3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm
3.2.2 xuất giải pháp từ phía Hiệp hội
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (Hiệp hội) là tổ chức phi Chính phủ có chức năng đại diện, hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần bình ổn thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
Bên cạnh đó Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đƣa ra những kiến nghị đối với Bộ tài chính trong việc hoạch định chính sách, quy định sản phẩm bảo hiểm hoặc những quy định ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra Hiệp hội cũng là cầu nối giúp các doanh nghiệp bảo hiểm kiết nối, hợp tác, hỗ trợ nhau đồng thời Hiệp hội cũng là nơi giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các doanh nghiệp.
Hiện nay, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang diễn ra gay gắt và đã có nảy sinh nhiều tiêu cực. Hiệp hội cần có những quy định chung về vấn đề này để giúp thị trƣờng lành mạnh hơn và ít tiêu cực hơn.
Hiệp hội cũng cần có những định hƣớng cụ thể để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong khuôn khổ cho phép, tránh tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm để thu hút sản phẩm đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhƣ: giảm phí bảo hiểm xuống thấp hơn mức tối thiểu nhiều, nâng tỷ lệ chi trả hoa hồng hoặc thông qua mối quan hệ từ trên ép xuống,... Đặc biệt trong khối các doanh nghiệp có nguồn vốn từ ngân sách thì tình trạng ép từ các cơ quan quản lý hoặc từ mối quan hệ riêng diễn ra rất nhiều khiến các doanh nghiệp bảo hiểm không có sự cạnh tranh lành mạnh mà
chủ yếu đi trên con đƣờng riêng để có sản phẩm chứ không phải vì chất lƣợng sản phẩm hay vì sản phẩm,...
Hiệp hội cũng cần đƣa ra các chế tài cụ thể cho những doanh nghiệp cố tình vi phạm những quy định chung của Hiệp hội để giúp các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn vì nhƣ chúng ta đã biết nhiều năm trở lại đây, số lƣợng khách hàng tham gia bảo hiểm có gia tăng nhƣng phí bảo hiểm thu đƣợc không tăng theo theo tỷ lệ tƣơng ứng cũng vì các doanh nghiệp thi nhau giảm phí để thu hút khách hàng. Điều này đã làm ảnh hƣởng đến kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm mà còn ảnh hƣởng đến nền kinh tế.
Thực tế cho thấy có rất nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh rất “phi kỹ thuật” và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam bị “lỗ kỹ thuật” do việc mở rộng phạm vi, điều khoản, điều kiện, hạ phí bảo hiểm không tuân thủ theo một nguyên tắc nào. Lúc này, vai trò của Hiệp hội phải là cơ quan đứng ra nhắc nhỏ, phê bình và có công văn nhắc nhở những doanh nghiệp đó để các doanh nghiệp khác không chạy đua với nhau về cách thức cạnh tranh không lành mạnh này.
Chính vì vậy, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần là cầu nối các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau để cùng đi đến sự thống nhất về phí bảo hiểm, chi phí,... cho phù hợp với thị trƣờng, với khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
3.2.3 Đề xuất giải pháp vĩ mô từ phía Nhà nƣớc.
Nƣớc ta vừa mới ra nhập tổ chức thƣợng mại thế giới WTO, vì thế thị trƣờng trong nƣớc có rất nhiều biến đổi, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc phải đối mặt với sự ra nhập của hàng loạt các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong bối cảnh này, Bộ tài chính cần phải có những chính sách hợp lý để tạo thuận lợi cho thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam phát triển một cách lành mạnh và ổn định nhất, cụ thể nhƣ sau:
Hoàn thiện về hệ thống pháp lý: trong những năm qua, Nhà nƣớc ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, và gần đây
nhất là Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành cuối năm 2006. Kèm theo đó là sự ra đời của các văn bản pháp luật liên quan đến bảo hiểm nhƣ Nghị định 45/NĐ-CP và Nghị định 46/NĐ-CP để sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 42/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP đã cũ và không còn phù hợp.
Đồng thời cũng ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật, điều này tạo điều kiện cho ngƣời dân có thể hiểu luật pháp một cách rõ hơn và làm theo pháp luật. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trƣờng có rất nhiều biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, Nhà nƣớc cần xem xét kỹ để có những điều chỉnh các quy định pháp luật cho phù hợp với mục tiêu định hƣớng phát triển của thị trƣờng, các văn bản pháp luật đòi hỏi phải tạo ra đƣợc sự bình đẳng giữa các doanh nghiêp với nhau.
Nhà nƣớc cũng cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật bằng cách là đơn giản hoá các thủ tục hành chính nói chung, và trong kinh doanh bảo hiểm nói riêng, nhƣ việc đăng kí kinh doanh, cấp giấy phép, đăng ký sản phẩm bảo hiểm…tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát: nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác kiểm tra,, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trƣờng: Nhà nƣớc cần kiểm tra thật xát xao việc thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp bảo hiểm, ngoài việc ban hành các quy định chung về dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán,.. thì Nhà nƣớc cũng cần phải giám sát việc thực thi những quy định này của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính và cách xác định các chỉ tiêu tài chính để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra đƣợc chặt chẽ và chính xác nhất. Từ đó có thể phát hiện sớm những trƣờng hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán để kịp thời can thiệp và điều chỉnh.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo hiểm: Nhà nƣớc nên đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giao lƣu với các tổ chức quốc tế, từ đó tận dụng sự hỗ trợ về công nghệ thông tin. Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng nên tổ chức các buổi hội thảo cấp quốc gia về vấn đề bảo hiểm để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể học hỏi đƣợc kinh nghiệm lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm thì chính sách sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ duy trì sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt với nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.
Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) đã trải qua bốn năm hoạt động kinh doanh bảo hiểm với những thành công nhất định của mình và có sự đóng góp rất lớn của chính sách sản phẩm và xây dựng, thiết kế, quyết định về chính sách sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng nhất của GIC. Qua thực tế triển khai công tác này tại GIC nhƣ đã phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng mặc dù có những thành công nhƣng để chính sách sản phẩm phù hợp hơn nữa, thành công hơn nữa và thu đƣợc những kết quả cao hơn nữa vần đòi hỏi sự cố gắng của mọi thành viên làm việc tại GIC đặc biệt là bộ phận đƣợc phân công thiết kế, xây dựng chính sách sản phẩm.
Luận văn trên đây đã trình bày những hiểu biết cơ bản của tác giả về chính sách sản phẩm của GIC cũng nhƣ tình hình hoạt động thực tiễn của chính sách sản phẩm tại GIC giai đoạn 2006 - 2010. Kính mong các Thầy/cô giáo nhận xét và cho ý kiến giúp tác giả hoàn thiện thêm hiểu biết của mình về lĩnh vực này.
Để hoàn thiện luận văn của mình, một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ, nhân viên của Hội sở phía Bắc - Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC). Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS Vũ Phƣơng Thảo, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành đƣợc luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Diệp Anh, Minh Đức (2009), Marketing hiện đại, Nxb Lao động - xã hội.
2. Quách Thị Bửu Châu, Đinh Tiên Minh (2009), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động.
3. Trƣơng Đình Chiến (2005), Quản trị thương hiệu hàng hoá lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê.
4. Lê Anh Cƣờng (2008), Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng, lợi nhuận,
Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
5. Trần Minh Đạo (2002), Marketing căn bản, Nxb Giáo dục Hà Nội.
6. Nguyễn Lệ Huyền, Nguyễn Kinh Chi, Lê Anh Cƣờng (2005), Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, Nxb Lao động - xã hội.
7. Jhohn A. Quelch (2008), Markeitng hiện đại kinh nghiệm Toàn Cầu, Nxb Tri Thức.
8. Lƣu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. 9. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nxb Lao động - xã hội.
10.Đào Thị Minh Thanh, Ths. Ngô Minh Cách (2009), Quản trị Marketing, Nxb Tài chính.
11.Vũ Phƣơng Thảo (2005), Giáo trình nguyên lý Marketing, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12.Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 13.Hà Minh Thƣ (2008), Marketing truyền thống, Nxb Lao động - xã hội.
14.Nguyễn Mạnh Tuân (2006), Tập bài giảng nghiên cứu Matketing
15.Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) các năm 2006, 2007, 2008, 2009
16.Tạp chí của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
Tiếng Anh
17. A.M.Best (July 17, 2009), The guide to understanding insurance marketing,
18. Ashish Barua (hardcover - 2007), Introduction to Insurance marketing.
Publisher: Books Treasure, India.
19. Bajpai (paperback - 2008), Marketing Insurace”. Publisher: Books Treasure, India.
20.David L.Bickelhaupt (Jul.,1967), Trend and innovations in the marketing of insurance, on The Journal of Marketing, Vol.31, No.3, pp.17-22.
21.Donald M. Witmeyer, Marketing on the March, The Annals of the society of Chartered Property and Casualty Underwriter, Vol. 18 (Summer, 1966), pp.115- 53, at p.131.
22.G. Radha Krishna (paperback - 2008), Marketing of insurance services in India,
Publisher: Icfai University Press, India.
23.John N. Coagrove, compelition in insurance marketing (Cincinnati: The National Underwriter Company, 1960), pp.1-2.