CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu
Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu phải đảm bảo sự động viên đóng góp hợp lý nguồn thu ngân sách nhà nƣớc phù hợp với quá trình cải cách hệ
thống thuế nƣớc ta. Hiện nay, thuế xuất nhập khẩu đang là một nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế.
Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải đảm bảo mục tiêu: bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc một cách hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu. Chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành bảo hộ sản xuất trong nƣớc mang tính tràn lan và thiếu chọn lọc, không đƣợc phân định theo những ngành sản xuất dựa trên lợi thế cạnh tranh, những ngành sản xuất mà Nhà nƣớc cần đầu tƣ phát triển và những ngành sản xuất khác; Bất cứ ngành sản xuất nào trong nƣớc cũng đƣợc bảo hộ, mặt hàng nào mà trong nƣớc đã sản xuất đều đƣợc điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu mà không kèm điều kiện và thời gian bảo hộ cụ thể.
Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tiến tới phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế về ƣu đãi thuế nhập khẩu và các cam kết ƣu đãi khác. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tiến tới phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Chỉ có trên cơ sở tôn trọng triệt để các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế thì chính sách thuế xuất nhập khẩu mới góp phần mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tƣ, bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Về biểu thuế: Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hƣớng bảo hộ có chọn lọc đối với các ngành kinh tế. Thực tế cho thấy, trong bất kỳ thời điểm nào kể cả ở các nƣớc phát triển và chậm phát triển, thuế xuất nhập khẩu đều phải có vai trò bảo hộ nền kinh tế của nhà nƣớc đó. Vì thế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải nghiên cứu cân nhắc để có chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nƣớc thích hợp, không thể một sớm một chiều giảm nhanh sự bảo hộ qua thuế xuất nhập khẩu.
Về thuế suất: Có thể nói đây là linh hồn của luật thuế, nó thể hiện mức độ động viên vào ngân sách nhà nƣớc, khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, đồng thời nó thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm. Việt Nam phải thực hiện lịch trình cắt giảm thuế theo các hiệp định. Vì vậy, việc xây dựng mức thuế suất hợp lý vừa đảm bảo thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế, vừa phù hợp với tình hình thực tiển của đất nƣớc.
Hiện nay nƣớc ta có mức thuế suất thuế xuất khẩu đang còn thấp và mức thuế suất thuế nhập khẩu đang ở mức cao so với các nƣớc trong khu vực và thế giới, chúng ta đang trong lộ trình cắt giảm và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới việc cắt giảm thuế sẽ làm số thu giảm số thuế thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thƣơng mại. Các mặt hàng nhập khẩu đƣợc giảm thuế sẽ có số lƣợng nhập khẩu gia tăng. Kết quả sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc điều hành thuế nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc bảo hộ có chọn lọc các ngành hàng có khả năng cạnh tranh đầu tƣ, mở rộng sản xuất, hạn chế tối đa những tác động bất lợi về biến động của giá cả. Không chỉ có vậy, chính sách ƣu đãi thuế đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam có điều kiện hình thành, từng bƣớc mở rộng và phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên cũng không phủ nhận hiện nay, một số chính sách ƣu đãi thuế không còn phù hợp và cần phải dỡ bỏ. Đây cũng là một bƣớc để các doanh nghiệp làm quen dần với nền kinh tế hội nhập.
3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu
Chính sách thuế xuất nhập khẩu đƣợc hoàn thiện dù tiên tiến đến đâu cũng không phát huy đƣợc hiệu quả nếu không phù hợp với trình độ và cơ chế quản lý, và ngƣợc lại cải cách quản lý thuế xuất nhập khẩu cần đƣợc dựa
trên nền tảng một chính sách thuế xuất nhập khẩu ổn định và rõ ràng. Để công tác quản lý hành chính thuế xuất nhập khẩu phát huy hiệu quả, phù hợp với việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, cần phải thực hiện tốt những giải pháp sau:
- Nâng cao hiệu quả cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính và tự nộp thuế: Theo kinh nghiệm của các nƣớc ASEAN và các nƣớc khác, nếu thực hiện triệt để cơ chế này sẽ nâng cao ý thức tự giác và đề cao trách nhiệm trƣớc pháp luật của đối tƣợng nộp thuế (nếu khai báo, tính thuế sai và nộp thuế không đúng thời hạn thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế mà không thể đổ lỗi cho cơ quan thuế đƣợc), làm giảm bớt chi phí thông báo nộp thuế và chi phí tuân thủ pháp luật thuế của đối tƣợng nộp thuế; cơ quan thuế có điều kiện để tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế xuất nhập khẩu của đối tƣợng nộp thuế.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của cơ chế này đòi hỏi phải tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục mà đặc biệt là phát triển mạng lƣới dịch vụ và tƣ vấn về thuế để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của đối tƣợng nộp thuế. Bởi vì muốn cho đối tƣợng nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế thì họ phải hiểu biết đầy đủ và tƣờng tận về chính sách thuế, về cách kê khai, về phƣơng pháp tính thuế và thời hạn nộp thuế… Do vậy ngoài ý thức tự học hỏi, tìm hiểu về chính sách thuế của đối tƣợng nộp thuế thì cơ quan thuế Hải quan phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, giải thích, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho đối tƣợng nộp thuế. Muốn vậy ngoài biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải thích về thuế theo cách thức truyền thống nhƣ: bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng (đài báo, truyền hình), in tờ rơi, hội thảo, diễn đàn… cần phải tăng cƣờng các biện pháp nhƣ: đƣa giáo dục về thuế đối với hàng xuất nhập khẩu vào chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học; tổ chức mạng lƣới hƣớng dẫn,
giải thích về thuế xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan, tiến tới cho phép các công ty kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đƣợc mở các dịch vụ tƣ vấn về thuế và coi đây nhƣ là một hoạt động kinh doanh trên cơ sở thoả thuận giữa đối tƣợng nộp thuế và các dịch vụ tƣ vấn thuế xuất nhập khẩu sao cho mọi tổ chức, cá nhân trƣớc khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đều đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn về thuế đối với hàng xuất nhập khẩu, đƣợc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế miễn phí từ cơ quan thuế Hải quan bằng tài liệu, qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp.
Đi đôi với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và mở rộng dịch vụ tƣ vấn về thuế cho đối tƣợng nộp thuế đòi hỏi phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ việc chấp hành chính sách thuế xuất nhập khẩu để ngăn chặn và trừng phạt kịp thời đối với các trƣờng hợp cố ý lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế để gian lận tiền thuế dƣới mọi hình thức.
- Đẩy mạnh tin học hoá các quy trình quản lý thuế xuất nhập khẩu:
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ tin học đã đạt trình độ phát triển cao, để tiến tới trình độ quản tƣơng đồng với các nƣớc trong khu vực thì hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế phải là nội dung trọng tâm của cải cách hành chính thuế. Việc áp dụng một hệ thống quản lý thuế xuất nhập khẩu đƣợc tin học hoá sẽ giúp cho ngành Hải quan giảm bớt gánh nặng công việc, hợp lý hoá các quy trình thủ tục đồng thời giúp cơ quan hải quan tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quan trọng góp phần làm tăng tính hiệu quả của quản lý thuế.
Các thành tựu công nghệ thông tin cần đƣợc áp dụng vào quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của đối tƣợng nộp thuế, tăng cƣờng hiệu quả công tác xử lý thông tin về xuất nhập khẩu, phát hiện nhanh các trƣờng hợp vi phạm nhằm hạn chế tình trạng trốn tránh thuế. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nƣớc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nên số lƣợng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng lớn, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá diễn ra rất đa dạng dƣới nhiều hình thức và quy mô ngày càng phát triển, biên chế ngành Hải quan không thể tăng lên mãi, trong khi việc quản lý thuế xuất nhập khẩu bằng thủ công thì hiệu quả rất thấp.
Vì vậy, chỉ có đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ tin học thì mới nâng cao đƣợc hiệu quả công tác quản lý thuế và mới phục vụ tốt nhất cho đối tƣợng nộp thuế - khách hàng của cơ quan hải quan; đồng thời phù hợp với xu hƣớng quản lý thuế trên thế giới và khu vực.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, cá nhân:hỗ trợ cho cơ quan Hải quan và đối tƣợng nộp thuế thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Bởi vì, tiền thuế xuất nhập khẩu thu đƣợc góp phần phục vụ cho lợi ích của xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế và đầu tƣ phát triển. Vì vậy các ngành, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị và các cá nhân phải có nghĩa vụ hỗ trợ cho cơ quan Hải quan và đối tƣợng nộp thuế xuất nhập khẩu thực hiện đúng các quy định của chính sách thuế xuất nhập khẩu đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc.
Theo quy định hiện hành của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân biết hoặc phát hiện các trƣờng hợp vi phạm pháp luật mà không tố cáo, ngăn chặn cũng là tiếp tay và vi phạm pháp luật, nên các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc thu thuế và xử lý vi phạm về thuế đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tăng cường hiệu quả quản lý của chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu: Tiêu chuẩn hóa và ổn định đối với các cán bộ làm công tác kế toán,
các cán bộ đƣợc bố trí làm công tác kế toán nhất thiết phải đƣợc đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ kế toán và phải đƣợc bố trí làm việc ổn định lâu dài, không thực hiện luân chuyển đối với các cán bộ làm công tác này.
+ Lãnh đạo các đơn vị Hải quan địa phƣơng phải thực sự quan tâm và nhận thức đầy đủ vai trò của công cụ kế toán, có những đầu tƣ thỏa đáng để nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác kế toán và phƣơng tiện vật chất phục vụ công tác kế toán, đồng thời có những động viên khuyến khích vật chất, tinh thần kịp thời đối với các cán bộ làm công tác này.
+ Phải chủ động nghiên cứu những bất cập của bản thân chế độ kế toán nảy sinh trong quá trình thực hiện và đề xuất biện pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, nhất là khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.