Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng agribank lâm đồng (Trang 93 - 97)

Chương 1 : Tổng quan về tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

2.2 Đánh giá về hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tạ

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Những tồn tại trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống chấm điểm, XHTD của Agribank Lâm Đồng chỉ mới được triển khai trong năm 2010, sau thời gian tiến hành thử nghiệm từ năm 2006, nên không thể tránh được những hạn chế nhất định từ hệ thống chấm điểm, bộ chỉ tiêu chấm điểm đến các hướng dẫn để thực hiện chấm điểm. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống chấm điểm, XHTD nội bộ đã được kết hợp với hệ thống giao dịch trực tuyến của Agribank để liên kết các dữ liệu từ hệ thống này để bảo đảm tính thống nhất thông tin giữa hai hệ thống. Mặc dù vậy, có một số tiêu chí hệ thống có thể lấy tự động thông qua dữ liệu lịch sử đã lưu trữ về khách hàng như tiêu chí lịch sử trả nợ của khách hàng trong 12 tháng, các dịch vụ sử dụng ở Agribank… vẫn do CBTD thực hiện nhập liệu nên không bảo đảm tính chính xác một cách tuyệt đối. Ngoài ra, trong các văn bản hướng dẫn chấm điểm, XHTD của Agribank Lâm Đồng mặc dù đã hướng dẫn cụ thể quy trình, cách thức xác định, công thức tính cho mỗi tiêu chí một cách chi tiết nhưng chủ yếu dành cho các tiêu chí mang tính chất định lượng có thể xác định một cách cụ thể như tuổi tác, trình độ học vấn, doanh thu… Những tiêu chí khác mang tính chất định tính chưa đưa ra cách thức xác định một cách cụ thể, còn mang tính chung chung do đó điểm số các tiêu chí này phụ thuộc vào được đánh giá dựa trên quan điểm CBTD. Ngoài ra, trong bộ chỉ tiêu đã xây dựng có những tiêu chí liên quan đến nhau nhưng chưa được Agribank Lâm Đồng đề cập,

hướng dẫn một cách chi tiết. Vì vậy, điểm số của khách hàng được thực hiện chấm điểm trong thời gian vừa qua chưa phản ánh một cách chính xác thực trạng của khách hàng.

Thứ hai, ý thức chấm điểm, XHTD của CBTD còn chưa cao, chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của công tác chấm điểm nhất là đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. CBTD chưa xem kết quả chấm điểm, XHTD nội bộ là công cụ và là một phần thiết yếu để đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay. Vì vậy, việc chấm điểm đối với CBTD chủ yếu để bảo đảm số lượng khách hàng theo đúng quy định mà chưa chú trọng đến kết quả chất lượng của công tác chấm điểm cũng như chưa bảo đảm thực hiện đúng quy trình chấm điểm, XHTD của Agribank Lâm Đồng. Công việc thu thập dữ liệu chưa được thực hiện tốt, có những trường hợp CBTD dựa quá nhiều vào số liệu do khách hàng tự cung cấp mà chưa quan tâm đến các nguồn thông tin khác, nhưng cũng có những trường hợp CBTD không thực hiện thu thập thông tin mà thực hiện nhập liệu dựa trên quan điểm chủ quan, thông thường là chọn điểm số cao nhất cho từng tiêu chí. Bên cạnh đó, việc rà soát, cập nhật các thay đổi thông tin trong các tiêu chí chấm điểm đối với các khách hàng đã thực hiện chấm điểm chưa được tiến hành thường xuyên do đó thực trạng của khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể sẽ không được phản ánh một cách chính xác, kịp thời.

Thứ ba, việc kiểm tra kiểm soát công tác chấm điểm, XHTD đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình chưa được thực hiện một cách sâu sát. Theo quy định của Agribank Lâm Đồng, sau khi CBTD hoàn tất việc chấm điểm, XHTD, cán bộ kiểm soát phải thực hiện kiểm tra và phê duyệt trên hệ thống XHTD nội bộ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc phê duyệt chủ yếu được thực hiện cho nhiều khách hàng cùng một lúc, không kiểm tra cho từng khách hàng cụ thể, không đối chiếu với bộ hồ sơ làm căn cứ chấm điểm, XHTD. Vì vậy không phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát, không phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc thực hiện, chấm điểm của CBTD.

Thứ tư, công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về chấm điểm, XHTD còn hạn chế. Do số lượng CBTD trong hệ thống Agribank nói chung, Agribank Lâm Đồng nói riêng tương đối lớn, nên các lớp tập huấn cho CBTD chủ yếu thực hiện trong thời gian ngắn, với các nội dung còn mang tính tổng quát. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức cho CBTD chưa phát huy hết vai trò của nó dẫn đến công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn và còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ quy định của Agribank Lâm Đồng, từ các nhân viên tham gia vảo công tác chấm điểm, XHTD, còn có những nguyên nhân khách quan khác tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác chấm điểm, XHTD:

Một là, tại Việt Nam chưa có một hệ thống thông tin có thể cung cấp các dữ liệu đa dạng, phong phú, đầy đủ, chính xác về các cá nhân, hộ gia đình và các vấn đề có liên quan đến các tiêu chí chấm điểm, XHTD của Agribank Lâm Đồng. Một số thông tin về khách hàng có thể khai thác từ Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC) nhưng nguồn thông tin này còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của ngân hàng và phải trả chi phí tương đối lớn nếu sử dụng khai thác thông tin cho tất cả khách hàng cá nhân, hộ gia đình hiện có ở Agribank Lâm Đồng.Vì vậy, CBTD phải mất rất nhiều thời gian để có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không bảo đảm độ tin cậy, mức độ chính xác của các thông tin thu thập được.

Hai là, công tác XHTD tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, nên còn thiếu những công ty XHTD chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế có thể cung cấp kết quả chấm điểm một cách khách quan, chính xác để làm cơ sở cho Agribank Lâm Đồng có thể tham khảo cũng như so sánh, đối chiếu kết quả chấm điểm, XHTD của mình nhằm bổ sung, hoàn thiện qua đó từng bước nâng cao tính chính xác, hiệu quả của mô hình chấm điểm, XHTD nội bộ do Agribank Lâm Đồng xây dựng…

Ba là, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình còn nhiều bất cập. Các hộ gia đình có quy mô hoạt động tương đối lớn với nguồn vốn, số lượng lao động trên mức quy định phải chuyển sang loại hình doanh nghiệp nhưng vẫn được hoạt động sản xuất kinh danh dưới hình thức hộ gia đình. Ngoài ra, việc tính thuế đối với hộ kinh doanh chủ yếu dựa trên hình thức thuế khoán phụ thuộc vào tính toán chủ quan của cán bộ thuế dẫn đến khó xác định doanh thu, thu nhập thực tế của hộ kinh doanh. Từ đó, đã ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm, XHTD của Agribank Lâm Đồng do bộ chỉ tiêu được xây dựng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình sẽ không phù hợp với các đối tượng này. Ngoài ra, việc chấm điểm không phù hợp với loại hình của khách hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác rà soát, điều chỉnh các mô hình chấm điểm dựa trên các kết quả chấm điểm đã thực hiện.

Sự ra đời và từng bước hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ đã đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank Lâm Đồng nói riêng trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc vận dụng hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ trong quá trình cấp tín dụng đã đem lại cho các CBTD thêm một công cụ hỗ trợ đắc lực để đánh giá mức độ rủi ro các khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng, cũng như theo sát các biến động của khách hàng trong suốt quá trình vay vốn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống XHTD hiện hành của Agribank, do đó, của Agribank Lâm Đồng nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, đang bộc lộ một số khuyết tật và bất cập cần được nhận thức và chỉnh sửa, trong đó có cả vấn đề về quy định hành chính, cơ sở thông tin cần thiết, cũng như vấn đề chất lượng và trách nhiệm đội ngũ nhân lực thực thi…

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng agribank lâm đồng (Trang 93 - 97)