Mục đích đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (Trang 75)

Công tác đánh giá chính sách sản phẩm đối với GIC cũng quan trọng giống nhƣ những doanh nghiệp bảo hiểm khác nhƣ đã phân tích ở trên, đánh giá chính sách sản phẩm để biết đƣợc mức độ phù hợp của chính sách sản phẩm đối với mục tiêu phát triển của GIC và với mỗi thời kỳ phát triển khác nhau của GIC thì mục tiêu sẽ khác nhau và ké theo đó là chính sách sản phẩm cũng sẽ thay đổi tƣơng ứng.

Nhƣ chúng ta đã biết, chính sách sản phẩm của GIC cũng đã có những thay đổi nhất định trong từng thời điểm phát triển của GIC nhƣ năm 2006 khi bắt đầu thành lập thì GIC tập trung vào sản phẩm xe cơ giới, sau đó năm 2007 khi hợp tác với EVN thì GIC tập trung xây dựng, thiết kế sản phẩm “tai nạn ngƣời sử dụng điện mở rộng tai nạn 24/24”, năm 2008 do nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng nên GIC đã bổ sung vào danh mục sản phẩm của mình sản phẩm GIC - CARE. Những thay đổi đó phù hợp với định hƣớng phát triển của GIC.

Ngoài ra, đánh giá chính sách sản phẩm của GIC để biết mức độ phù hợp của nó đối với yêu cầu của thị trƣờng hiện tại và tƣơng lai mà GIC tham gia với tƣ cách là một đơn vị cấu thành thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ. Với những phân tích ở trên chúng ta thấy GIC cũng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong một vài sản phẩm chủ yếu nhƣ xe cơ giới và con ngƣời.

Đánh giá chính sách sản phẩm sẽ giúp GIC thay đổi các sản phẩm trong danh mục sản phẩm của mình, thêm sản phẩm gì? bớt sản phẩm gì? điều chỉnh sản phẩm gì? cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng.

Bên cạnh đó, chính việc đánh giá chính sách sản phẩm sẽ giúp GIC có thể cải thiện đƣợc vị trí cạnh tranh của mình cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm và uy tín thƣơng hiệu.

2.3.2 Phƣơng pháp đánh giá chính sách sản phẩm của GIC

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, phƣơng pháp so sánh thực hiện với kế hoạch giúp GIC có thể nhận biết đƣợc bằng trực quan về thực trạng chính sách của mình thông qua mức độ đóng góp doanh thu từ các sản phẩm trong danh mục sản phẩm mang lại, từ đó GIC có thể phân tích mức độ phù hợp của chính sách sản phẩm cũng nhƣ đánh giá hiệu quả của chính sách sản phẩm hiện tại.

Đối với GIC thì phƣơng pháp so sánh thực hiện với kế hoạch khá chính xác vì doanh thu bảo hiểm của một số sản phẩm bảo hiểm mang tính thời vụ nhƣ bảo hiểm học sinh, giáo viên, du lịch, … là khá nhỏ trong tổng doanh thu của GIC

Ngoài ra phƣơng pháp so sánh năm trƣớc với năm sau cũng sẽ giúp GIC phân tích mức độ tăng doanh thu trong cùng một thời kỳ của năm sau so với năm trƣớc tăng bao nhiêu phần trăm, trong đó tăng do thị trƣờng tăng trƣởng bao nhiêu phần trăm và tăng do điều chỉnh chính sách sản phẩm bao nhiều phần trăm để từ đó đƣa ra những quyết định đúng đắn để GIC tiếp tục tăng trƣởng và phát triển trong việc kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó phƣơng pháp so sánh GIC với doanh nghiệp khác trên thị trƣờng để biết đƣợc vị trí cạnh tranh của GIC so với đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ phân tích, đánh giá đƣợc đối thủ cạnh tranh của GIC giúp cho GIC có những chiến lƣợc hợp lý nhằm cải thiện vị trí cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.

Một trong những phƣơng pháp rất quan trọng để đánh giá chính sách sản phẩm của GIC là đánh giá đóng góp của từng sản phẩm vào doanh thu và lợi nhuận giúp GIC xác định đƣợc tính đúng đắn của chính sách sản phẩm hiện tại của mình

từ đó đƣa ra quyết định về thay đổi, điều chỉnh, bổ sung sản phẩm, loại bỏ sản phẩm…trong danh mục sản phẩm.

Khi nghiên cứu thực trạng kinh doanh cũng nhƣ chính sách sản phẩm của GIC, tác giả xin đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá chính sách sản phẩm của GIC trên hai phƣơng diện định tính và định lƣợng, cụ thể nhƣ sau:

* Chỉ tiêu đánh giá định tính:

Chính sách sản phẩm phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: nhƣ đã phân tích, GIC đã thể hiện điều này tƣơng đối rõ nét trong việc xây dựng, thiết kế chính sách sản phẩm với mục tiêu phát triển của mình. Năm 2006 khi mới thành lập GIC đã tập trung vào sản phẩm đơn giản, dễ triển khai là xe cơ giới và con ngƣời để đạt đƣợc doanh thu và tham gia vào thị trƣờng, năm 2007 với mục tiêu kinh doanh lâu dài là hợp tác với EVN để phân phối và cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên toàn hệ thống của EVN thì GIC đã xây dựng sản phẩm mới để triển khai theo kế hoạch đó, năm 2008 GIC mở rộng quan hệ, hợp tác với các đối tác trong ngành bảo hiểm nên đã thiết kế sản phẩm GIC - CARE để bổ sung vào danh mục sản phẩm của mình.

Việc bổ sung sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm mà GIC đề nghị với thị trƣờng cũng chính là mục tiêu nằm trong “top 7” trong tổng số 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trƣờng Việt Nam (đầu năm 2011 sẽ có thêm một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nữa đƣợc thành lập và hoạt động).

Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp bảo hiểm số một về doanh số bán lẻ, GIC đã hợp tác với EVN và thiết kế một số sản phẩm bảo hiểm phù hợp để triển khai và bổ sung vào danh mục sản phẩm của mình.

Mặc dù GIC đã có những sự thay đổi trong chính sách sản phẩm của mình theo mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, tuy nhiên tại mỗi thời kỳ GIC mới chỉ đƣa thêm đƣợc một sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của mình mà chƣa có nhiều sản phẩm đƣợc thiết kế. Ngoài ra, GIC cũng chƣa có bất kỳ một sự thay đổi, điều chỉnh nào đối với các sản phẩm hiện có mà chỉ bổ sung thêm sản phẩm mới.

Chính sách sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trƣờng: sau một thời gian tham gia vào thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ GIC đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng đƣợc minh chứng là hiện nay GIC đang có vị trí đáng kể trên thị trƣờng. Năm 2009 do yêu cầu của thị trƣờng GIC đã nghiên cứu bổ sung thêm vào danh mục của mình một sản phẩm bảo hiểm xe ô tô đó là: bảo hiểm xe ô tô dành cho lái xe an toàn.

Trong thời gian vừa qua, GIC cũng đã tập trung nghiên cứu thị trƣờng để tìm ra những yêu cầu mới của khách hàng nhƣng công việc đó chƣa đƣợc đầu tƣ một cách xứng đáng mới chỉ dừng lại ở một sản phẩm là bảo hiểm xe ô tô, chƣa có sản phẩm bảo hiểm con ngƣời (sức khỏe con ngƣời, …) hay các sản phẩm khác trong khi đó nhƣ đã phân tích ở phần trên chính sách pháp luật sẽ tác động đến các chi phí y tế nhƣ tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh… tăng lên rất nhiều và kéo theo nhu cầu tham gia bảo hiểm để bù đắp phần nào chi phí vì vậy nhu cầu về bảo hiểm sức khỏe con ngƣời mức trách nhiệm cao hiện đang có trên thị trƣờng mà GIC thì lại chƣa có sản phẩm để đáp ứng.

Chất lƣợng sản phẩm và uy tín thƣơng hiệu: nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giải quyết bồi thƣờng và nâng cao uy tín thƣơng hiệu là việc làm quan trọng nhất trong việc kinh doanh bảo hiểm GIC đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm (trong lĩnh vực bảo hiểm đƣợc hiểu là chất lƣợng bồi thƣờng và giải quyết quyền lợi cho khách hàng).

Ngay từ khi thành lập GIC đã có chủ trƣơng phân cấp giải quyết bồi thƣờng xuống các đơn vị/chi nhánh nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, bên cạnh đó sẽ góp phần giải quyết một số các vấn đề nhƣ sau:

 Các chi nhánh/đơn vị của GIC chủ động trong việc giải quyết bồi thƣờng cho khách hàng

 Gắn trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị/chi nhánh trong hệ thống GIC đối với việc giải quyết bồi thƣờng cho khách hàng

 Giảm tải cho các phòng/ban nghiệp vụ bảo hiểm trên văn phòng chính của doanh nghiệp.

 Thời gian giải quyết bồi thƣờng sẽ nhanh chóng và chủ động hơn cho đơn vị/chi nhánh.

 Nâng cáo đƣợc uy tín thƣơng hiệu của đơn vị/chi nhánh, từ đó nâng cáo uy tín và hình ảnh thƣơng hiệu của GIC đối với khách hàng.

Với ý thức phân cấp bồi thƣờng, GIC đã phần nào tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng và phát triển đúng theo mô hình của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ.

Tính nhạy bén, linh hoạt (khả năng thích ứng) của các quyết định về chính sách sản phẩm đối với sự thay đổi của thị trƣờng. Bảo hiểm là sản phẩm vô hình và không thể định lƣợng đƣợc khi mua sản phẩm, chính vì vậy ngay trong bản thân các sản phẩm đã có sự linh hoạt, nhạy bén trong cách giải quyết bồi thƣờng cho khách hàng. Chính vì vậy, danh mục sản phẩm của GIC cũng đã có “tính mở”, linh hoạt và khả năng thích ứng khá tốt so với những thay đổi của thị trƣờng, tuy nhiên GIC chƣa thực sự tận dụng khả năng đó của chính sách sản phẩm khi chƣa có sự thay đổi, điều chỉnh gì mà chỉ thêm một vài sản phẩm vào danh mục sản phẩm của mình.

Trong thời gian tới GIC nên có những điều chỉnh, xem xét lại danh mục cũng nhƣ chính sách sản phẩm của mình để có thể thêm một số sản phẩm, bớt sản phẩm, điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp sản phẩm hiện có chứ không nhất thiết lúc nào cũng thêm sản phẩm mới vì chi phí cho việc thiết kế sản phẩm mới tốn kém hơn điều chỉnh sản phẩm hiện tại.

Sự cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trƣờng: dựa vào vị trí của GIC hiện tại trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ, chúng ta thấy rằng chính sách sản phẩm của GIC khá đúng đắn so với xu thế chung của thị trƣờng và có sức cạnh tranh tƣơng đối tốt, thể hiện ở những khía cạnh sau:

 Phí bảo hiểm: sản phẩm của GIC đã đƣa ra tỷ lệ phí ở dạng khoảng (từ bao nhiêu phần trăm đến bao nhiêu phần trăm) để khai thác viên và đại lý của GIC có thể chủ động cạnh tranh về tỷ lệ phí với doanh nghiệp khác trong điều kiện phạm vi, điều khoản, điều kiện nhƣ nhau.

 Phạm vi bảo hiểm: các sản phẩm của GIC cũng đã quy định trong những trƣờng hợp nào thì đƣợc mở rộng phạm vi bảo hiểm trong khi phí bảo hiểm không thay đổi.

 Điều khoản, điều kiện bảo hiểm: GIC đã có quy định riêng về việc bổ sung một số điều khoản đặc biệt để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi cần thiết.

 …

Tuy nhiên, cũng giống những chỉ tiêu khác GIC cần có sự nghiên cứu, xem xét chính sách sản phẩm cũng nhƣ danh mục sản phẩm của mình trong dài hạn để phát huy hơn nữa chính sách sản phẩm của mình. Song song với việc xem xét, điều chỉnh sản phẩm hiện tại thì GIC cũng cần phải có kế hoạch đầu tƣ cho sản phẩm mới nhằm phù hợp với thị trƣờng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn.

*Chỉ tiêu đánh giá định lượng

Thị phần của doanh nghiệp: thị phần là thƣớc đo sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp và đối với GIC cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác thì doanh thu phí bảo hiểm là chỉ tiêu quan trọng nhất để sắp xếp thứ tự của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng bảo hiểm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn đặt mục tiêu tăng doanh thu để cải thiện vị trí của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Thời điểm GIC đƣợc thành lập và đi vào hoạt động cũng là thời điểm có một số doanh nghiệp bảo hiểm ra đời, vì vậy việc so sánh thị phần của GIC sẽ chính xác hơn khi chúng ta xem xét thị phần của GIC với các doanh nghiệp ra đời cùng thời điểm đó trên tổng thể thị phần chung của toàn thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Hiện nay trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ có 28 doanh nghiệp bảo hiểm và chúng ta sẽ theo dõi cụ thể thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam qua các năm 2006-2010 thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.14: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Stt Doanh nghiệp Companies Thị phần (%) / Market share 2006 2007 2008 2009 2010 1 ACE INA 0.00% 0.02% 0.12% 0.10% 0.22%

2 AIG VIET NAM 0.29% 0.80% 0.95% 0.96% 1.01%

3 BẢO LONG 1.78% 1.97% 2.33% 2.38% 2.31% 4 BẢO MINH 21.72% 19.28% 17.31% 13.37% 12.91% 5 BẢO NGÂN 0.37% 0.31% 0.22% 0.49% 0.61% 6 BẢO NÔNG 0.00% 0.20% 1.20% 2.02% 1.47% 7 BẢO TÍN 0.00% 0.00% 0.08% 0.23% 0.10% 8 BẢO VIỆT 34.75% 31.12% 30.49% 26.95% 23.48% 9 BIC 0.63% 1.77% 2.43% 2.69% 2.61%

10 BẢO HIỂM AAA 0.86% 1.87% 1.86% 2.47% 2.03%

11 BẢO HIỂM LIÊN HIỆP 2.05% 1.99% 1.63% 0.89% 0.72%

12 FUBON 0.00% 0.00% 0.00% 0.26% 0.31% 13 GROUPAMA 0.03% 0.03% 0.04% 0.02% 0.09% 14 HÀNG KHÔNG 0.00% 0.00% 0.66% 2.19% 2.57% 15 HÙNG VUONG 0.00% 0.00% 0.06% 0.13% 0.18% 16 LIBERTY 0.00% 0.06% 0.42% 1.27% 1.21% 17 MIC 0.00% 0.00% 1.32% 2.50% 2.35% 18 MSIG 0.00% 0.00% 0.00% 0.30% 1.00% 19 PJICO 10.50% 10.53% 9.74% 9.51% 8.62% 20 PTI 4.41% 3.65% 4.07% 3.36% 3.40% 21 PVI 18.24% 19.74% 18.56% 20.30% 23.96% 22 QBE 0.37% 0.35% 0.34% 0.31% 0.42% 23 SAMSUNG VINA 0.75% 0.93% 0.80% 1.09% 1.70% 24 SHB VINACOMIN 0.00% 0.00% 0.00% 1.05% 1.67% 25 THÁI SON 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.36%

26 TOÀN CẦU (GIC) 0.04% 2.07% 1.78% 1.81% 1.65%

27 VIA 1.49% 1.46% 1.55% 1.41% 1.23%

28 VIỄN ĐÔNG 1.72% 1.87% 2.03% 1.93% 1.77%

29 TỔNG 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn:- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Trong năm 2006 có sáu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc thành lập nâng tổng số các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ lên

con số 22 doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp đƣợc thành lập bao gồm: ACE INA (công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phi nhân thọ Ace ina), BẢO NÔNG (công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn), BẢO TÍN (công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín), LIBERTY (công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phi nhân thọ Liberty), MIC (công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội) và GIC (công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu) đã tạo ra sức ép về cạnh tranh trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Trong 6 doanh nghiệp đƣợc thành lập năm 2007 thì chỉ có GIC là có bƣớc đột phá trong khai thác bảo hiểm khi đạt đƣợc 0.04% thị phần trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm khác không có thị phần trên thị trƣờng.

Năm 2007 là năm đột phá về doanh thu của GIC khi mới thành lập đƣợc một năm mà GIC đã vƣợt qua một số doanh nghiệp bảo hiểm ra đời cùng với mình để đạt thị phần là 2.07% dành vị trí thứ 6 trên thị trƣờng, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm ra đời cùng thời điểm với GIC thì không đạt đƣợc điều đó nhƣ ACE INA có thị phần là 0.02%, BẢO NÔNG có thị phần là 0.20%, BẢO TÍN chƣa có thị phần, LIBERTY có thị phần là 0.06%, MIC chƣa có thị phần trên thị trƣờng.

Năm 2008 có thêm bốn doanh nghiệp bảo hiểm nữa đƣợc thành lập và hoạt động đó là FUBON (công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phi nhân thọ Fubon Việt Nam), HÀNG KHÔNG (công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không), HÙNG VƢƠNG (công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vƣơng) và SHB VINACOMIN (công ty cổ phần bảo hiểm tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam) nâng tổng số các doanh nghiệp bảo hiểm lên thành 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Do đó đã gia tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ hơn nữa, bên cạnh đó các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng đang có những động thái để nâng cao thị phần, tăng khả năng cạnh tranh gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới thành lập trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)