3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
3.3.4. Huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu thường mới
3.3.4.1. Cơ sở lý luận
Vốn là một vấn đề luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh cũng nhƣ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đối với các công ty cổ phần, vấn đề đảm bảo cho công ty có đầy đủ, kịp thời số vốn tối thiểu, cần thiết và hợp pháp để công ty có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Nguồn vốn chủ yếu của các công ty cổ phần là do các cổ đông đóng góp dƣới hình thức mua cổ phần. Bên cạnh đó, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thƣờng mới để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thƣờng mới có lợi thế là lá chắn chống lại sự phá sản của doanh nghiệp; và khi công ty gặp khó khăn thì có thể chƣa cần trả hoặc trả rất ít cổ tức cho cổ đông.
3.3.4.2. Cơ sở thực tiễn
Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HATIPHARCO ngày càng lớn, nhất là vốn cho các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất. Hơn nữa, hiện nay Công ty đang đối mặt với khó khăn là thiếu vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, với thực trạng này tiềm ẩn nguy cơ tài chính khá lớn. Nếu công ty không tính toán kỹ và theo dõi cẩn trọng, thực hiện luân
chuyển các luồng tiền một cách hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Để khắc phục tình trạng này, một mặt công ty cần phải khắc phục nhanh và triệt để các nhƣợc điểm trên, mặt khác Công ty cần phải đẩy mạnh huy động vốn từ các nguồn khác nhau: Vốn tự có và phần lợi nhuận để lại cộng dồn của Công ty; huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu; Vốn vay từ các Ngân hàng thƣơng mại; Tận dụng vốn của bạn hàng thông qua việc thanh toán trả chậm khi nhận hàng hoặc ứng vốn khi xuất hàng. Trong các giải pháp trên, việc huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu thƣờng mới là cần thiết và đƣợc cân nhắc lựa chọn hơn cả.
Sở dĩ nhƣ vậy là vì nguồn vốn kinh doanh hiện nay của Công ty chủ yếu là vốn vay, việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu sẽ giảm chi phí vốn và thuận lợi trong việc thu hút các nguồn vốn khác.
3.3.4.3. Cách thức triển khai
Phòng Tài chính, Kế toán, Thống kê phân tích tình hình tài chính của Công ty trong thời gian qua (giai đoạn 2004-2006), bao gồm đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình trên các chỉ tiêu: khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi và các rủi ro tài chính; xây dựng kế hoạch phát hành cổ phiếu, dự trù kinh phí phát hành, thuê chuyên gia và tổ chức tƣ vấn xây dựng phƣơng án phát hành, định giá khởi điểm cổ phần.
Phƣơng án phát hành cổ phần
- Cổ phiếu phát hành: Cổ phiếu phổ thông - Số lƣợng phát hành: 100.000 cổ phần
- Tổng giá trị cổ phần phát hành theo mệnh giá: 10 tỷ đồng.
- Thời gian phát hành: tháng 01 năm 2008 đến tháng 02 năm 2008. - Phƣơng thức phát hành: Phát hành cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nắm giữ, cho các đối tác chiến lƣợc của công ty.
Công ty phải có chiến lƣợc kinh doanh thực sự hiệu quả, thuyết phục đƣợc các cổ đông lớn, từ đó nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Việc này cần sự nỗ lực của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, để xây dựng nên một thƣơng hiệu HATIPHARCO thực sự vững mạnh.
Phòng Tài chính, Kế toán, Thống kê bố trí lực lƣợng cán bộ nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tài chính công ty trong giai đoạn 2004-2006; đồng thời cung cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính công ty cho đơn vị và các chuyên gia tƣ vấn xây dựng phƣơng án phát hành cổ phần, đảm bảo đánh giá đúng, chính xác tình hình tài chính của công ty.
3.3.4.5. Chi phí thực hiện
Dự kiến chi phí thuê chuyên gia tƣ vấn xây dựng phƣơng án phát hành cổ phiếu: 50 triệu đồng.
Chi phí phát hành ƣớc khoảng 100 triệu đồng. Tổng chi phí thực hiện ƣớc khoảng 150 triệu đồng.
3.3.4.6. Hiệu quả mang lại
Tăng nguồn vốn tự có của công ty nhằm giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay, tăng mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro về tài chính của Công ty.