CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG
3.2.3 Nguyên nhân những tồn tại hạn chế
3.2.3.1 Đối với quản lý tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
- Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo và công chức về công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế chƣa đúng với tầm quan trọng của nó, vẫn coi ngƣời nộp thuế là phía bị quản lý, vẫn còn tƣ tƣởng coi tuyên truyền là hình thức để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tƣơng quan về số lƣợng ngƣời nộp thuế và số lƣợng cán bộ công chức thuế là chƣa phù hợp.
- Việc đào tạo bồi dƣỡng về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên.
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế chƣa đƣợc đầu tƣ theo chiều sâu. Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, cứng nhắc.
3.2.3.2 Đối với quản lý kê khai - kế toán thuế
- Trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận ngƣời nộp thuế còn chƣa cao. Nhiều ngƣời nộp thuế nộp chậm tờ khai qua mạng internet mặc dù đã đƣợc cơ quan thuế thông báo nhƣng vẫn không chấp hành
- Phƣơng thức quản lý, trình độ quản lý thuế, năng lực cán bộ của một bộ phận cán bộ còn chƣa theo kịp với việc chuyển đổi mô hình quản lý thuế theo chức năng. Một bộ phận đội ngũ CBCC thuế, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chƣa nắm bắt kịp thời kiến thức chuyên sâu về quản lý thuế.
- Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục, do đó chƣa quản lý chặt chẽ hết NNT. Thông tin về hoạt động kinh doanh của NNT trong một số trƣờng hợp chƣa đƣợc các tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời, dầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý thuế.
- Hệ thống CNTT hiện tại của Chi cục Thuế còn thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và cả khả năng tự động hóa do quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.
- Các chế tài xử phạt chƣa nghiêm, chƣa đủ sức răn đe.
3.2.3.3 Đối với quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Nguyên nhân chính do tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế. Nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một số ngƣời nộp thuế chƣa cao, chƣa tự giác. Số bộ phận không nhỏ còn chây ỳ, dây dƣa, chiếm dụng tiền thuế; có khi còn suy tính do tỷ lệ phạt chậm nộp thuế trên ngày thấp (0,05%/ngày); có giai đoạn thấp hơn lãi suất vay ngân hàng.
- Ngoài ra, công tác tuyên truyền chƣa thƣờng xuyên nên tạo sự không bình đẳng giữa ngƣời nộp thuế tốt và NNT chây ỳ nợ đọng thuế.
- Mạng CNTT cập nhật dữ liệu của NNT chƣa kịp thời. NNT nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn nhiều và diễn ra thƣờng xuyên liên tục.
- Sự kết hợp của các cơ quan thuế, ngân hàng, công an và các cấp chính quyền trong công tác thu nợ chƣa hiệu quả. Chế tài liên quan đến công tác cƣỡng chế nợ chƣa đủ mạnh để răn đe các vi phạm nợ thuế.
- Do trong những năm gần đây kinh tế thế giới bị suy thoái, khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tình hình sản xuất kinh doanh ở trong nƣớc diễn biến phức tạp, nhà nƣớc áp dụng các chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng và quản lý chi tiêu công nên dẫn đến NNT gặp nhiều khó khăn về huy động vốn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không đƣợc đối tác thanh toán kịp thời nên không có nguồn trả nợ. Chính sách miễn, giãn, giảm thuế thuộc đối tƣợng nhƣng không kê khai giãn, giảm thuế, cũng không nộp thuế và NNT không thuộc đối tƣợng miễn, giảm cũng kê khai, khi kiểm tra phát hiện lại không nộp lại ngay. Có đơn vị dựa vào chính sách hỗ trợ của Chính phủ, khi hết thời hạn đƣợc gia hạn nhƣng vẫn không thực hiện việc kê khai nộp thuế.
- Thị trƣờng bất động sản trầm lắng, nhiều đơn vị không ký đƣợc hợp đồng, nhiều đơn vị xây lắp không đƣợc thanh toán kịp thời; chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ngân hàng hạn chế cho vay… nên khối xây dựng cơ bản nợ tăng nhanh; việc giao đất, giải phóng mặt bằng chậm cũng là nguyên nợ đọng thuế.
3.2.3.4 Đối với quản lý kiểm tra thuế
- Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chƣa trở thành công cụ hiệu lực để thống nhất thu NSNN và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chƣa đƣợc quy định là một chức năng của ngành thuế. Để tăng cƣờng tính pháp lý của việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ĐTNT khi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra của ĐTNT, khởi tố các vi phạm của pháp luật thuế đối
với một số trƣờng hợp nhất định, nhƣ các trƣờng hợp có dấu hiệu bỏ trốn, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế có liên quan nhiều tổ chức cá nhân, hoặc cần ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế hoặc cần có sự giám định của các cơ quan chuyên môn…
- Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra thuế là nhằm phát hiện ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế, chiếm đoạt tiền thuế để hƣớng cho ĐTNT tuân thủ nghiêm pháp luật thuế, bảo đảm thu đúng thu đủ, kịp thời số thuế phải nộp cho NSNN. Tuy nhiên, theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không đƣợc giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển sang cho cơ quan Công an. Trong khi đó, lực lƣợng công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về ĐTNT, thiếu chuyên môn quản lý thuế, khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan công an phải trải qua các khâu bàn giao, tiếp nhận tài liệu sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp, khi đó cơ quan công an lại bắt đầu điều tra từ đầu cho dù đó là những kết quả sơ bộ sau khi tiến hành quá trình thanh tra, kiểm tra. Do vậy, công tác điều tra các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thuế của ĐTNT tiến hành chậm và hiệu quả chƣa cao.
- Để triển khai hiệu quả cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi phải có một lực lƣợng kiểm tra thuế đủ mạnh. Trong khi đó, lực lƣợng kiểm tra thuế của Chi cục mới chỉ chiếm 17% số cán bộ toàn Chi cục thuế. Bên cạnh đó, lực lƣợng kiểm tra thuế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Do công tác triển khai đào tạo cán bộ kiểm tra còn chậm, cán bộ vẫn còn yếu về kỹ năng và nghiệp vụ thuế.
- Chƣa có chế độ khuyến khích có hiệu quả để cán bộ kiểm tra thuế tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Việc khuyến khích đối với cán bộ thuế không chỉ là vấn đề lƣơng thƣởng liên quan đến bằng cấp mà còn là vấn đề
tạo áp lực phải đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định. Một số cán bộ lâu năm có kinh nghiệm coi thƣờng cán bộ trẻ, không tạo điều kiện giúp đỡ nâng cao tay nghề, kiến thức.
- Công tác quy hoạch, bồi dƣỡng sử dụng CBCC còn nhiều bất cập, không theo dõi kịp thời thực tiễn quản lý. Việc lựa chọn cán bộ vào bộ phận kiểm tra vẫn mang nặng cảm tính.
- Công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại, bồi dƣỡng và tập huấn trong nội bộ chƣa xây dựng đƣợc một chƣơng trình đào tạo chuẩn và chuyên sâu về kiểm tra thuế, hệ thống giáo trình xây dựng còn chậm, còn dựa trên các kiến thức cũ do phải có thời gian để nghiên cứu chuẩn mực quốc tế để áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam.
- Mặc dù, việc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế đã thực hiện từ năm 2007 thế nhƣng cách nghĩ, cách làm của một số CBCC vẫn chƣa theo kịp quy định mới, chƣa thấy hết những ƣu điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng với việc triển khai mạnh mẽ các ứng dụng khoa học công nghệ tin học để chuyên môn hóa công việc và liên kết giữa các quy trình quản lý thuế, nên hiệu quả công việc chƣa đạt mong muốn.
- Căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của ĐTNT dựa trên cơ sở dữ liệu về ĐTNT. Nhƣng hiện nay, điều này rất sơ sài, xuất phát từ việc trong một thời gian dài ngành thuế chƣa quan tâm đến việc thu thập và lƣu trữ thông tin về ĐTNT, chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông tin về ĐTNT. Một số nơi còn lƣu trữ thông tin bằng phƣơng pháp thủ công là chủ yếu
- Công tác thu thập thông tin NNT từ các bên liên quan còn nhiều khó khăn do chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mực, chƣa có đƣợc sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng.
- Nguyên nhân xuất phát từ NNT: chƣa tự giác chấp hành tốt pháp luật thuế. Đặc biệt là hộ kinh doanh, kiến thức còn hạn chế, lại phân tán rộng trên nhiều địa bàn khác nhau nên việc tiếp cận theo phƣơng thức quản lý mới bƣớc đầu còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, vẫn còn một số doanh nghiệp tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi thực tiễn. Do ĐTNT ngày càng tăng lên và hoạt động phức tạp hơn, điều đó đòi hỏi Chi cục thuế cũng phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công tác QLT để phù hợp hơn. Tuy nhiên việc triển khai ứng dụng tin học vào phục vụ kiểm tra thuế vẫn còn chậm, dẫn đến năng suất và hiệu quả công tác kiểm tra không cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Trong chƣơng III đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Đống Đa. Dựa trên hoạt động thực tế của Chi cục cộng với những phân tích cụ thể, đề tài đã nêu ra những nội dung đã thực hiện, những tồn tại và nguyên nhân của quản lý thuế đối với các hoạt động: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; kê khai - kế toán thuế; quản lý nợ thuế và kiểm tra thuế theo những phân tích tại năm nội dung đã nêu tại Chƣơng I.
Trong mỗi nội dung của quản lý thuế đối với: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; kê khai - kế toán thuế; quản lý nợ thuế và kiểm tra thuế, đề tài đã nêu ra đƣợc những số liệu cụ thể thực tiễn tại Chi cục Thuế quận Đống Đa nhằm mục đích phân tích sâu hơn những nguyên nhân tác động ảnh hƣởng đến số thu của Chi cục nói riêng cũng nhƣ ngành thuế nói chung để làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp ở chƣơng IV.
CHƢƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ