Phân tích thực trạng, kế hoạch dự kiến và các căn cứ xây dựng chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học việt nhật – đại học quốc gia hà nội (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LU NV THIẾT KẾ NGHI N CU

3.2. Phân tích thực trạng, kế hoạch dự kiến và các căn cứ xây dựng chiến

phát triển Trƣờng Đại học Việt Nhật

Điểm mạnh

ĐHQGHN đƣợc Đảng, Nhà nƣớc giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài; nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực KH&CN cao và một số lĩnh vực KT-XH mũi nhọn; từng bƣớc phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới; đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Để thực hiện sứ mạng này, ĐHQGHN cần hoàn thiện nhanh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt là phát triển đƣợc các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành. Việc thành lập Trƣờng Đại học Việt Nhật thuộc ĐHQGHN không chỉ giúp ĐHQGHN bổ khuyết cơ cấu mà còn làm gia

Quy mô đào tạo

tăng sức cạnh tranh, nâng cao xếp hạng quốc tế và đóng góp nhiều hơn cho công cuộc chấn hƣng đất nƣớc;

Dự án thành lập Trƣờng Đại học Việt Nhật nhận đƣợc sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp của Nhật Bản, đặc biệt là Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt và Diễn đàn Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam. Trƣờng Đại học Việt Nhật đƣợc thành lập sẽ trở thành biểu tƣợng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trƣờng không chỉ đào tạo nhân lực và sáng tạo ra các tri thức KH&CN chất lƣợng cao phục vụ trực tiếp quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp Nhật Bản, mà còn là nhân tố tạo ra sự lan tỏa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tri thức của Nhật Bản ở Việt Nam và của Việt Nam đến với Nhật Bản. Trƣờng cũng sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động giao thƣơng giữa hai nƣớc, đặc biệt hứa hẹn tạo ra làn sóng đầu tƣ mới từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.

Trƣờng Đại học Việt Nhật có nhiều sản phẩm đào tạo, nghiên cứu đặc sắc, chất lƣợng cao đƣợc xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tƣ tại Việt Nam và yêu cầu phát triển KT-XH của nƣớc ta. Đặc biệt, các ngành công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành là những lĩnh vực Nhật Bản rất có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu cao. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các tổ chức hữu quan hai nƣớc, với kinh nghiệm, uy tín của ĐHQGHN và các trƣờng đại học Nhật Bản, Dự án thành lập Trƣờng Đại học Việt Nhật thuộc ĐHQGHN hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả KT-XH cao và đảm bảo phát triển bền vững.

Trƣờng Đại học Việt Nhật với trọng tâm đào tạo là các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và khoa học liên ngành ở cả bậc đại học và sau đại học, sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thiện mạng lƣới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Trƣờng đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với kiểm định và công nhận quốc tế, qua đó sớm hình thành nên trƣờng đại học với một số ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.

Trƣờng đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, công nghệ đào tạo tiên tiến với chƣơng trình đào tạo đƣợc chuyển giao từ các đối tác hàng đầu Nhật Bản, tuyển sinh theo năng lực của ngƣời học, qua đó thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực

trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển năng lực tự học, tự làm giàu tri thức và sự sáng tạo của ngƣời học theo tinh thần đổi mới GD&ĐT mà nƣớc ta đang hƣớng tới.

Trƣờng tập trung nghiên cứu các lĩnh vực khoa học liên ngành nhƣ biến đổi khí hậu, phòng chống tai biến, thiên tai... góp phần bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Trƣờng cũng tập trung nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, có tính tích hợp cao, hƣớng tới các sản phẩm hoàn chỉnh, qua đó làm tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp quốc gia.

Điểm yếu

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Trƣờng Đại học Việt Nhật là các Trƣờng Đại học tiến tiến chất lƣợng cao mới đƣợc Chính phủ thống nhất chủ trƣơng phát triển trọng tâm trong những năm gần đây: Trường Đại học Việt Đ c; Trường Đại học Cần thơ; Trường Đại học khoa học Công nghệ Hà Nội (Trường Đại học Việt Pháp). Điểm mạnh của các Trƣờng này so với Trƣờng Đại học Việt Nhật là:

Các trƣờng này nằm trong chủ trƣơng của Chính phủ và ra đời trƣớc trƣờng Đại học Việt Nhật nên đƣợc nhiều chính sách ƣu tiên, cơ chế phát triển đặc thù, cơ chế quản lý vận hành đặc thù, vận hành và đi vào hoạt động sớm hơn nên có nhiều kinh nghiệm hơn.

Cơ hội

Việc thành lập và triển khai xây dựng Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ là “điểm sáng” thu hút, kích hoạt các nhà đầu tƣ quan tâm xây dựng một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ trong khuôn viên ĐHQGHN ở Hòa Lạc. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các cơ sở phục vụ hiện có nhờ vào sử dụng các dịch vụ của Trƣờng ĐHVN.

Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ là hình mẫu về mối quan hệ nhà trƣờng - doanh nghiệp tại Việt Nam, với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu phối thuộc với doanh nghiệp, các dự án nghiên cứu thực hiện theo đặt hàng của các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức quốc tế. Đây là cơ sở để xây dựng một số trung tâm nghiên

cứu xuất sắc, góp phần tăng cƣờng tiềm lực KH&CN của Trƣờng, cũng nhƣ phát triển mạnh các doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam.

Trƣờng đƣợc tổ chức theo mô hình đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự hỗ trợ và tham gia trực tiếp của các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân và ngƣời học Nhật Bản tại Việt Nam sẽ là nhân tố tạo ra sự lan tỏa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tri thức Nhật Bản ở Việt Nam. Trƣờng sẽ là trung tâm giao lƣu văn hóa, khoa học và giáo dục giữa hai nƣớc. Nguồn nhân lực do Trƣờng cung cấp không chỉ giỏi chuyên môn mà còn am hiểu về văn hóa Nhật Bản sẽ góp phần duy trì, củng cố, làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa GD&ĐT của nƣớc ta. Thành lập Trƣờng Đại học Việt Nhật cho phép Việt Nam có thể thu hút đƣợc nguồn lực về con ngƣời và tài chính từ các nƣớc, giúp Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển GD&ĐT của các nƣớc tiên tiến. Trƣờng trở thành kênh quan trọng để thúc đẩy hợp tác về văn hoá, giáo dục, khoa học và ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản nói riêng, Việt Nam và các quốc gia khác nói chung.

Với việc cung cấp nguồn nhân lực có khả năng hội nhập cao, có thể làm việc ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới và có thể xử lý các vấn đề toàn cầu, Trƣờng sẽ là nhân tố tham gia hiệu quả vào quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam. Nhờ đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trƣờng việc làm khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, với định hƣớng tập trung đào tạo, nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn, khoa học liên ngành, Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ góp phần giúp Việt Nam tiếp cận đƣợc sự tiến bộ KH&CN trên thế giới và tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thách thức rủi ro và giải pháp

Trƣờng Đại học Việt Nhật là đơn vị công lập thuộc ĐHQGHN nhƣng vận hành theo cơ chế trƣờng quốc tế. Việc này đƣợc nhìn nhận vừa là thách thức rủi ro vừa là cơ hội để Trƣờng phát triển vững chắc, đồng thời là động lực để các trƣờng đại học khác phát triển. Rủi ro này sẽ đƣợc giải quyết bằng Quy chế Tổ chức và hoạt động đảm bảo tính tự chủ cao nhất của Trƣờng.

Bên cạnh đó, có thể có sự chồng lấn về các ngành, chuyên ngành đào tạo của Trƣờng Đại học Việt Nhật với các trƣờng đại học thành viên khác thuộc ĐHQGHN và các trƣờng đại học của Việt Nam. Vấn đề này đƣợc giải quyết thông qua việc xây dựng nội dung và công nghệ đào tạo, xác định chuẩn đầu ra phù hợp với nội dung phân tầng các đại học của Luật GDĐH, giải quyết bằng sự khác biệt cơ bản về chất lƣợng đào tạo, về khả năng ứng dụng và hội nhập… của ngƣời học.

Việc đáp ứng yêu cầu đầu vào và chỉ tiêu tuyển sinh cho giai đoạn đầu có thể gặp khó khăn do Trƣờng chƣa đƣợc biết đến rộng rãi, chƣa tạo đƣợc lòng tin đối với sinh viên, đặc biệt do ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật nên gặp khó khăn trong vấn đề tuyển chọn ngƣời học. Vấn đề này đƣợc giải quyết khi kết hợp tuyển sinh qua thƣơng hiệu ĐHQGHN, tuyên truyền, quảng bá và đổi mới phƣơng thức tuyển sinh, tăng cƣờng cấp học bổng các khóa học dự bị tiếng Anh, tiếng Nhật tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.

Việc duy trì các giáo sƣ Nhật Bản giảng dạy và làm việc toàn thời gian lâu dài tại Trƣờng có thể vấp phải khó khăn do chi phí cao và bị động trong việc bố trí thời gian giảng dạy. Khó khăn này có thể đƣợc khắc phục bằng việc huy động kinh phí xã hội hóa hoặc kết hợp triển khai các dự án hợp tác với doanh nghiệp. Đồng thời, Trƣờng sẽ xây dựng và thực thi kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên trẻ ngƣời Việt Nam có tiềm năng để dần thay thế đội ngũ giảng viên đến từ Nhật Bản và các nƣớc khác trên thế giới.

Trƣờng Đại học Việt Nhật có thể gặp phải các thách thức trong quá trình hoạt động nhƣ các quy định và điều kiện về trả lƣơng, đãi ngộ, thu hút nhà khoa học trình độ cao, nhà khoa học và quản lý quốc tế. Giải pháp là Trƣờng đƣợc hƣởng cơ chế tài chính đặc thù cũng nhƣ có những ƣu tiên, ƣu đãi về nguồn lực; tăng cƣờng xã hội hóa và có sự tham gia của khu vực tƣ nhân.

3.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Trường

3.2.1.1. Cơ cấu tổ ch c, bộ máy quản lý

Trƣờng Đại học Việt Nhật vận hành theo cơ chế đặc thù, đảm bảo tính tự chủ cao trong quá trình hoạt động tƣơng tự nhƣ các trƣờng đại học quốc tế khác ở Việt Nam . Cơ cấu tổ chức của Trƣờng bao gồm tổ hợp các đơn vị trực thuộc là các khoa, viện, trung tâm đào tạo, nghiên cứu và các đơn vị kinh doanh, dịch vụ.

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Trƣờng Đại học Việt Nhật

3.2.1.2 Nhân lực

Trƣờng Đại học Việt Nhật đảm bảo tỷ lệ trung bình ngƣời học/giảng viên là 12. Nhà khoa học giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ chiếm trên 80 và có năng lực công bố quốc tế. Trƣờng chỉ tuyển dụng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành, gắn với các chƣơng trình thạc sĩ, tiến sĩ và các chƣơng trình

nghiên cứu trọng điểm. Các giảng viên của đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN sẽ đảm nhận 100 các môn học cơ bản, đại cƣơng của Trƣờng.

Bên cạnh đó, Trƣờng phát triển mạnh đội ngũ nghiên cứu viên đáp ứng yêu cầu phát triển đại học nghiên cứu và ứng dụng. Tỷ lệ nhà khoa học quốc tế đảm bảo trên 25 trong giai đoạn đầu và trên 15 trong những năm tiếp theo thông lệ quốc tế từ 7-10%).

Với quy mô 6.000 ngƣời học, Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ có quy mô đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và quản lý đến năm 2025 dự kiến nhƣ sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch dự kiến cơ cấu vị trí việc làm của Trƣờng Đại học VN

Chức danh, vị trí việc làm Số lƣợng vị trí việc làm

2016-2019 2019-2022 2022-2025

Ban giám hiệu 5 5 5

Lãnh đạo khoa/viện 12 18 18 Lãnh đạo phòng chức năng 14 21 21 Nhân viên hành chính 28 35 35 Lãnh đạo trung tâm, viện, DN KHCN 10 20 30 Giảng viên cơ hữu 80 180 240 Nghiên cứu viên của Trƣờng 50 100 150 Giảng viên ĐHQGHN tham gia giảng dạy 60 100 140 Giảng viên quốc tế 40 60 60

Tổng cán bộ, nhân viên 299 469 679

Nguồn: Nghiên cứu Cơ bản thành lập Trƣờng Đại học Việt Nhật

3.2.1.3 Quản lý đào tạo Ngành, chuy n ngành đào tạo

Trƣờng Đại học Việt Nhật tổ chức triển khai đào tạo các ngành và chuyên ngành trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành, trong đó ƣu tiên đào tạo các ngành và chuyên ngành mới hoặc chƣa phát triển tại Việt Nam. Các ngành và chuyên ngành đƣợc lựa chọn thuộc thế mạnh của các trƣờng đại học Nhật Bản và nhu cầu nhân lực ở Việt Nam đang cần. Dựa trên kết quả Nghiên cứu Cơ bản, Trƣờng Đại học Việt Nhật dự kiến sẽ tổ chức đào tạo với các ngành, chuyên ngành sau:

Khoa học y tế toàn cầu;

Khoa học sinh học nông nghiệp; Công nghệ hóa - sinh kết hợp; Kỹ thuật sinh học quốc tế;

Viện Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến

Khoa học năng lượng quốc tế;

Công nghệ thông tin;

Cơ sở hạ tầng và xây dựng; Kỹ thuật ng phó;

Khoa học và công nghệ tri th c; Công nghệ kỹ thuật ô tô;

Công nghệ vật liệu.

Viện Các khoa học liên ngành

Biến đổi khí hậu;

Công nghệ thông tin xã hội;

Thông tin, công nghệ và xã hội châu Á (ITASIA)

Nghi n c u đô thị và môi trường.

Khoa Quản trị và phát triển

Khoa học bền vững và lãnh đạo toàn cầu; Chính sách công;

Luật so sánh và khoa học chính trị;

Khoa học xã hội Nhật Bản và Châu Á đương đại; Quản trị hậu cần và chuỗi cung ng;

Quản trị sản xuất - quản trị tinh gọn.

3.2.1.4. Qui mô và bậc đào tạo

Trƣờng Đại học Việt Nhật phát triển các ngành và chuyên ngành đào tạo theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 2016 - 2019: Tổ chức đào tạo thạc sỹ ở một số chuyên ngành; năm 2018 bắt đầu tổ chức đào tạo trình độ đại học.

- Giai đoạn 2019 - 2022: Tổ chức đào tạo tiến sỹ; phát triển nhanh các chƣơng trình đào tạo đại học, thạc sỹ. Đảm bảo mỗi khoa/viện có đủ 3 bậc đào tạo từ cử nhân/kỹ sƣ đến thạc sỹ, tiến sỹ.

- Giai đoạn 2022-2025: Phát triển đầy đủ các ngành, chuyên ngành đào tạo.

Bảng 3.2: Kế hoạch dự kiến quy mô đào tạo của Trƣờng Đại học Việt Nhật

Đơn vị tính: người học

Năm Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Tổng

2016 70 70 2017 210 210 2018 150 440 590 2019 390 750 30 1170 2020 840 1050 75 1965 2021 1590 1350 120 3060 2022 2440 1650 180 4270 2023 3120 1800 275 5195 2024 3590 1800 380 5770 2025 3760 1800 440 6000

Nguồn: Nghi n c u cơ bản Trường Đại học Việt Nhật

Trƣờng Đại học Việt Nhật sẽ tuyển sinh khóa 1 vào năm 2016 với 06 chuyên ngành thạc sỹ. Tiếp theo, số lƣợng chuyên ngành đào tạo thạc sỹ đƣợc mở mới bình quân 2-3 chuyên ngành/năm. Trƣờng Đại học Việt Nhật tuyển sinh đại học khóa 1 năm 2018, tiến sỹ khóa 1 vào năm 2019 với 05 ngành đào tạo đại học và 05 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.

3.2.1.5. Văn bằng

Trƣờng Đại học Việt Nhật cấp bằng cho ngƣời học theo ba phƣơng thức: bằng do Trƣờng cấp, đồng cấp bằng với đối tác đại học Nhật Bản hoặc quốc tế và bằng do đối tác đại học Nhật Bản hoặc quốc tế cấp. Trong giai 2016-2019, khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học việt nhật – đại học quốc gia hà nội (Trang 45)