Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học việt nhật – đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận – lý thuyết về chiến lƣợc và xây dựng chiến lƣợc

1.2.3.Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược

Có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lƣợc, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ giới thiệu các công cụ đƣợc chọn lọc sử dụng để xây dựng chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Việt Nhật.

1.2.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trƣờng bên ngoài đến tổ chức; ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài đƣợc xây dựng theo năm bƣớc:

- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thành công nhƣđã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài;

- Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (ít quan trọng nhất đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tƣơng ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành hoạt động của tổ chức;

- Phân loại từ 1 (phản ứng ít đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lƣợc hiện tại của tổ chức phản ứng với các yếu tố này;

- Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tƣơng ứng của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng;

- Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Tổng số điểm quan trọng của một tổ chức cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Nhƣ vậy, nếu tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trƣờng là trung bình, nếu tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trƣờng là yếu, nếu tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trƣờng là tốt hay các chiến lƣợc của tổ chức đã tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các ảnh hƣởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài; ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài đã hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của tổ chức; tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

1.2.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng với những ƣu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ, tổng số điểm đƣợc đánh giá của các đối thủ cạnh tranh đƣợc so với công ty mẫu; ma trận đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Xếp hạng các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành (quan trọng hạng cao, ít quan trọng hạng thấp), tổng cộng các yếu tố bằng 1,0.

- Cho điểm từng yếu tố, điểm này thể hiện phản ứng của tổ chức, trong đó, điểm 4 - phản ứng tốt nhất, điểm 3 - phản ứng trên mức trung bình, điểm 2 - phản ứng ở mức trung bình, điểm 1 - kém phản ứng.

- Lấy điểm quan trọng của các yếu tố của từng tổ chức nhân với hạng của ngành có đƣợc kết quả về năng lực cạnh tranh của các tổ chức.

- Đánh giá kết quả: Tổ chức nào có tổng số điểm cao nhất là có năng lực cạnh tranh cao nhất so với các tổ chức khác trong ngành, ma trận hình ảnh cạnh tranh hình thành bức tranh tổng thể sức cạnh tranh của tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành; tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

1.2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của tổ chức, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cũng đƣợc triển khai theo năm bƣớc nhƣ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài; ma trận đánh giá các yếu tố bên trong đã hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ tổ chức với các điểm mạnh, điểm yếu đặc thù mà các yếu tố này có ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của tổ chức; tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

1.2.3.4. Ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)

Nghiên cứu môi trƣờng cho phép nhận định các đe dọa, cơ hội cũng nhƣ các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc của doanh nghiệp, kỹ thuật phân tích SWOT là công cụ quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trƣờng và đề ra chiến lƣợc.

Sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện môi trƣờng bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình gồm các bƣớc sau để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lƣợc:

1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức; 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức;

3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức;

5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc SO vào ô thích hợp;

6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WO vào ô thích hợp;

7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc ST vào ô thích hợp;

8. Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WT vào ô thích hợp.

O: Nh ng cơ hội

1. 2.

3. Liệt kê những cơ hội 4. 5. 6. 7. 8. T: Nh ng đe dọa 1. 2.

3. Liệt kê những đe dọa 4. 5. 6. 7. 8. S: Nh ng điểm mạnh 1. 2.

3. Liệt kê những điểm mạnh 4. 5. 6. 7. 8. Các chiến lƣợc SO 1. 2. 3. 4. Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội 5. 6. 7. 8. Các chiến lƣợc ST 1. 2. 3. 4.Sử dụng các điểm mạnh để tránh các mối đe dọa 5. 6. 7. 8. W: Nh ng điểm yếu 1. 2.

3. Liệt kê những điểm yếu 4. 5. 6. 7. 8. Các chiến lƣợc WO 1. 2. 3. 4. Khắc phục điểm yếu nhằm tận dụng cơ hội 5. 6. 7. 8. Các chiến lƣợc WT 1. 2. 3.

4. Tối thiểu hóa các điểm yếu để tránh các mối đe dọa 5.

6. 7. 8.

1.2.3.5. Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix)

Ma trận QSPM cho thấy một cách khách quan các chiến lƣợc thay thế nào là tốt nhất, kết quả phân tích ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận IFEvà ma trận SWOT cung cấp những thông tin cần thiết để thiết lập ma trận QSPM; ma trận QSPM là công cụ cho phép các chiến lƣợc gia đánh giá khách quan các chiến lƣợc có thể thay thế, trƣớc tiên dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã đƣợc xác định, ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác.

Ma trận QSPM đƣợc hình thành qua các bƣớc sau:

- Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận QSPM;

- Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài; - Nghiên cứu các chiến lƣợc đƣợc hình thành từ ma trận SWOT và xác định các chiến lƣợc có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện;

- Xác định số điểm hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tƣơng đối mỗi chiến lƣợc trong nhóm các chiến lƣợc thay thế nào đó. Số điểm hấp dẫn đƣợc phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn;

- Tính tổng số điểm hấp dẫn của từng yếu tố bằng cách nhân số điểm hấp dẫn với mức phân loại;

- Cộng tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lƣợc của ma trận QSPM. Chiến lƣợc nào có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất sẽ đƣợc ƣu tiên chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học việt nhật – đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 35)