Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế tại chi cục thuế quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ

1.2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế

Trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế, mỗi nhân tố đều có vai trò và vị trí khác nhau ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực tới việc quản lý thuế. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế nhƣ sau:

- Việc ban hành nhất quán hệ thống chính sách pháp luật nói chung và hệ thống chính sách pháp luật về thuế nói riêng là nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ tới quy trình quản lý thuế. Chính sách pháp luật càng hoàn thiện thì càng tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, vững chắc, làm cho hoạt động quản lý thuế đƣợc thuận lợi, thực hiện thống nhất. Chính sách pháp luật thiếu minh bạch, hay thay đổi sẽ làm cho việc thực thi pháp luật không nhất quán, ảnh hƣởng đến việc thực hiện công bằng, xã hội phải chịu sự giảm sút của những hoạt động đang hoạt động kinh tế hiệu quả.

+ Sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc có liên quan: Để tiến hành quản lý thuế, cơ quan thuế cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ: công an, quản lý thị trƣờng, địa chính, kho bạc... Hoạt động phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế. Thậm chí trong một số trƣờng hợp, hoạt động phối hợp còn có tác động trực tiếp đến việc có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế và mức độ vi phạm cụ thể nhƣ thế nào. Bởi vậy, nếu sự phối hợp tốt thì giúp cho hoạt động quản lý thuế đƣợc thuận lợi và ngƣợc lại.

- Trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế:

Nếu trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt sẽ giúp việc thực hiện quản lý thuế hiệu quả. Ngƣợc lại nếu trình độ dân trí thấp thì việc thực thi nghĩa vụ thuế, phổ biến chính sách thuế đến ngƣời nộp thuế sẽ gặp khó khăn.

+ Bên cạnh việc quản lý thuế phụ thuộc trình độ dân trí của ngƣời nộp thuế thì trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của CBCC thuế cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Con ngƣời là nhân tố trung tâm của mọi hệ thống quản lý. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế càng cao thì chất lƣợng công tác quản lý thuế càng tốt và ngƣợc lại.

- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của cơ quan thuế: Sự đầu tƣ của Nhà nƣớc về cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc có tác động không nhỏ đến hiệu quả và chất lƣợng của công tác quản lý thuế. Cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ quản lý thuế.

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc khai thác, phân tích thông tin về ngƣời nộp thuế: Thông tin là một trong những cơ sở tiên quyết của mọi quyết định quản lý. Cơ sở dữ liệu thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả quản lý thuế càng cao. Thông tin đƣợc tổng hợp xử lý tốt hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Bởi vậy, cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng.

Sự ảnh hƣởng của mỗi nhân tố đều có tác động hai mặt, cả tích cực và hạn chế. Chính vì vậy cơ quan thuế phải có các biện pháp, giải pháp hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực, phát huy tác dụng tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng của công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế tại chi cục thuế quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)