Giải pháp đối với quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế tại chi cục thuế quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 97)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC

4.2.3 Giải pháp đối với quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế

4.2.3.1 Tập trung rà soát, phân loại, củng cố hồ sơ để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy dịnh

Trong đó đối với nhóm nợ khó thu: Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để tiến hành điều tra, xác minh xử lý theo quy định; rà soát, kiểm tra và tổng hợp các khoản nợ của các đơn vị đăng ký thành lập nhƣng không hoạt động, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thu hồi giấy phép, xử lý theo quy định;

Đối với các khoản nợ có khả năng thu, tiến hành rà soát, phân loại đối tƣợng nợ để áp dụng các biện pháp thích hợp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thu nợ đọng theo lộ trình. Ngoài ra, tùy theo từng loại đối tƣợng nợ đọng thuế để áp dụng các biện pháp thu cho phù hợp. Đối với các doanh

nghiệp đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhƣng nợ đọng lớn cần tổ chức làm việc với đơn vị xác nhận nguyên nhân, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo vừa thu nợ đọng thuế vừa hỗ trợ đơn vị vƣợt qua khó khăn, nuôi dƣỡng nguồn thu;

Thực hiện cƣỡng chế thu nợ thuế và kiên quyết xử lý các trƣờng hợp cố tình chây ỳ, nợ thuế kéo dài; điều tra xử lý các trƣờng hợp doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự theo quy định.

4.2.3.2 Tăng cường kiểm tra chống thất thu thuế

Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ đến từng cán bộ quản lý nợ nhằm tăng cƣờng các biện pháp theo dõi, xử lý nợ thuế có hiệu quả, hạn chế gia tăng nợ mới.

Các doanh nghiệp có nợ đọng thuế cao, báo cáo kết quả kinh doanh thua lỗ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp

Việc kiểm tra thuế phải đƣợc thực hiện đúng luật, công khai, minh bạch, hoạt động của đoàn kiểm tra phải đƣợc theo dõi, giám sát hạn chế tiêu cực, gây khó khăn và nhũng nhiễu cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy cơ quan thuế, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong thi hành công vụ của cán bộ thuế, nhất là bộ phận quản lý thuế.

Đồng thời Chi cục thuế cần kiên quyết thực hiện quy chế công bố thông tin đối với những doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn để những đơn vị này ý thức hơn trong việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN.

4.2.4 Giải pháp đối với kiểm tra thuế

4.2.4.1 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ kiểm tra thuế

Hiệu quả của kế hoạch kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thông tin NNT. Do đó, cơ sở dữ liệu NNT phải đƣợc cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ CNTT hiện đại nhằm tránh việc đánh giá

các tiêu chí rủi ro không chính xác. Đây chính là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra thuế đối với NNT.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT đảm bảo cung cấp các nội dung liên quan đến NNT nhƣ sau:

- Thông tin chung về NNT: Loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, hình thức kế toán, hình thức sở hữu vốn, số lao động,…

- Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế: thông tin trong tờ khai thuế các loại thuế, phí, lệ phí (bao gồm cả thông tin trong tờ khai điều chỉnh, bổ sung hay phụ lục đính kèm); thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ nộp thuế (BCTC, Quyết định miễn, giảm thuế,…).

- Thông tin về tính tuân thủ kê khai và nộp thuế: tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của NNT (số thuế phát sinh, số thuế đã nộp, số lần nộp chậm, không nộp tờ khai,…), kết quả thanh tra, kiểm tra các năm.

- Thông tin từ các bên liên quan

4.2.4.2 Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm

Hiện nay việc lựa chọn NNT để kiểm tra mới chỉ căn cứ vào một vài tiêu chí rủi ro đã đƣợc xây dựng, các tiêu chí này chƣa đánh giá đƣợc toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Để việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao, xác định đúng đối tƣợng cần kiểm tra thuế thì một số giải pháp đƣợc đƣa ra là:

- Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá rủi ro của quy trình kiểm tra thuế đã đƣợc xây dựng, Chi cục thuế quận Đống Đa xây dựng thêm các tiêu chí đánh giá rủi ro và các thang điểm tƣơng ứng với từng loại rủi ro, tổng hợp kết quả đánh giá và xếp loại rủi ro từ cao xuống thấp dựa trên điểm số. Căn cứ vào nguồn lực cán bộ để lựa chọn số lƣợng DN để tiến hành kiểm tra sao cho vừa đảm bảo chất lƣợng vừa đảm bảo số lƣợng cuộc kiểm tra theo chỉ tiêu đƣợc giao.

- Ứng dụng tin học vào việc phân tích, chọn NNT để kiểm tra: Để công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế khoa học, không phải tốn nhiều thời gian cho việc phân tích hồ sơ, Chi cục thuế quận Đống Đa nên tiếp tục duy trì và triển khai ứng dụng phân tích rủi ro phục vụ công tác kiểm tra.

4.2.4.3 Phát triển và mở rộng các kỹ năng kiểm tra thuế

Bất kể quy trình kiểm tra nào cũng cần một số tiêu chí để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất và dễ hiểu. Những tiêu chí chủ yếu cần phải quan tâm:

- Đánh giá rủi ro: Rủi ro tiềm năng, rủi ro kiểm soát và rủi ro thực hiện; - Chất lƣợng của tài liệu (các ghi chép, nhật ký khi thực hiện kiểm tra thuế);

- Trọng yếu: Tầm quan trọng của các điều chỉnh hoặc kết luận kiểm tra thuế.

Ngoài việc thực hiện đúng các bƣớc trình tự theo quy trình, cán bộ làm công tác kiểm tra thuế cần hiểu rõ bản chất, các giai đoạn phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra thuế tại cơ sở. Các giai đoạn cần thiết của một cuộc kiểm tra thuế nhƣ sau:

a) Chuẩn bị kiểm tra thuế

Cán bộ kiểm tra thuế đảm bảo nắm đƣợc sơ bộ về NNT trong kế hoạch kiểm tra thuế nhƣ quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất,… và chính sách pháp luật có tác động đến NNT đó.

b) Tập hợp thông tin

Bằng hình thức phỏng vấn và thăm quan cơ sở hoạt động, nhà máy, cán bộ kiểm tra thu thập thông tin mới và cập nhật những dữ liệu đã có liên quan đến hoạt động và hệ thống kế toán của NNT.

c) Đánh giá hệ thống kế toán của đơn vị để xác định độ tin cậy trong việc tuân thủ pháp luật thuế: những thế mạnh và hạn chế.

Dựa vào thông tin thu thập đƣợc trong 3 bƣớc đầu, cán bộ kiểm tra sẽ đƣa ra những hình thức kiểm tra để xác định mức tuân thủ. Sau khi phân tích, cán bộ thanh kiểm tra có thể tiếp tục mở rộng hình thức kiểm tra hoặc thực hiện các hình thức kiểm tra khác.

Đặc biệt kiểm tra một số nội dung cơ bản về những hành vi vi phạm pháp luật thuế thƣờng xảy ra nhƣ sau:

- Kiểm tra đối với các khoản chi phí để tính trừ thuế TNDN.

Trong quyết toán thuế TNDN hàng năm của NNT, thông thƣờng một số DN đã có hành vi làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp. Vì vậy công tác kiểm tra hàng năm đòi hỏi cần phải tiến hành rộng rãi, sâu sát để từng bƣớc giảm rủi ro, thất thoát tiền thuế cho NSNN.

Các dấu hiệu của hành vi vi phạm thƣờng xảy ra nhƣ sau:

+ Kê khai vốn pháp định theo giấy phép đăng ký kinh doanh cao hơn so với vốn góp thực tế;

+ Hạch toán liên quan tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp về ngƣời lao động; Số dƣ tiền lƣơng, tiền công phải trả cho ngƣời lao động hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán với cơ quan thuế chƣa chi trả (trừ những doanh nghiệp có lập quỹ dự phòng);

+ Hạch toán các chi phí liên quan đến khấu hao tài sản cố định; các chứng từ chi phí không có hóa đơn hợp pháp; Các chứng từ hóa đơn không liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN;

+ Hạch toán chi phí các khoản dự phòng vƣợt mức hoặc số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dƣ tài khoản dự phòng nhƣng DN không hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác theo quy định;

+ Hạch toán chi phí nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa vƣợt mức tiêu hao hợp lý.

- Kiểm tra về doanh thu

Căn cứ vào BCTC, quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT hàng tháng để tiến hành đối chiếu kiểm tra doanh thu trên sổ kế toán:

+ Đối chiếu doanh thu trên sổ kế toán xem có khớp với các báo cáo; + Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán trên các tài khoản, xác định nguyên nhân và tính hợp pháp của các khoản giảm trừ;

+ Kiểm tra các luồng tiền thanh toán để làm rõ các khoản tiền có liên quan đến doanh thu;

+ Kiểm tra các báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng hóa, vật tƣ đối chiếu với các tài khoản liên quan để phát hiện DN có nhập kho hàng hóa, vật tƣ đúng giá trên hóa đơn nhƣng ghi sổ với số lƣợng ít hơn. Nhƣ vậy, khi đƣa vào sản xuất hoặc giá vốn hàng hóa bán ra cao hơn thực tế nhập kho. Phần chênh lệch dôi ra về lƣợng sẽ là phần doanh nghiệp trốn doanh thu, trốn thuế GTGT, trốn thuế TNDN.

e) Hoàn thành kiểm tra

Khi quyết định kết thúc kiểm tra, cán bộ thuế thông báo với NNT lần sau cùng, sau đó hoàn thành và gửi báo cáo cần thiết cho NNT và các đơn vị trong cơ quan thuế.

4.2.4.4 Tổ chức xử lý sau kiểm tra thuế

Hoạt động kiểm tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế đƣợc thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, Chi cục thuế quận Đống Đa cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tƣợng kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế. Những trƣờng hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, Chi cục thuế quận Đống Đa cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cƣỡng chế thực hiện các quyết định xử lý cần thiết đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực hiện nghiêm minh.

4.2.4.5 Thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong công tác kiểm tra thuế

Đây là việc rất quan trọng đối với kiểm tra thuế do đối tƣợng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho kiểm tra thuế, cụ thể:

- Quản lý NNT tại các địa bàn, đặc biệt là dƣới phƣờng rất khó khăn, phức tạp. Công tác Ủy nhiệm thu thuế còn nhiều hạn chế, do đó Ủy ban nhân dân Quận cần chỉ đạo các ban ngành tại địa phƣơng phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cán bộ thuế tại địa bàn nhằm phát hiện, đƣa vào quản lý các nguồn thu;

- Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tƣ thực hiện tốt đăng ký Mã số thuế DN, kịp thời cung cấp mã số cho DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của NNT;

- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật, đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra công tác điều tra tội phạm kinh tế;

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng để hiện đại hóa thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT khi có số thuế phát sinh phải nộp vào NSNN hay phát sinh các vấn đề có liên quan.

4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA

4.3.1 Về chế độ chính sách

Việc QLT trƣớc hết phải xuất phát từ chính sách thuế. Trong những năm qua, chúng ta từng bƣớc cải cách thuế song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc thực tiễn của chính sách thuế, chƣa thực sự bám sát vào thực tế. Nhìn chung các luật thuế vẫn còn nhiều bất cập về chính sách miễn giảm và về thuế suất. Tuy

hiện nay chính sách thuế đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay chẳng hạn về mức thuế suất hiện nay giảm xuống còn 3 mức thuế suất (trƣớc đây là 4 mức thuế suất),…

Trong mỗi chính sách thuế cần phải nghiên cứu, xem xét dƣới nhiều khía cạnh, tránh tình trạng sửa đổi bổ sung nhiều lần, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn về nghiệp vụ quản lý thu.

Nhà nƣớc cần phải nghiên cứu và có nhiều chính sách tăng cƣờng sức mạnh, quyền lợi thực sự cho bộ máy ngành thuế, có những quyền cũng nhƣ trang thiết bị cần thiết để thi hành nghiêm và hiệu quả hơn nữa về luật thuế xứng đáng là công cụ cần thiết, đảm bảo sự tổn tại và phát triển của Nhà nƣớc.

4.3.2 Sự phối, kết hợp giữa các cơ quan liên quan

Cần có quy định cụ thể buộc các cấp, các ngành có liên quan có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao

Điều này có nghĩa là các cấp, các ngành liên quan phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp, để cơ quan thuế có thể kiểm soát đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp đỡ cơ quan thuế trong việc xử lý các hành vi vi phạm về thuế.

4.3.3 Kiện toàn bộ máy quản lý thuế

- Phải tổ chức bộ máy QLT nhằm mục tiêu tổ chức thực thi tốt các chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hƣớng phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai.

- Hình thành bộ máy QLT theo chức năng, cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ cho các bộ phận đảm nhiệm chức năng QLT cơ bản nhƣ sau:

Lãnh đạo: 10% Tuyên truyền: 25% Kê khai kế toán: 15% Cƣỡng chế, thu nợ: 10% Kiểm tra: 30% Phục vụ: 10%

Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đƣợc thực hiện theo lộ trình thích hợp, đảm bảo bộ máy QLT gọn nhẹ, tinh giản, vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng QLT. Song không gây xáo trộn công tác quản lý của ngành và đảm bảo hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách.

4.3.4 Nâng cao năng lực cán bộ thuế

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng QLT, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá phân loại và bồi dƣỡng cán bộ.

- Rà soát việc phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng QLT trong toàn ngành, đánh giá phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác,… Trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, đảm bảo tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng QLT chủ yếu: Tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT, xử lý tờ khai và xử lý dữ liệu về thuế, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ; Thanh kiểm tra thuế, phát triển tin học,…; giảm thiểu nhân lực đối với bộ phận phục vụ.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ CBCC thuế.

- Xây dựng hệ thống chƣơng trình và giáo trình bồi dƣỡng nghiệp vụ thuế phù hợp với từng công chức, từng loại hình bồi dƣỡng và thực hiện thống nhất trong cả nƣớc.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nhiệm đủ trình độ đảm đƣơng công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức toàn ngành.

- Lựa chọn cán bộ thuế trẻ có kiến thức có ngoại ngữ, tâm huyết đổi mới gửi bồi dƣỡng chuyên sâu tại các nƣớc tiên tiến trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế tại chi cục thuế quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)