2.3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đáng khích lệ trên, công ty vẫn còn những hạn chế sau:
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm có tăng trƣởng, nhƣng chƣa có sự phát triển bền vững. Tỷ trọng hàng tồn kho lớn và ngày càng tăng trong tổng số tài sản lƣu động
Tỷ suất lợi nhuận còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Số sản phẩm có chất lƣợng và mẫu mã đẹp chƣa nhiều, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Số lƣợng cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trƣờng và làm công tác kinh doanh còn chƣa đáp ứng kịp với sự phát triển của ngành dƣợc hiện nay.
Cơ cấu vốn không hợp lý, tỷ trọng nợ trong tổng vốn kinh doanh còn cao và có xu hƣớng tăng. Các khoản phải thu tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn.
Nguyên nhân của những hạn chế
1. Công tác tiêu thụ tổ chức còn lúng túng, thiếu linh hoạt sáng tạo, chƣa có các chính sách phát triển bền vững, ổn định lâu dài; thiếu chiến lƣợc thị trƣờng.
Công tác tiếp thị, quảng cáo giới thiệu các sản phẩm do công ty sản xuất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm chƣa đƣợc cải tiến nhiều do hệ thống máy móc thiết bị chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ.
Bên cạnh đó, việc quản lý dự trữ tồn kho cũng nhƣ lập kế hoạch sản xuất, bán hàng còn nhiều bất cập làm cho lƣợng tồn kho thành phẩm cũng nhƣ tồn kho nguyên liệu còn nhiều, làm tồn đọng vốn kinh doanh, tăng chi phí lƣu kho, chi phí hƣ tổn.
2. Chƣa khai thác đƣợc nguồn dƣợc liệu và bài thuốc gia truyền sẵn có của địa phƣơng mà tỉnh có lợi thế; chƣa chú trọng đến đầu tƣ xây dựng vùng dƣợc liệu tập trung. Hầu hết các nguyên liệu, phụ liệu đều phải nhập ngoài dẫn đến bị động sản xuất, tốn thêm chi phí vận chuyển làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, nhiều khi vi phạm hợp đồng với khách hàng; Giá đầu vào của một số mặt hàng chƣa cạnh tranh đƣợc với các nhà thuốc, doanh nghiệp tƣ nhân;
3. Máy móc, thiết bị sản xuất của Công ty từ nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ khác nhau; bên cạnh những dây chuyền, thiết bị mới, vẫn còn một số máy móc, thiết bị quá cũ và lạc hậu, hiệu quả thấp, khó nâng cấp chất lƣợng sản phẩm. Hơn nữa, do điều kiện nguồn vốn khó khăn, hạn hẹp nên phải đổi mới, nâng cấp thiết bị từng bƣớc.
4. Thiếu vốn kinh doanh, việc bố trí cơ cấu vốn trong kinh doanh chƣa hợp lý, thời gian qua do tập trung phần lớn vốn đầu tƣ để xây dựng nhà máy dƣợc phẩm tiêu chuẩn GMP ASEAN, tiêu chuẩn kiểm nghiệm GLP và kho bảo quản thuốc GSP. Vốn đầu tƣ vào các tiêu chuẩn này tuy làm doanh thu tăng nhanh, nhƣng do độ trễ thời gian nên chƣa thể thu hồi ngay đƣợc vốn sau khi đầu tƣ mà phải sau 2-3 năm thực hiện sản xuất kinh doanh, vì vậy thiếu vốn dành cho công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm.
Việc Công ty tập trung vào đầu tƣ tài sản cố định và nhà xƣởng trong thời gian qua làm cho tốc độ tăng của TSCĐ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.
5. Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động đã đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề nhƣng so với yêu cầu nhiệm vụ trong nền kinh tế thị trƣờng chƣa đáp ứng. Thiếu cán bộ làm công tác kinh doanh thạo việc, chuyên nghiệp, sâu sát và nhanh nhạy trong cơ chế thị trƣờng. Chế độ giao khoán, trả công cho mậu dịch viên còn bất cập nên mậu dịch viên chƣa thực sự tâm huyết với doanh nghiệp làm cho việc giao khoán doanh số còn gặp khó khăn.
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 2 của Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
1. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Dƣợc và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh- HATIPHARCO. Công ty cổ phần Dƣợc và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1993 và chuyển sang hình thức cổ phần từ năm 2005.
2. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006:
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh theo từng nhóm chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán.
- Qua phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh rất đáng khích lệ, nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng trƣởng, tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận tƣơng đối cao. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng trƣởng nhƣng chƣa có sự phát triển bền vững. Tỷ suất lợi nhuận còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty: tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng tài sản cố định và lƣu động.
Trên cơ sở phân tích, luận văn đã đánh giá khái quát kết quả đạt đƣợc, những tồn tại cần khắc phục, nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc và tồn tại để có định hƣớng đƣa ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc và Thiết bị Y tế Hà tĩnh ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DƢỢC - THIẾT BỊ Y TẾ HÀ TĨNH