Giải pháp cho công tác phân tích công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà hà nội (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLNL của Công ty TNHH MTV Quản

4.2.1. Giải pháp cho công tác phân tích công việc

Thu thập thông tin về công việc, thiết kế công việc, xây dựng Bảng mô tả công việc. Kết quả Phân tích công việc chính là phải xây dựng đƣợc hệ thống Bảng mô trả công việc cho toàn Công ty, coi đây là hoạt động cơ bản của công tác QLNL. Kết quả việc này sẽ quyết định đến nhiều nội dung hoạt động trong QLNL nhƣ: tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc, bố trí nhân sự, xây dựng hệ thống thù lao lao động, đào tạo và phát triển NNL, đề bạt cán bộ…Phân tích công việc thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học sẽ làm cho các hoạt động còn lại của QLNL sẽ mang tính hình thức, không chính xác, ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng của công tác QLNL.

- ánh giá thực hiện công việc

Đây là công cụ quan trọng để Lãnh đạo, Cán bộ quản lý trong toàn Công ty vận dụng để thực hiện công tác QLNL. Kết quả Đánh giá là hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà quản lý trong Công ty đánh giá chính xác thực chất về chất lƣợng NNL của mình. Kết quả đánh giá sử dụng: Đánh giá cán bộ, nhân viên; xác định điều kiện cần và đủ về đào tạo; cơ sở đề bạt, thuyên chuyển, bố trí lao động… Do đó đánh giá thực hiện công việc chính xác, khoa học, công bằng, khách quan sẽ là quyết định các nội dung khác của QLNL trong Công ty. Do vậy, để công tác QLNL đƣợc hoàn thiện hơn, Công ty cần tiến hành thực hiện phân tích công việc dựa trên bảng phân tích công việc, bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc và đánh giá thực hiện công việc. Lấy đó làm cơ sở cho các công tác quản lý khác đƣợc thực hiện một cách dễ dàng hơn.

thành phố Hà Nội quản lý vận hành tốt các quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc. Do đó mọi công việc phải dựa vào cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nƣớc. Mặc dù vậy công tác phân tích và đánh giá thực hiện công việc một cách tổng thể, hoàn chỉnh chƣa thực sự chủ động. Từ cách tiếp cận khoa học và thực tiễn về QLNL trong bối cảnh cơ chế kinh tế hiện nay, theo tác giả: Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội chọn Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc làm khâu đột phá cho đổi mới QLNL của Công ty. Để thực hiện đổi mới Phân tích và đánh giá thực hiện công việc ở Công ty, cần thực hiện nhƣ sau:

-Xác định rõ đây là nhiệm vụ của Lãnh đạo từ công ty và cán bộ quản lý của

các đơn vị thành viên.

-Thành lập Hội đồng Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc của Công ty do

Tổng Giám đốc làm Chủ tịch Hội đồng. Thành viên tham gia Hội đồng bao gồm các Cán bộ lãnh đạo phòng/ban liên quan. Tham mƣu chính cho Hội đồng là Trƣởng phòng nhân sự làm ủy viên thƣờng trực. Có thể mời thêm một số chuyên gia về QLNL (nhất là về Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc) đang làm việc ở Tổ chức, trƣờng đại học, Viện nghiên cứu kinh tế uy tín trong nƣớc tham gia Hội đồng này.

-Xác định nhiệm vụ của Hội đồng Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc

là: (i) Xây dựng chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc trong Công ty; (ii) Theo dõi tình hình triển khai thực hiện Phân tích và đánh giá thực hiện công việc của Công ty; (iii) Tham mƣu cho Ban lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo các phòng ban, đơn vị thành viên khai thác và sử dụng hiệu quả kết quả Phân tích công việc, Đánh giá thực hiện công việc để triển khai, thực hiện các nội dung hoạt động khác của QLNL và công tác quản lý chung; (iv) Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ sử dụng để Phân tích, Đánh giá thực hiện công việc.

-Xây dựng chính sách, hệ thống các quy định cụ thể của Công ty và của các

đơn vị thành viên trong toàn công ty về phân tích và đánh giá thực hiện công việc. Cũng cần đƣa ra các quy định và hƣớng dẫn cụ thể về sử dụng và khai thác các kết quả phân tích, đánh giá công việc để phục vụ cho công tác QLNL nói riêng, công tác quản lý khác nói chung.

cƣờng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác QLNL.

-Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức và kỹ năng Phân tích, Đánh giá

thực hiện công việc cho các thành viên của Hội đồng Phân tích và Đánh giá thực hiện công việc trong Công ty và cho nhân viên chuyên trách làm công tác QLNL.

-Biên soạn quy trình hƣớng dẫn nghiệp vụ về Phân tích và Đánh giá thực

hiện công việc để giúp cho các cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty có thể tự nghiên cứu, thống nhất thực hiện hiệu quả công tác này.

-Khi phân tích, cần phải có sự tham gia của ngƣời lao động, cấp quản lý trực

tiếp, chuyên viên phân tích công việc. Trƣớc khi thực hiện phân tích, đánh giá công việc, ngƣời đƣợc giao thực hiện phân tích, đánh giá cần phải nắm bắt, thấu hiểu công việc và trực tiếp giới thiệu cho ngƣời lao động về chuyên viên phân tích công việc và nêu rõ lý do của công việc này. Để quá trình phân tích, đánh giá công việc thuận lợi. Những ngƣời thực hiện công việc này, ngay từ đầu hãy tạo nên một không khí trao đổi thoải mái, cởi mở để công việc đạt hiệu quả nhất.

-Để thích ứng với sự thay đổi công nghệ của máy móc thiết bị, các quy trình

tác nghiệp đang đƣợc sử dụng tại Công ty. Bộ phận làm công tác phân tích, đánh giá cần phải thƣờng xuyên theo dõi, sửa đổi những nội dung không còn phù hợp, cập nhật những nội dung mới trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà hà nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)