(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh cũng có xu hƣớng tăng, năm 2004 một đồng chi phí kinh doanh tạo ra 0,0033 đồng lợi nhuận; năm 2005 một đồng chi phí tạo ra 0,0137 đồng lợi nhuận, tăng 315,15% so với năm 2004 năm trƣớc cổ phần hoá. Đến năm 2006, tỷ suất lợi nhuận giảm 2,92% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ việc tăng chi phí kinh doanh chƣa mang lại hiệu quả trong việc làm tăng lợi nhuận cho công ty. Chi phí kinh doanh tăng 16,62% năm 2006 so với năm 2005 nhƣng lợi nhuận chỉ tăng 13,59%.
2.2.3.4. Hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi
Từ bảng 2.7 ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (ROA) của công ty năm 2005 đạt 2,89%, tức 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra đƣợc 2,89 đồng lợi nhuận, tăng 280,26% so với trƣớc cổ phần hoá năm 2004.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 +/- % +/- % Doanh thu (tr.đồng) 56.284 74.068 96.345 17.784 31,6 22.277 30,1 Lợi nhuận (tr.đồng) 186 1.001 1.137 815 438,17 136 13,59 Chi phí (triệu đồng) 56.098 73.067 85.208 16.969 30,25 12.141 16,62 Hiệu suất SD chi phí 1,0033 1,0137 1,1307 0,0104 1,04 0,117 11,54 Tỉ suất lợi nhuận chi
phí
Nguyên nhân là do tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp tăng 390,1%, điều này thể hiện năm 2005 doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. Năm 2006, ROA đạt 2,68%, 100 đồng vốn bỏ ra mới tạo đƣợc 2,68 đồng lợi nhuận, giảm 7,27% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp giảm -12,59% so với năm 2005. Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh của công ty thấp nhƣ vậy là vì nguồn vốn đầu tƣ của công ty chủ yếu là vốn vay, chi phí lãi vay cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty tăng lên đáng kể sau khi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. 100 đồng vốn chủ sở hữu trƣớc khi cổ phần chỉ mang lại 4,26 đồng lợi nhuận; sau khi cổ phần hoá tạo ra 16,81 đồng lợi nhuận, tăng 294,6% so với trƣớc khi cổ phần hoá. Năm 2006, chỉ tiêu này tăng 6,25% so với năm 2005. Đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
Qua phân tích ở trên, ROE có thể đƣợc biến đổi nhƣ sau: ROE = PM x AU x EM
Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.
Từ bảng 2.7, ROE năm 2005 tăng 294,6% so với năm 2005 là do
+ Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp (PM) tăng 390,1%.
+ Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (EM), hay mức độ huy động vốn bên ngoài của doanh nghiệp tăng 3,67%.
Năm 2006, ROE đạt 17,86, tăng 6,25% so với năm 2005, do nguyên nhân:
+ Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp AU tăng 6,07%
+ Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (EM), hay mức độ huy động vốn bên ngoài của doanh nghiệp tăng 14,63%.
Năm 2005 và 2006, hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM của doanh nghiệp tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh.