Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh quản lý kinh tế (Trang 82 - 90)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu

3.2.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.2.3.1. Về con người

Điều kiện tiên quyết bao trùm có ý nghĩa quyết định đến việc thực thi giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý thuế xuất nhập khẩu đó là yếu tố con ngƣời. Bởi vì, mọi công tác quản lý suy cho cùng là quản lý con ngƣời,

những ngƣời đƣợc đề cập ở đây bao gồm: Những ngƣời xây dựng chính sách, thực thi chính sách và kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu... một khi những con ngƣời này không có đủ trình độ, năng lực, tƣ cách đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp, một khi những đối tƣợng nộp thuế không có ý thức tuân thủ pháp luật... thì chính sách và cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu có tiên tiến, hiện đại đến đâu thì chắc chắn hiệu quả của công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu đem lại sẽ không đƣợc nhƣ mong muốn. Vì vậy, cần phải có một sự đầu tƣ thỏa đáng đối với những ngƣời làm công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu cả về trình độ, năng lực, tƣ cách đạo đức, cũng nhƣ chế độ đãi ngộ hợp lý để họ yên tâm công tác, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc, đảm bảo thực sự hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Với đối tƣợng nộp thuế thì cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho họ trong vấn đề thực thi pháp luật về thuế, đồng thời phải có những chế tài nghiêm khắc đảm bảo tính khả thi đối với cá trƣờng hợp cố tình vi phạm, từ đó hình thành nên ý thức sống và làm việc theo pháp luật.

3.2.3.2. Về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

Khi hệ thống chính sách và cơ chế quản lý tốt, con ngƣời thực hiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về tƣ cách đạo đức, có bản lĩnh và lập trƣờng chính trị vững vàng... nhƣng lại không đƣợc trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng ứng phục vụ cho công tác quản lý nhƣ: không có một hệ thống mạng vi tính có khả năng xử lý thông tin về thuế xuất nhập khẩu chính xác, đầy đủ, kịp thời có khả năng đối chiếu kiểm tra thuận tiện, trao đổi và chia sẽ thông tin với các nƣớc trên thế giới, khu vực và với cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác nhƣ: Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, Công an, Biên phòng... không có một hệ thống tàu cao tốc đủ mạnh để trấn áp hoạt động buôn lậu hàng hóa xuất

nhập khẩu trên tuyến biển; không có một hệ thống máy soi container, hệ thống camera, để kiểm tra, theo dõi hoạt động ở các cửa khẩu thì công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần phải tăng cƣờng đầu tƣ, trang bị về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý.

3.2.3.3. Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế

- Một trong những khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay là việc cập nhật các thông tin, nội dung các văn bản có liên quan đến chính sách thuế xuất nhập khẩu chƣa ổn định và thƣờng xuyên thay đổi. Để khắc phục tình trạng trên, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần có sự phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên hơn với các cơ quan ngôn luận nhƣ: Báo chí, Đài phát thanh và truyền hình, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp nắm bắt đƣợc những thông tin mới để vận dụng tốt và quá trình kinh doanh cũng nhƣ tự giác hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng đối thoại với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là bạn đồng hành. Thực hiện đúng tinh thần Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành Hải quan với phƣơng châm: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Khuyến khích động viên doanh nghiệp cùng thực hiện các thủ tục hải quan mới, đặc biệt là thủ tục thông quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan. Cải tiến phƣơng pháp tuyên truyền và giới thiệu các văn bản pháp luật, trao đổi, hƣớng dẫn doanh nghiệp cùng thực hiện tốt pháp luật hải quan.

- Có các hình thức khen thƣởng động viên kịp thời cho các doanh nghiệp có truyền thống chấp hành tốt các quy định của pháp luật; Tham mƣu đề xuất UBND tỉnh kịp thời khen thƣởng đối với những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc hoạt động trên địa bàn Tỉnh dựa trên các

tiêu chí nhƣ: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và việc chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và công bố công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, Cục Hải quan Hà Tĩnh cần phải:

- Thực hiện việc tƣ vấn thủ tục hải quan qua mạng trên website của đơn vị để kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc của doanh nghiệp.

- Quan tâm lắng nghe và giải quyết nhanh chóng, hợp lý những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, tạo môi trƣờng làm việc cùng hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan;

- Thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề (có thể kết hợp trong các hội nghị đối thoại doanh nghiệp đƣợc tổ chức định kỳ) nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về hải quan, nội dung chuyên đề cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mới phát sinh và các sai sót vƣớng mắc thƣờng gặp phải trong thực tiễn.

Kết luận chƣơng 3

Từ việc phân tích tình hình thực tế, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, trên tinh thần chỉ đạo chung của Đảng và nhà nƣớc đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết của ngành Hải quan khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, tác giả đã đƣa ra những kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu… tất cả đều hƣớng đến mục tiêu chung là đảm bảo tính bình đẳng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo các quy tắc, chuẩn mực các cam kết khi gia nhập nền kinh tế thế giới nhằm giúp ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã trở thành một trong những xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia và dân tộc. Do đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nƣớc ta và các nƣớc đã trở thành một tất yếu khách quan. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nƣớc ta phải điều chỉnh chính sách thuế, giảm dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan để phù hợp với các cam kết kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm gia tăng khối lƣợng hàng hoá dịch vụ, đầu tƣ và du lịch. Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam với vai trò “gác cửa đất nƣớc trên mặt trận kinh tế” đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế đối ngoại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng phải đứng trƣớc một thách thức rất lớn, đó là yêu cầu về quản lý, yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và yêu cầu làm tròn nhiệm vụ thu nộp ngân sách hàng năm để góp phần xây dựng đất nƣớc hùng mạnh. Trong khi đó mô hình quản lý, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Hải quan chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ công chức còn yếu kém về trình độ, năng lực. Ngoài ra, chính sách thuế của Việt Nam còn chƣa thay đổi kịp để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Do đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, một trong những yêu cầu cấp bách là hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu là một đòi hỏi khách quan. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, Luận văn đã nêu một số tồn tại, vƣớng mắc và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và hoàn thiện hơn nữa công tác này. Những giải pháp hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập

khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh sẽ thực sự có hiệu quả khi có sự quyết tâm thực hiện của cả ngành Hải quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh, các cơ quan quản lý liên quan và của cả cộng đồng doanh nghiệp.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng nhƣ thời gian nghiên cứu, về phía tác giả khả năng, kinh nghiệm và tƣ duy khoa học còn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong đƣợc sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, quí Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ cho công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tieensg Việt

1. Hoàng Anh (2006), Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Thúy Bắc (2005), Các Quy Định Pháp Luật Về Thuế, Phí Và Lệ Phí,

Nxb Thống Kê.

3. Phan Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Cƣờng (2008), Giáo trình thuế, Nxb Lao động, TP.HCM

4. Nguyễn Danh Hƣng (2002), Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng Rào Phi Thuế Quan Trong Chính Sách Thương Mại Quốc Tế, Nxb lao Động-Xã hội.

6. Phan Thị Kiều Lê (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Đinh Vũ Phong (2003), Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế Nhập khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM

8. Quý Long - Kim Thƣ (2011), Tìm hiểu những điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2010, Nxb Lao Động.

9. Luc De Wulf và Jose B.Sokol (2005), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan,

Nxb Lý luận chính trị.

10. Nguyễn Ngọc Túc, Vũ Hồng Loan, Trần Đức Cƣờng, Nguyễn Đức Nhuệ, Võ Kim Cƣơng, Lê Trung Dũng, Nguyễn Hữu Tâm, Đỗ Thị Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Hiếu, Mai Vĩnh Qúy (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

11. Hệ thống các văn bản pháp luật về trị giá tính thuế (2010), Nxb Thanh niên.

12. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan ( 2010), Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Luật Hải quan đã được sửa đổi bổ sung năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn (2012), Nxb Tài Chính, Hà Nội.

15. Thuế Hải quan (2012), Nxb Tài chính, Hà Nội

16. Tổng cục Hải quan (2010), Các qui định của Tổ chức thương mại Thế giới liên quan đến công tác Hải quan, Tài liệu tập huấn.

17. Tổng cục Hải quan (2004), Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan, Tài liệu tập huấn.

Website 18. http://www.mof.gov.vn 19. http://www.dangcongsan.vn 20. http://www.customs.gov.vn 21. http://www.mot.gov.vn 22. http://www.htcustoms.gov.vn 23. http://www.dpi.hatinh.gov.vn 24. http://www.thuvienhatinh.org 25. http://www.wto.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh quản lý kinh tế (Trang 82 - 90)