Giải pháp đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng agribank lâm đồng (Trang 98 - 104)

Chương 1 : Tổng quan về tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống, công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

3.2.1 Giải pháp đối với ngân hàng

3.2.1.1 Hoàn thiện mô hình chấm điểm, XHTD của Agribank Lâm Đồng:

Việc hoàn thiện mô hình chấm điểm, XHTD không phải là công việc đơn giản có thể thực hiện một cách nhanh chóng, mà đòi hòi phải thực hiện qua nhiều giai đoạn trong mội khoảng thời gian dài. Thông qua các dữ liệu thu thập được trong quá trình chấm điểm, các mô hình sẽ được kiểm chứng, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đánh giá một cách khách quan, chính xác về khách hàng. Trong thời gian trước mắt, cần thực hiện một số các giải pháp điều chỉnh mô hình chấm điểm sau đây:

a). Rà soát, loại bỏ các tiêu chí không phù hợp, không đánh giá được ảnh hưởng của nó đến khả năng trả nợ của khách hàng :

Đối với các tiêu chí về nhân tố có thể gây ra rủi ro tín dụng, nhưng các căn cứ để xác định điểm số cho tiêu chí đó đang được đưa ra một cách mơ hồ, chưa chính xác, thì tiến hành điều chỉnh cho phù hợp, hoặc loại bỏ nếu chưa thể đưa ra các căn cứ điều chỉnh.

Riêng tiêu chí bảo hiểm nhân thọ thì không nên xác định dựa vào số liệu tuyệt đối, mà nên căn cứ vào tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và dư nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá. Đối với khách hàng hộ nông dân và hộ kinh doanh sẽ thay thế giá trị bảo hiểm nhân thọ bằng tổng giá trị các loại bảo hiểm của khách hàng, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản của khách hàng, bảo hiểm rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Bên cạnh đó, với các tiêu chí trong bộ chỉ tiêu đang được xây dựng trùng lắp, hoặc có thể đánh giá chung với một tiêu chí, thì cần phải đưa về một tiêu chí duy nhất có thể đánh giá một cách đầy đủ nhất, cụ thể :

- Các tiêu chí số người phụ thuộc về kinh tế, thu nhập ròng ổn định hàng tháng, tỷ lệ nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong kỳ đưa về một tiêu chí chung là tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả theo kế hoạch trả nợ. Tiêu chí này sẽ đánh giá được khả năng, nguồn trả nợ của khách hàng dựa trên cơ sở tính toán nguồn thu nhập, các chi phí sinh hoạt tùy thuộc số người phụ thuộc, số tiền trả nợ…

- Các tiêu chí lĩnh vực kinh doanh, rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh, xu thế phát triển ngành nghề sẽ đưa về tiêu chí rủi ro liên quan đến ngành nghề, trong đó sẽ đánh giá các vấn đề liên quan đến ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bao gồm các yếu tố như tiềm năng phát triển, mức độ rủi ro đối với ngành nghề …

- Các tiêu chí lịch sử nợ quá hạn tại Agribank trong 12 tháng qua, tình hình nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua, lịch sử cơ cấu nợ trong 12 tháng vừa qua sẽ kết hợp hành tiêu chí lịch sử quan hệ tín dụng tại các NHTM trong 12 tháng qua. Trong đó, các căn cứ để xác định điểm số cho tiêu chí này bao gồm: luôn trả nợ đúng hạn, đã từng bị cơ cấu nợ, đã từng có nợ quá hạn và hiện trả nợ tốt /Khách hàng mới, đã từng có nợ quá hạn, tuy nhiên khả năng trả nợ hiện tại không ổn định, hiện đang có nợ quá hạn.

- Các tiêu chí đánh giá của CBTD về mức độ nghiên cứu khảo sát thị trường về sản phẩm đầu ra của phương án kinh doanh, cách thức tiêu thụ sản phẩm của phương án kinh doanh, đối tượng khách hàng của phương án kinh doanh, mức độ chắc chắn về khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ được đánh giá chung trong tiêu chí tính khả thi của phương án kinh doanh theo đánh giá của CBTD. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố liên quan đến phương án kinh doanh của khách hàng như khả năng tiêu thụ sản phẩm, đối tượng khách hàng … CBTD sẽ xác định mức độ khả thi đối với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Tiêu chí biên độ biến động giá cả của nguyên vật liệu sản phẩm đầu vào trong 12 tháng vừa qua được loại bỏ và đưa vào để làm một căn cứ để đánh giá cho tiêu chí tính ổn định của nguồn nguyên liệu/ hàng hóa đầu vào.

b). Thực hiện phân loại để xây dựng nhóm các chỉ tiêu có mối liên hệ, tác động lẫn nhau.

Từ đó đưa ra các quy định, hướng dẫn để CBTD có thể thực hiện chấm điểm bảo đảm các tiêu chí được lựa chọn một cách logic với nhau. Chẳng hạn, khi CBTD lựa chọn cho tiêu chí ghi chép sổ sách kế toán của khách hàng là CBTD không có thông tin hoặc không rõ ràng minh bạch thì tiêu chí tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm của doanh thu trong 3 năm gần đây phải được chấm điểm ở mức điểm số thấp nhất vì thông tin không rõ ràng để xác định tiêu chí này.

c). Xem xét bổ sung một số các tiêu chí vào bộ chỉ tiêu chấm điểm, XHTD đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình:

Cần bổ sung tiêu chí về mức độ thay đổi lợi nhuận của phương án kinh doanh do số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi, nhằm đánh giá độ nhạy cảm của nguồn thu nhập dùng để trả nợ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

d). Xây dựng các bộ chỉ tiêu phù hợp với các đối tượng khách hàng đặc thù hoặc đối với các đối tượng khách hàng chưa có bộ chỉ tiêu chấm điểm theo quy định của Agribank thời điểm hiện tại:

Đối với các khoản cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, với số lượng lớn như các khoản điểm cho đối tượng khách hàng này cần xây dựng đơn giản dễ thu thập thông tin. Các tiêu chí trong bộ chỉ tiêu chấm điểm, XHTD được xây dựng nên tập trung đến các yếu tố liên quan đến lịch sử quan hệ tín dụng, nghề nghiệp và khả năng trả nợ của khách hàng. Mô hình chấm điểm, XHTD đối với đối tượng khách hàng này có thể tham khảo dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng tiêu dùng hay mô hình chấm điểm tín dụng FICO.

Trên cơ sở bộ chỉ tiêu đang áp dụng cho khách hàng hộ nông dân và hộ kinh doanh, tiến hành kiểm chứng, xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho các khách hàng là các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp không phải là các hộ có thu nhập thấp.

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác chấm điểm XHTD nội bộ tại Agribank Lâm Đồng Thực hiện rà soát kết quả chấm điểm, XHTD của tất cả các khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã thực hiện trong thời gian qua nhằm chấn chỉnh các sai sót trong quá trình thu nhập, nhập thông tin và sai sót giữa các loại hình khách hàng cá nhân, hộ nông dân, hộ kinh doanh. Đồng thời cũng cần phải chấn chỉnh công tác thiết lập, lưu trữ bộ hồ sơ làm căn cứ chấm điểm cũng như các báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm và báo cáo chi tiết chấm điểm các tiêu chí của từng khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra. Để có thể hoàn thành tất cả các công việc nêu trên đảm bảo chất lượng và hiểu quả đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian do số lượng khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Agribank Lâm Đồng tương đối lớn. Vì vậy, Agribank Lâm Đồng cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện cũng như cho quá trình đôn đốc, kiểm tra kiểm soát. Lộ trình thực hiện đặt ra có thể căn cứ vào tiêu chí dư nợ, hình thức vay vốn hay dựa trên loại hình khách hàng.

Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức đối với cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của chấm điểm, XHTD cũng như đào tạo các kiến thức về quy định, quy trình thực hiện chấm điểm, XHTD và các kỹ năng giao tiếp, khai thác và xử lý các thông tin… Ngoài ra, trong bộ chỉ tiêu chấm điểm dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình đang được Agribank áp dụng có rất nhiều các tiêu chí do CBTD đánh giá không có quy định cụ thể về định lượng, điểm số của các tiêu chí từ đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhận định chủ quan của CBTD. Vì vậy trong công tác tổ chức cán bộ cần lưu ý phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với CBTD và đội ngũ nhân viên có liên quan đến việc thực hiện chấm điểm, XHTD để loại trừ những trường hợp lợi dụng vào chức trách, công việc được giao cố ý làm sai lệch kết quả

chấm điểm của khách hàng từ đó tư lợi cho bản thân, gia đình và gây ra các tổn thất cho ngân hàng.

Nâng cao chất lượng thông tin khách hàng, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác chấm điểm, XHTD tại Agribank Lâm Đồng. Chính vì vậy, nếu như Agribank Lâm Đồng nắm bắt được thông tin khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời thì khả năng mắc phải những sai lầm trong quyết định cấp tín dụng sẽ hạn chế đi rất nhiều. Từ thực tế hiện nay cho thấy thông tin khách hàng là một vấn đề “mơ hồ” và tính chính xác khôngcao. Vì vậy để nâng cao chất lượng thông tin khách hàng, Agribank Lâm Đồng cần phải thu thập, kiểm chứng thông tin sơ cấp hoặc bổ sung thêm bằng nguồn thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp thường được cung cấp từ khách hàng và thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: trung tâm thông tin tín dụng, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, internet…), thông tin từ các cơ quan nhà nước (Chi cục thuế, Phòng đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương…), thông tin từ các TCTD khác … Mặc dù nguồn thông tin có thể được thu thập rất nhiều từ các kênh thông tin nêu trên, nhưng để bảo đảm tính chính xác, các thông tin phải được thu thập một cách chọn lọc và được so sánh với các nguồn thông tin khác.

Ngoài việc thu thập thông tin ban đầu, CBTD cần phải biết cập nhật thông tin về khách hàng một cách thường xuyên, nhanh chóng kịp thời theo diễn biến của thị trường. Bởi một biến động nhỏ trên thị trường cũng có thể gây ra những tác động lớn đến khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và từ đó gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm công tác chấm điểm, XHTD tại Agribank Lâm Đồng thực hiện đúng theo các quy định, quy trình do Agribank ban hành. Công tác kiểm tra, kiểm soát có thể được thực hiện một cách thường xuyên thông qua các cán bộ có trách nhiệm phê duyệt chấm điểm, kiểm tra chéo giữa các CBTD trong phòng giao dịch, phòng kế hoạch kinh doanh hoặc thông qua các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động

kinh doanh hằng năm của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Phòng Tín dụng Agribank Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, để công tác chấm điểm và XHTD chính xác và đạt hiệu quả cao hơn, Agribank Lâm Đồng cần có các biện pháp để gắn trách nhiệm đối với CBTD, đội ngũ nhân viên thực hiện chấm điểm, xếp hạng. Tùy theo mức độ sai sót và những tổn thất gây ra cho ngân hàng do việc thực hiện không đúng quy trình chấm điểm, XHTD, CBTD thực hiện có thể bị xử lý thông qua các hình thức kỷ luật, không bình xét lao động hằng năm hoặc trừ vào lương kinh doanh hàng tháng…

Ngoài ra, Agribank Lâm Đồng cũng cần quan tâm hơn đến việc phối hợp với cơ quan chức năng như Chi cục thuế, Phòng đăng ký kinh doanh, các đoàn thể, chính quyền địa phương … để hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác và thực hiện nhanh chóng hơn.

3.2.1.3. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD cá nhân, hộ gia đình của Agribank Lâm Đồng phát huy hiệu quả.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát khoản vay trước, trong và sau khi giải ngân. Qua đó để nâng cao chất lượng của nguồn thông tin thu thập được từ khách hàng trước khi cho vay để thực hiện chấm điểm, XHTD lần đầu cũng như kịp thời cập nhật thông tin về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý.

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của bộ phận chuyên trách công tác chấm điểm, XHTD. Đây là một công tác mà Agribank Lâm Đồng cần phải chú trọng bởi vì hệ thống chấm điểm, XHTD, phương pháp và các công cụ phân tích có thể hoàn thiện phát triển đến mức độ nào đi nữa thì cũng không thể hoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia, cán bộ trực tiếp thực hiện phân tích tín dụng. Hiệu quả của công tác chấm điểm, XHTD và việc rà soát, điều chỉnh các mô hình chấm điểm phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ này.

Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị về vai trò của chấm điểm, XHTD đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng kết quả chấm điểm, XHTD nhiều hơn trong quá trình cấp tín dụng.

Hoàn thiện chương trình chẩm điểm, XHTD nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác chấm điểm, rà soát các khách hàng chưa được chấm điểm, XHTD và đưa ra cảnh báo đối với các tiêu chí CBTD nhập không chính xác, thiếu lôgic với các tiêu chí khác.

Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm, XHTD khách hàng. Thiết lập mối liên kết thông tin chặt chẽ giữa hệ thống giao dịch trực tuyến và hệ thống chấm điểm, XHTD nội bộ của Agribank Lâm Đồng nhằm bảo đảm tính thống nhất về các thông tin chung về khách hàng giữa 2 hệ thống.

Ngoài ra, cần tận dụng tối đa các chức năng có sẵn liên quan đến nhập liệu các thông tin tại hệ thống giao dịch trực tuyến để phục vụ tốt hơn cho công tác chấm điểm, XHTD như chức năng phân tích tín dụng, nhập phương án kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến bộ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng agribank lâm đồng (Trang 98 - 104)