Lợi nhuận tại MHB HàTây giai đoạn 2011-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Tây (Trang 58)

(Đơn vị: Triệu VNĐ) 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình kinh doanh của Chi nhánh ngày một khó khăn. Lợi nhuận từ năm 2011- 2014 của Chi nhánh liên tục sụt giảm qua các năm, Lợi nhuận của năm 2014 chỉ đạt trên 3,3 tỷ đồng. Đây là một con số hết sức nhỏ bé so với quy mô hoạt động của Chi nhánh với hơn 100 cán bộ nhân viên.

Kết quả trên là do những năm trước Chi nhánh quá chú trọng vào công tác huy động vốn để gửi Hội sở chính hưởng chênh lệch lãi suất, tuy nhiên khi Hội sở chính thừa vốn và điều chỉnh lãi suất gửi vốn giảm đã làm cho Lợi nhuận của Chi nhánh sụt giảm nghiêm trọng. Chi nhánh cần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới để nguồn vốn huy động xấp xỉ bằng dư nợ từ đó Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong công tác tăng trưởng huy động cũng như dư nợ của mình, đạt mục tiêu, kế hoạch lợi nhuận của Chi nhánh.

Từ năm 2012 đến nay, hệ thống Ngân hàng MHB hoạt động hết sức khó khăn, các Chi nhánh không tăng trưởng được dư nợ trong khi đã huy động nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cao. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng MHB.

3.3. Thực trạng tín dụng đối với DNVVN tại MHB Hà Tây 3.3.1. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN 3.3.1. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN

Định hướng của MHB Hà Tây trong hoạt động cho vay là luôn ưu tiên phát triển đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vây trong cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp thì cho vay DNVVN luôn chiếm trên 90% dư nợ cho vay doanh nghiệp và trên 50% dư nợ của toàn chi nhánh.

Bảng 3.4. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/12 31/12/13 31/12/14

- Tổng dƣ nợ 659 715 694 753

- Dư nợ Doanh nghiệp 350 422 418 456

- Dư nợ DNVVN 306 380 370 411

Tỷ trọng (%) Dư nợ

DNVVN/Tổng DN 46.4 53.1 53.3 54.6

(Nguồn: Phòng QLRR - MHB Hà Tây)

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ cho vay DNVVN

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dƣ nợ Dƣ nợ DN Dƣ nợ DNVVN

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy dư nợ tín dụng cho vay DNVVN trong giai đoan 2011-2014 tương đối ổn định luôn chiếm trên 50%, tuy nhiên đến cuối năm 2014 cũng chỉ đạt 411 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến cho vay nói chung và tín dung cho các DNVVN không cao là do:

+ Sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn.

+ Ngân hàng MHB là ngân hàng có quy mô nhỏ, chưa được nhiều người biết tới.

+ Mạng lưới hoạt động còn hạn chế, sản phẩm ngân hàng chưa đa dạng, đáp

3.3.2.Tình hình chung về nợ quá hạn

Bảng 3.5. Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/12 31/12/13 31/12/14 Nợ quá hạn 18.5 44.8 45.7 26.4 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.8 6.3 6.6 3.5 Doanh nghiệp VVN 7.9 10.7 13.9 13.6 Tỷ trọng 42.9 24.0 30.4 51.4 Doanh nghiệp khác 5.3 8.6 10.4 9.8 Tỷ trọng 28.6 19.2 22.8 37.1 Thành phần kinh tế khác 5.3 25.5 21.4 3.0 Tỷ trọng 28.6 56.9 46.8 11.4 (Nguồn: Phòng QLRR - MHB Hà Tây) Bảng số liệu trên cho thấy trong năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức có thể chấp nhận được (tính đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm đến 2,8% tổng dư nợ) tuy nhiên trong số nợ quá hạn này thì dư nợ quá hạn DNVVN đã lên tới 7,9 tỷ đồng chiếm 42,9% tổng dư nợ quá hạn. Trong năm 2012

và 2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và nhà đất nên tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh tăng rất nhanh. Năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ lần lượt là 6,3% và 6,6%. Năm 2012 và 2013 tỷ lệ nợ quá hạn chủ yếu nằm ở các thành phần kinh tế khác như cá nhân, hộ kinh doanh vay sản xuất kinh doanh, lần lượt là 56,9% vào năm 2012 và 46,8% vào năm 2013. Trong năm 2014, Chi nhánh đã tập trung xử lý được gần 20 tỷ đồng nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn được xử lý trong năm chủ yếu tập trung ở nợ quá hạn doanh nghiệp khác và thành phần kinh tế khác, các khoản nợ DNVVN đang có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Điều này là do phần lớn các khoản nợ của các DNVVN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng có thời gian thu hồi công nợ nên chưa bôc lộ nợ quá hạn. Tuy nhiên khi đến thời hạn cơ cấu thì khách hàng vẫn không trả được nợ.

3.3.3.Tình hình nợ xấu

Bảng 3.6. Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/12 31/12/13 31/12/14 Dƣ nợ 659 715 694 753 Nợ xấu 3.3 10.7 13.9 20.7 Tỷ lệ nợ xấu 0.5 1.5 2 2.75 Doanh nghiệp VVN 2.0 6.4 7.6 11.3 Tỷ trọng 60.0 60.0 55.0 54.5 Doanh nghiệp khác 0 0 0 0 Tỷ trọng 0 0 0 0 Thành phần kinh tế khác 1.3 4.3 6.2 9.4 Tỷ trọng 40.0 40.0 45.0 45.5 (Nguồn: Phòng QLRR - MHB Hà Tây)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh khá thấp, tuy nhiên nợ xấu tại Chi nhánh đang có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh nhất vào năm 2014. Năm 2011, nợ xấu là 3,3 tỷ đồng với tỷ lệ là 0,5% thì đến thời điểm cuối năm 2014 nợ xấu đã là 20,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,75%.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã tăng khá nhanh, song trước bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian tiếp theo vẫn chưa có tín hiệu cải thiện đáng kể, các khoản nợ xấu tiềm ẩn vẫn nhiều. Do vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn dòng tiên của khách hàng.

3.4.Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại MHB HàTây 3.4.1.Tổ chức bộ máy quản trị tín dụng

Hiện nay, bộ máy quản trị tín dụng đối với DNVVN chưa được xây dựng riêng biệt, chuyên sâu vì vậy quản trị tín dụng đối với DNVVN vẫn tuân thủ theo bộ máy quản trị tín dụng chung mà Hội sở chính MHB đã xây dựng.

Cơ cấu tổ chức được xây dựng theo hướng tách bạch riêng các bộ phận Kinh doanh, QLRR và HTKD. Với mô hình tổ chức bộ máy thực hiện quản trị rủi ro cho hoạt động ngân hàng do ngân hàng MHB quy định, mô hình quản lý RRTD của chi nhánh đã thể hiện tính đầy đủ và chuyên nghiệp, của các bộ phận trong bộ máy xét duyệt. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng và UBTD được thể hiện qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ mày quản lý tín dụng tại chi nhánh như sau:

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức tín dụng tại MHB Hà Tây

Uỷ ban tín dụng chi nhánh: Do Giám đốc chi nhánh quyết định thành lập, thành phần gồm: Cán bộ kinh doanh, lãnh đạo phòng kinh doanh, lãnh đạo chi nhánh và tuỳ theo mức phán quyết mà quy định có thành phần của CBRR hoặc lãnh đạo phòng rủi ro và cán bộ hoặc lãnh đạo phòng nguồn vốn. Nhiệm vụ của UBTD là quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt cho vay, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác ... được quy định tại quyết định số 75/QD-NHN của ngân hàng MHB. Ngoài ra còn hỗ trợ việc đưa ra quyết định của ban lãnh đạo những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng như: đề xuất các hạn mức rủi ro, quy định về lãi suất, phí, xử lý nợ xấu... Trách nhiệm của UBTD là chịu trách nhiệm trước Giám đốc về ý kiến kết luận của mình.

 Phòng Kinh doanh: Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, nhằm đạt

được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc phụ trách TD UBTD các cấp tại Chi nhánh Phòng kinh doanh Phòng QLRR & HTKD Phòng Nguồn vốn

Nhiệm vụ chính của Phòng Kinh doanh là: Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng, trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà MHB có lợi thế và có thể cung ứng, trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng. Xử lý tất cả các hồ sơ vay mới hoặc hồ sơ tín dụng hiện tại... theo đúng quy định cụ thể tại quyết định số 74/QĐ-NHN ngày 21/12/2009 về quy chế cho vay đối với khách hàng của MHB.

 Phòng QLRR & HTKD: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro nhằm

đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả. Tại phòng QLRR & HTKD bao gồm 2 bộ phận là bộ phận QLRR và bộ phận HTKD.

Nhiệm vụ chính của Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng là: Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quản lý danh mục đầu tư, trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng, tham gia phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Lập báo cáo đánh giá rủi ro. Phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro cho toàn chi nhánh. Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả. Theo dõi hỗ trợ Phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro… Tham gia giải quyết NQH, nợ xấu phát sinh.

Nhiệm vụ của bộ phận hỗ trợ kinh doanh là hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; Thực hiện công chứng, giao dịch bảo đảm; Nhận hồ sơ tín dụng để lưu giữ hoặc chuyển lưu kho theo quy định.

Báo cáo thống kê, thông tin tín dụng; Theo dõi nợ đến hạn, lãi chưa thu, NQH, nợ có vấn đề của toàn chi nhánh; xử lý nợ.

- Phòng nguồn vốn: Lãnh đạo phòng hoặc người được phân công phải

chịu trách nhiệm đề xuất nguồn vốn giải ngân cho các khoản phê duyệt tín dụng phù hợp theo quy định hiện hành.

- Phòng giao dịch: Tại các phòng giao dịch được bố trí CBTD, CBRR và

CBHT. Mức giải quyết cho các khách hàng vay tại phòng giao dịch phải tuân thủ theo quyết định uỷ quyền phán quyết của Tổng giám đốc từng thời kỳ.

- Hội đồng quản trị phê duyệt phân cấp cho Tổng giám đốc, phó tổng

giám đốc và các chi nhánh, phòng giao dịch quyền phán quyết tín dụng tối đa đối với một khách hàng phù hợp với các điều kiện sau:

 Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng nhà nước

Việt Nam về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

 Đảm bảo cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng.

 Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành

trong hoạt động tín dụng, phù hợp với các quy trình nghiệp vụ của MHB.

 Phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động, quy mô điều kiện, khả năng

và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, ủy quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.

 Việc phân quyền phán quyết tại MHB Hà Tây được thực hiện theo QĐ

số 99/QĐ-NHN ngày 22/9/2009, cụ thể như sau:

- Mức phán quyết cho Chi nhánh cấp 1:

+ Tín dụng có tài sản đảm bảo, đối với Giám đốc chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 20 tỷ đồng, DNTN: 15 tỷ đồng, cá nhân: 7 tỷ đồng. Phó giám đốc chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 10 tỷ đồng, DNTN: 7 tỷ đồng, cá nhân: 3 tỷ đồng.

+ Tín dụng không có TSBĐ, đối với Giám đốc chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 2 tỷ đồng, DNTN: 1 tỷ đồng, cá nhân: 200 triệu đồng, đối với PGĐ chi nhánh: Đối tượng là tổ chức kinh tế: 500 triệu đồng, DNTN: 300 triệu đồng, cá nhân: 100 triệu đồng.

 Mức phán quyết cho phòng giao dịch về tín dụng có TSDB đối với đối

tượng là tổ chức kinh tế, DNTN, cá nhân: 1 tỷ đồng; Không có tài sản đảm bảo với tất cả các đối tượng khách hàng là 50 triệu đồng.

 Mức phán quyết có thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau phù hợp với cơ

cấu tổ chức và năng lực của các cán bộ lãnh đạo đối với từng chi nhánh cấp 1.

3.4.2.Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 3.4.1.1. Quy trình cho vay 3.4.1.1. Quy trình cho vay

- Bƣớc 1: Thiết lập hồ sơ tín dụng

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng, cán bộ tín dụng trực tiếp gặp khách hàng để hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp: Khách hàng cung cấp cho ngân hàng đăng

ký kinh doanh doanh nghiệp, mã số thuế, điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng, đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp và các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (nếu có).

+ Hồ sơ tài chính doanh nghiệp: Doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng

BCTC 2 năm gần nhất (đối với DN hoạt động trên 2 năm), sao kê các khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho, sao kê tài khoản ngân hàng, một số hợp đồng kinh tế gần nhất mà công ty đã thực hiện, bảng lương của cán bộ công nhân viên, bảng kê khai nộp thuế.

+ Hồ sơ về bảo đảm tiền vay: Khách hàng cung cấp sao y bản chính các

giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với bất động sản), giấy đăng ký xe (đối với tài sản là động sản), hóa

đơn VAT, tờ khai trích khấu hao nộp cơ quan thuế đối với tài sản là mấy móc, thiết bị…

- Bƣớc 2: Phân tích tín dụng

+ Thực hiện thu thập thông tin của khách hàng vay

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ khách hàng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn:

 Hồ sơ do khách hàng cung cấp

 Phỏng vấn trực tiếp khách hàng

 Đi thăm thực địa doanh nghiệp

 Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.

 Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

 Các nguồn khác.

Thông qua quá trình thu thập thông tin ngân hàng sẽ biết được chính xác tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh và uy tín của khách hàng, từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

+ Thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng

Hiện nay, quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng của MHB Hà Tây được thực hiện căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn mà được phân chia thành hai nhóm: Doanh nghiệp và cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình).

Đối với khách hàng là doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản (trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng phản ánh tình hình tài chính và mức độ uy tín trong quan hệ đối với ngân hàng của khách hàng vay vốn) để thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng đó là: chỉ tiêu lợi nhuận; chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Tây (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)