3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài Chính
Hiện nay, đang diễn ra tình trạng các doanh nghiệp thực hiện phân tích tài chính của chính doanh nghiệp mình một cách hết sức sơ sài, nặng tính hình thức thông qua việc tính toán một vài chỉ số tài chính cơ bản thể hiện ngay trên BCTC chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước. Hoặc phân tích tài chính được thực hiện bởi các công ty chứng khoán. Bộ tài chính cần quản lý chặt chẽ hơn việc phân tích BCTC của doanh nghiệp.
Công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp giảm tác dụng đang kể khi không có chỉ số trung bình ngành để so sánh. Công việc tổng hợp, thống kê chỉ số trung bình ngành đang được thực hiện theo cách tự phát bởi các công ty chứng khoán, căn cứ vào những con số từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó những chỉ số này là không đầy đủ. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ tài chính nên khẩn trương thành lập bộ phận chuyên trách trong việc tổng hợp, thống kê chỉ số ngành nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ sở chắc chắn để so
sánh và biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình đang ở mức nào so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần nghiên cứu điều chỉnh các nội dung phản ánh trên hệ thống báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phân tích báo cáo tài chính, tránh những sai lệch kỳ vọng cho cổ đông như trong những hạn chế của báo cáo tài chính Việt Nam đã nêu ở chương 1.
Thêm vào đó, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Bộ tài chính cùng các cơ quan ban ngành có liên quan cần thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ví dụ như hạn chế biên độ biến động lãi suất, yêu cầu các ngân hàng mở rộng các điều khoản cho vay đối với doanh nghiệp …