tƣ quốc gia. Do đó, các NĐT nƣớc ngoài mua trái phiếu chính phủ có nghĩa họ đang thu đƣợc lợi kép: Một là, thu đƣợc cổ tức chắc chắn; Hai là, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của nƣớc chủ nhà mà không cần viện trợ cho không hoặc viện trợ ODA.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư nước ngoài là một chứng khoán tồn tại dƣới hình thức các chứng chỉ có giá xác nhận quyền sở hữu một phần vốn của các quỹ đầu tƣ và các CTCK , nhờ đó mà chủ sở hữu có thể thực hiện đƣợc cả quyền pháp lý và quyền kinh tế đối với khoản vốn của mình trong các quỹ và các CTCK. Ƣu thế rõ rệt của loại chứng khoán này thể hiện ở chỗ, chúng giúp những ngƣời có lƣợng vốn nhỏ và ít kiến thức về TTCK cũng có thể trở thành NĐT chứng khoán và cơ hội thu đƣợc lợi nhuận chắc chắn hơn nhiều khi tự mình đƣa ra quyết định đầu tƣ độc lập trên TTCK. Với ƣu thế này, chứng khoán tồn tại dƣới hình thức chứng chỉ quỹ đầu tƣ đã thu hút đƣợc đông đảo các NĐT vừa và nhỏ vào hoạt động trên TTCK . Do đó, phát triển và mở rộng hình thức này thực chất là phát triển TTCK , tăng sức mạnh nền tài chính quốc gia và khả năng hội nhập của nền kinh tế.
- Chứng khoán có thể chuyển đổi cũng là một hình thức tồn tại của hàng hóa chứng khoán với ƣu thế có thể tạo ra những rào chắn các rủi ro từ sự biến động về lạm phát và giá cả trên thị trƣờng, thu đƣợc cổ tức cao hơn cổ phiếu phổ thông khi có thể chuyển đổi sang một loại chứng khoán khác trong điều kiện thuận lợi. Song loại chứng khoán này cũng có nhiều nhƣợc điểm xuất hiện từ chính khả năng chuyển đổi của mình, do đó việc phát triển và mở rộng loại chứng khoán này chỉ có thể tạo ra nhiều cơ hội cho sự lựa chọn để phát triển TTCK của nƣớc ta.
- Chứng khoán phái sinh, dạng chứng khoán mà xuất xứ phát sinh ( derivatives) từ các hàng hóa, tài sản tiền tệ và chứng khoán cụ thể. Đây cũng là một hình thức tồn tại phổ biến của hàng hóa chứng khoán hiện đại nhƣ : quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai, quyền lựa chọn…Tuy mỗi hình thức cụ thể của chúng có công dụng đặc thù và khác nhau chút ít về lợi
ích đối với chủ sở hữu, song về bản chất chúng hoàn toàn là tƣ bản giả. Vì chúng không đại diện cho bất kỳ một hình thái vật chất nào cả mà chỉ là xuất xứ, từ những giả định của những dạng vật chất nhất định nào đó, có thể có trong tƣơng lai đối với chủ sở hữu. Do đó, rủi ro tiềm tàng của hình thức này đối với nền kinh tế rất lớn ví nhƣ vụ : Hợp đồng hoa Tulíp ở Amsterdam vào thế kỷ XVII hoặc cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Âu (1992), Mexico (1994), Châu Á (1997) đều bắt đầu từ sự sụp đổ của TTCK phái sinh. Tuy chứa đựng đầy rủi ro song công dụng của nó vô cùng lớn, chúng cho phép doanh nghiệp và cá nhân riêng lẻ ngăn ngừa và chuyển rủi ro sang những định chế tài chính khác sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể thu hút đƣợc một lƣợng vốn hiện thực trƣớc mắt dành cho việc đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ mà không cần ứng ra ngay giá trị sử dụng hoặc giá trị tƣơng ứng. TTCK của các quốc gia tiên tiến nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và cả Trung Quốc đã xuất hiện phổ biến loại chứng khoán này với khối lƣợng và chất lƣợng ngày càng tăng, trong khi Việt Nam mới triển khai thí điểm quyền chọn mua ngoại tệ và vàng [47, tr18]. Do đó, để phát triển và hoàn thiện TTCK tạo điều kiện để hội nhập quốc tế, Việt Nam không thể chần chừ chƣa triển khai đại trà hình thức chứng khoán này.