dƣợc
1.3.1. Sự phát triển của thị trường thuốc thế giới & Việt Nam
Thị trƣờng thuốc thế giới & Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động, ngày càng phát triển mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới còn rất chênh lệch giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nên mức tiêu dùng thuốc ở các nƣớc đang phát triển còn rất nhỏ so với các nƣớc phát triển, nhƣ Mỹ và Tây Âu. Các
thuốc tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn ở các nƣớc đang phát triển chủ yếu vẫn là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hoá.
Ở Việt Nam, nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trƣờng đã tạo nên một thị trƣờng thuốc phong phú, đa dạng. Việt Nam là một thị trƣờng nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh trong và ngoài nƣớc. Riêng thị trƣờng thuốc Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục phát triển và tăng trƣởng rõ nét. Số lƣợng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoạt động trong lĩnh vực dƣợc phẩm tăng lên rõ rệt. Chủng loại, chất lƣợng thuốc sản xuất trong và ngoài nƣớc tăng mạnh, đồng thời với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng.
Thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam đƣợc đánh giá lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trƣởng bình quân đứng thứ 3, năm 2005 đạt 817 triệu USD. Dự báo thị trƣờng thuốc Việt Nam sẽ tăng tƣơng đối đồng đều ở cả khu vực bán lẻ và sử dụng trong bệnh viện. Thuốc generic (Thuốc đƣợc cung cấp bởi các nhà sản xuất không phải là ngƣời phát minh ra công thức) luôn chiếm xấp xỉ 70% thị trƣờng về giá trị. Trong vài năm tới, mức tiêu thụ các nhóm thuốc tiêu hoá, tim mạch, chống nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao.
Cũng cần phải nói rằng, mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới nhƣng ngành Dƣợc Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về kinh phí hoạt động.
Nguồn cung ứng thuốc chính cho thị trƣờng thuốc Việt Nam là nhập khẩu và sản xuất trong nƣớc. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nƣớc so với thuốc nhập khẩu không còn chênh lệch quá lớn, tuy nhiên thuốc nhập khẩu vẫn còn chiếm ƣu thế.
1.3.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp Dược trong nước
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa kinh tế đổi mới đất nƣớc, nhiều thành phần kinh tế đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự vận động của
tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, các doanh nghiệp Dƣợc trong nƣớc cũng từng bƣớc đổi mới và đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu khả quan, đóng góp vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển ngành Dƣợc Việt Nam.
Hiện nay, việc sản xuất thuốc trong nƣớc đã đƣợc chú trọng hơn. Thuốc nội xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, mẫu mã phong phú, chất lƣợng cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Bên cạnh việc củng cố, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc, các doanh nghiệp Dƣợc Việt Nam đã quan tâm hơn đến thị trƣờng nƣớc ngoài. Các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng đã tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp Dƣợc mở rộng thị trƣờng trong khu vực và thế giới.
Các doanh nghiệp Dƣợc đã có sự đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Tính đến cuối năm 2006 cả nƣớc đã có 42 cơ sở sản xuất thuốc đạt GMP-ASEAN và 18 doanh nghiệp đạt GMP-WHO. Công tác cung ứng, phân phối thuốc cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện, trong đó các doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc giữ vai trò không thể thiếu.
1.3.3. Đặc điểm kinh tế của ngành dược
Đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất dƣợc phẩm là việc gia nhập ngành của các công ty mới là tƣơng đối khó khăn. Thực tế, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo ra một loại thuốc mới của các công ty sản xuất dƣợc phẩm là rất đáng kể. Chính vì dƣợc phẩm là loại hàng hoá ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của ngƣời tiêu dùng, nên phải sau một quá trình đánh giá rất dài của Chính phủ, các hãng mới có thể nhận đƣợc đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ đặc quyền sáng chế này, các công ty mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dƣợc phẩm ra thị trƣờng trong thời gian dài. Sự khó khăn trong việc gia nhập ngành này cho phép các hãng, các công ty sản xuất dƣợc phẩm tạo ra tỷ lệ thu nhập ròng trên doanh thu (12,2%) cao hơn nhiều so với các hãng kinh doanh khác. Tuy nhiên, các hãng dƣợc phẩm phải đối mặt với những rủi ro dễ mắc phải do tính đơn nhất
của sản phẩm, cũng nhƣ rủi ro khi mà các đối thủ cạnh tranh sẽ phát triển những loại tân dƣợc cao cấp hơn, tân tiến hơn. Lúc đó, những loại thuốc cũ sẽ bị lỗi thời hoặc sẽ hết hạn sử dụng do sức tiêu dùng yếu đi. Bởi những rủi ro kinh doanh trên mà các hãng dƣợc phẩm có xu hƣớng ngày càng thắt chặt tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn, hay nói cách khác, họ thích sự an toàn hơn sự mạo hiểm bằng cách tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ và giảm vốn vay đến mức nhỏ nhất có thể.
Kết luận chƣơng 1
Với mục đích hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chƣơng 1 của luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:
1. Hệ thống hoá các khái niệm, quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nêu lên vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nội dung, phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ đó hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và đƣợc chia thành 6 nhóm chính: (1) nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động; (2) nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản; (3) nhóm chi tiêu hiệu quả sử dụng chi phí; (4) nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi; (5) nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và khả năng thanh toán; (6) nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội.
2. Luận văn đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành dƣợc, bao gồm sự phát triển của thị trƣờng thuốc thế giới và Việt Nam, sự phát triển của các doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc và đặc điểm kinh tế của ngành dƣợc.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC -THIẾT BỊ Y TẾ HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 2004-2006