3.1. Định hƣớng kinh doanh trong thời gian tới
3.1.1 Dự báo những thay đổi nhu cầu thị trƣờng
* Thay đổi trong môi trường kinh doanh
Thứ nhất, nhƣ chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn gắn liền với hoạt động đầu tƣ tài chính và trong thời gian tới các doanh nghiệp bảo hiểm còn chú trọng hơn nữa cho hoạt động này. Trên thực tế đã có những doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận lỗ trong một số sản phẩm bảo hiểm gốc để có đƣợc nguồn vốn phục vụ cho công tác đầu tƣ tài chính và bù đắp đƣợc khoản lỗ do kinh doanh bảo hiểm gốc gây ra.
Bên cạnh đó, xu hƣớng thành lập các công ty tài chính hoặc bộ phận phụ trách đầu tƣ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm đang trở thành một xu hƣớng mới trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đây cũng là xu hƣớng phát triển bền vững của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong tƣơng lai.
Thứ hai, khách hàng ngày càng hiểu biết hơn về bảo hiểm và yêu cầu ngày một cao hơn đối với sản phẩm bảo hiểm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm cần quán triệt sâu sắc vai trò của “lời hứa” trong bảo hiểm vì những đặc điểm của bảo hiểm đã phân tích ở trên.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay đang hƣớng tới việc chuyên nghiệp hóa trong cách khai thác bảo hiểm đó là đóng gói bộ phẩn phẩm hoàn chỉnh với những ý tƣởng truyền thông rõ nét và cách triển khai cụ thể giúp khách hàng vừa nhận diện đƣợc thƣơng hiệu của doanh nghiệp, vừa tăng độ hấp dẫn của sản phẩm từ đó gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Thứ ba, ngày nay khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ngày càng đa dạng và phong phú từ những cháu bé học lớp mẫu giáo hay những ngƣời đã về hƣu đều có thể tham gia bảo hiểm với những gói bảo hiểm phù hợp nhất cho mình.
tiện và đơn giản hơn nhƣ: mua bảo hiểm thông qua tin nhắn trên điện thoại di động, mua bảo hiểm tại cây ATM của ngân hàng,… và các doanh nghiệp bảo hiểm đang cái tiến, áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn mới.
Thứ tƣ, một xu hƣớng nữa trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ chính là việc hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong lĩnh vực nhận và nhƣợng tái bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng nhau chia sẻ tổn thất và phân tán rủi ro với nhau để đảm bảo những mục tiêu kinh doanh của mình.
Xu hƣớng này giúp doanh nghiệp bảo hiểm gia tăng doanh thu của mình qua công tác nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp khác và chuyển giao bớt rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Điều này sẽ làm thị trƣờng bảo hiểm lành mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn khi các doanh nghiệp bảo hiểm đều có thông tin thị trƣờng và khách hàng nhƣ nhau, từ đó giảm đƣợc việc cạnh tranh “phi kỹ thuật” và giảm phí không có cơ sở của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ năm, xu hƣớng hợp tác/quan hệ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau và giữa doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp khác để đảm bảo sự chuyên nghiệp của từng khâu trong lĩnh vực bảo hiểm.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp bảo hiểm quy định mức bồi thƣờng bắt buộc phải thuê công ty giám định độc lập để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất đồng thời nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với công tác phục vụ của doanh nghiệp.
Thứ sáu, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ mở rộng kênh phân phối sản phẩm và xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và những thay đổi của thị trƣờng.
Nói chung, những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh đã tạo ra cho GIC những cơ hội kinh doanh để điều chỉnh chiến lƣợc nhằm phù hợp với xu hƣớng của tƣơng lai. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra những thách thức đối với GIC và đòi hỏi GIC phải có những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách sản phẩm của mình nếu không muốn trở thành doanh nghiệp đi sau thị trƣờng.
* Thay đổi trong môi trường pháp luật
Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều những quy định của pháp luật liên quan đến việc kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và trong thời gian tới cũng sẽ có rất nhiều thay đổi trong môi trƣờng pháp luật của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
Có những quy định pháp luật sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhƣng cũng có những quy định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động khai thác và chăm sóc khách hàng cụ thể nhƣ:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với ngƣời thứ ba và hành khách đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bán đƣợc sản phẩm này vì nếu khách hàng không tham gia sẽ bị chế tài từ cơ quan Công an
- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cũng đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác đƣợc bảo hiểm cháy nổ cho các tòa nhà, kho bãi, xƣởng sản xuất,… mà không phải tốn kém nhiều cho việc tìm kiếm và tƣ vấn cho khách hàng.
- Bảo hiểm xây dựng/lắp đặt cũng là một trong những sản phẩm bảo hiểm dễ khai thác đối với doanh nghiệp bảo hiểm vì các công trình xây dựng phải đƣợc bắt buộc tham gia bảo hiểm…
Trong thời gian tới các lĩnh vực này sẽ tiếp tục đƣợc pháp luật quy định và bổ thêm một số lĩnh vực khác nữa sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, cũng trong thời gian tới sẽ có một số quy định của pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm trong việc khai thác bảo hiểm nhƣ:
- Quy định chi tiết về các khoản chi của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc khai thác bảo hiểm đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm và trả thù lao cho đại lý.
- Quy định chi tiết về đào tạo đại lý cũng gây ra một số khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm khi thị trƣờng bảo hiểm chƣa thật sự phát triển theo quy chuẩn thì hệ thống đại lý lại phải vận hành theo một hệ thống rất khắt khe và chi tiết. Đây là
một chủ trƣơng đúng đắn của pháp luật, tuy nhiên đối với doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khó khăn trong việc xây dựng hệ thống đại lý của mình.
- Một số những quy định về nghiệp vụ bảo hiểm do Cục quản lý và giám sát bảo hiểm thuộc Bộ tài chính không phù hợp với thực tế triển khai tại các doanh nghiệp đã gây khó khăn và xảy ra tranh chấp trong việc giải quyết bồi thƣờng của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Với những thay đổi trong môi trƣờng pháp luật thì các doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có GIC không có cách nào khác là phải chấp nhận và điều chỉnh cho phù hợp với những quy định đó. Điều này đặt ra một bài toán về giải pháp của doanh nghiệp và những kiến nghị đối với nhà nƣớc trong việc kinh doanh bảo hiểm.
* Thay đổi quốc tế
Hiện nay với những xu hƣớng mới của quốc tế, việc kinh doanh bảo hiểm sẽ chịu nhiều tác động lớn của quốc tế và gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc.
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam mà không cần mở công ty/chi nhánh tại Việt Nam sẽ là một thách thức trong cạnh tranh đối với GIC và các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trƣờng.
Trong thời gian tới các quy định về điều khoản, điều kiện, phí bảo hiểm, mức trách nhiệm,… cũng đƣợc các doanh nghiệp tái bảo hiểm quốc tế quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn, đầy đủ hơn và yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc phải thực hiện đúng thì mới có thể nhƣợng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp quốc tế này.
Bên cạnh đó có một số nhu cầu tham gia bảo hiểm mang tính chất đặc thù trên thế giới cũng sẽ xuất hiện ở Việt Nam nhƣ: bảo hiểm thanh quản cho các ca sỹ chuyên nghiệp, bảo hiểm đôi chân của cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp,… và sẽ tác động rất lớn vào chính sách sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc.
Nhìn chung, những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp luật và những thay đổi quốc tế đã mở ra những cơ hội và đặt ra nhiều thử thách cho
GIC trong việc thay đổi, điều chỉnh chính sách marketing - mix cho phù hợp với thị trƣờng, với xu hƣớng của ngành bảo hiểm. Từ những thay đổi trong chính sách marketing - mix sẽ kéo theo những thay đổi trong chính sách sản phẩm của GIC để nắm bắt đƣợc những cơ hội để mở rộng kinh doanh mới và giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải.