Bảng 3.6. Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/12 31/12/13 31/12/14 Dƣ nợ 659 715 694 753 Nợ xấu 3.3 10.7 13.9 20.7 Tỷ lệ nợ xấu 0.5 1.5 2 2.75 Doanh nghiệp VVN 2.0 6.4 7.6 11.3 Tỷ trọng 60.0 60.0 55.0 54.5 Doanh nghiệp khác 0 0 0 0 Tỷ trọng 0 0 0 0 Thành phần kinh tế khác 1.3 4.3 6.2 9.4 Tỷ trọng 40.0 40.0 45.0 45.5 (Nguồn: Phòng QLRR - MHB Hà Tây)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh khá thấp, tuy nhiên nợ xấu tại Chi nhánh đang có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh nhất vào năm 2014. Năm 2011, nợ xấu là 3,3 tỷ đồng với tỷ lệ là 0,5% thì đến thời điểm cuối năm 2014 nợ xấu đã là 20,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,75%.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã tăng khá nhanh, song trước bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian tiếp theo vẫn chưa có tín hiệu cải thiện đáng kể, các khoản nợ xấu tiềm ẩn vẫn nhiều. Do vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn dòng tiên của khách hàng.
3.4.Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại MHB HàTây 3.4.1.Tổ chức bộ máy quản trị tín dụng
Hiện nay, bộ máy quản trị tín dụng đối với DNVVN chưa được xây dựng riêng biệt, chuyên sâu vì vậy quản trị tín dụng đối với DNVVN vẫn tuân thủ theo bộ máy quản trị tín dụng chung mà Hội sở chính MHB đã xây dựng.
Cơ cấu tổ chức được xây dựng theo hướng tách bạch riêng các bộ phận Kinh doanh, QLRR và HTKD. Với mô hình tổ chức bộ máy thực hiện quản trị rủi ro cho hoạt động ngân hàng do ngân hàng MHB quy định, mô hình quản lý RRTD của chi nhánh đã thể hiện tính đầy đủ và chuyên nghiệp, của các bộ phận trong bộ máy xét duyệt. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng và UBTD được thể hiện qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ mày quản lý tín dụng tại chi nhánh như sau:
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức tín dụng tại MHB Hà Tây
Uỷ ban tín dụng chi nhánh: Do Giám đốc chi nhánh quyết định thành lập, thành phần gồm: Cán bộ kinh doanh, lãnh đạo phòng kinh doanh, lãnh đạo chi nhánh và tuỳ theo mức phán quyết mà quy định có thành phần của CBRR hoặc lãnh đạo phòng rủi ro và cán bộ hoặc lãnh đạo phòng nguồn vốn. Nhiệm vụ của UBTD là quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt cho vay, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác ... được quy định tại quyết định số 75/QD-NHN của ngân hàng MHB. Ngoài ra còn hỗ trợ việc đưa ra quyết định của ban lãnh đạo những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng như: đề xuất các hạn mức rủi ro, quy định về lãi suất, phí, xử lý nợ xấu... Trách nhiệm của UBTD là chịu trách nhiệm trước Giám đốc về ý kiến kết luận của mình.
Phòng Kinh doanh: Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, nhằm đạt
được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc phụ trách TD UBTD các cấp tại Chi nhánh Phòng kinh doanh Phòng QLRR & HTKD Phòng Nguồn vốn
Nhiệm vụ chính của Phòng Kinh doanh là: Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng, trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà MHB có lợi thế và có thể cung ứng, trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng. Xử lý tất cả các hồ sơ vay mới hoặc hồ sơ tín dụng hiện tại... theo đúng quy định cụ thể tại quyết định số 74/QĐ-NHN ngày 21/12/2009 về quy chế cho vay đối với khách hàng của MHB.
Phòng QLRR & HTKD: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro nhằm
đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả. Tại phòng QLRR & HTKD bao gồm 2 bộ phận là bộ phận QLRR và bộ phận HTKD.
Nhiệm vụ chính của Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng là: Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quản lý danh mục đầu tư, trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng, tham gia phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Lập báo cáo đánh giá rủi ro. Phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro cho toàn chi nhánh. Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả. Theo dõi hỗ trợ Phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro… Tham gia giải quyết NQH, nợ xấu phát sinh.
Nhiệm vụ của bộ phận hỗ trợ kinh doanh là hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; Thực hiện công chứng, giao dịch bảo đảm; Nhận hồ sơ tín dụng để lưu giữ hoặc chuyển lưu kho theo quy định.
Báo cáo thống kê, thông tin tín dụng; Theo dõi nợ đến hạn, lãi chưa thu, NQH, nợ có vấn đề của toàn chi nhánh; xử lý nợ.
- Phòng nguồn vốn: Lãnh đạo phòng hoặc người được phân công phải
chịu trách nhiệm đề xuất nguồn vốn giải ngân cho các khoản phê duyệt tín dụng phù hợp theo quy định hiện hành.
- Phòng giao dịch: Tại các phòng giao dịch được bố trí CBTD, CBRR và
CBHT. Mức giải quyết cho các khách hàng vay tại phòng giao dịch phải tuân thủ theo quyết định uỷ quyền phán quyết của Tổng giám đốc từng thời kỳ.
- Hội đồng quản trị phê duyệt phân cấp cho Tổng giám đốc, phó tổng
giám đốc và các chi nhánh, phòng giao dịch quyền phán quyết tín dụng tối đa đối với một khách hàng phù hợp với các điều kiện sau:
Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng nhà nước
Việt Nam về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
Đảm bảo cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng.
Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành
trong hoạt động tín dụng, phù hợp với các quy trình nghiệp vụ của MHB.
Phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động, quy mô điều kiện, khả năng
và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, ủy quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.
Việc phân quyền phán quyết tại MHB Hà Tây được thực hiện theo QĐ
số 99/QĐ-NHN ngày 22/9/2009, cụ thể như sau:
- Mức phán quyết cho Chi nhánh cấp 1:
+ Tín dụng có tài sản đảm bảo, đối với Giám đốc chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 20 tỷ đồng, DNTN: 15 tỷ đồng, cá nhân: 7 tỷ đồng. Phó giám đốc chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 10 tỷ đồng, DNTN: 7 tỷ đồng, cá nhân: 3 tỷ đồng.
+ Tín dụng không có TSBĐ, đối với Giám đốc chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 2 tỷ đồng, DNTN: 1 tỷ đồng, cá nhân: 200 triệu đồng, đối với PGĐ chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 500 triệu đồng, DNTN: 300 triệu đồng, cá nhân: 100 triệu đồng.
Mức phán quyết cho phòng giao dịch về tín dụng có TSDB đối với đối
tượng là tổ chức kinh tế, DNTN, cá nhân: 1 tỷ đồng; Không có tài sản đảm bảo với tất cả các đối tượng khách hàng là 50 triệu đồng.
Mức phán quyết có thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau phù hợp với cơ
cấu tổ chức và năng lực của các cán bộ lãnh đạo đối với từng chi nhánh cấp 1.