2.2.3.2 .Quản lý hoạt động chi
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh
GTVT tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Mục tiêu
- Tạo điều kiện chủ động cho mỗi đơn vị trực thuộc Sở trong việc sử dụng nguồn NSNN nhằm phục vụ thiết thực hoạt động thực thi nhiệm vụ được. Đồng thời phát huy có hiệu quả nguồn kết dư của đơn vị (nếu có) để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của Sở.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách của Sở phải quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc quản lý NSNN phải dựa trên nguyên tắc tập trung thống nhất đi đôi với phân cấp, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước,
- Các đơn vị sử dụng NSNN của Sở cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên và đồng cấp, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính - kinh tế theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện tốt việc khen thương, kỷ luật về công tác tài chính công, quan lý NSNN tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc.
3.1.2. Phương hướng
Phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại. Bởi quản lý NSNN nói chung trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luật tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công. Trên
cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.
Quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển giao thông và hạ tầng kỹ thuật giao thông trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành GTVT của tỉnh.
Quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cũng phải tập trung cải thiện cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược địa phương, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục được những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn gắn với việc phân chia nguồn ngân sách dàn trải, không kịp thời, không gắn với các kết quả hoạt động. Tuy nhiên, để sử dụng ngân sách thực sự có hiệu quả cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách và phương thức lựa chọn các đề án, dự án chi ngân sách. Ngay cả đối với các lĩnh vực Nhà nước phải đứng ra cung cấp, cũng cần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế (phân tích chi phí - lợi ích) để lựa chọn các cách thức có chi phí thấp nhất. Gắn ngân sách với các kết quả đầu ra và tạo ra các hình thức thưởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt được cũng cần phải từng bước áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách...
Quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ phải hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi giai đoạn, quản lý NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ GTVT tỉnh Phú Thọ
Công tác quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, quản lý NSNN của Sở và các đơn vị trực thuộc phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý NSNN của Sở phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, do phân bổ ngân sách địa phương phân tán, dàn trải, nhiều công trình, dự án không được phân đủ vốn theo tiến độ, hiệu quả sử dụng ngân sách hạn chế, việc phân bổ ngân sách giai đoạn tới cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề ưu tiên hóa.
Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý NSNN của Sở là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.
Bốn là, quản lý NSNN của Sở cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao. Việc đánh giá, giám sát của người đóng thuế/người thụ hưởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Năm là, quản lý NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương. Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới, quản lý NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển bền hệ thống GTVT vững lâu dài trên địa bàn, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn. Nâng cao mức sống của nhân dân các vùng này, thúc đẩy tăng trưởng, giảm dần sự chênh lệch so với các vùng đô thị, tạo môi trường sống của con người gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Vấn đề không kém phần quan trọng là phải chủ động, linh hoạt trước các biến động của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội.
Khai thác mo ̣i tiềm năng , sử du ̣ng mo ̣i nguồn lực để xây dựng mô ̣t NSNN lành ma ̣nh , cân đối và vững chắc . Hoàn thiện công tác quản lý theo phương hướng củng c ố hệ thống tài chính nội bộ , sử du ̣ng tiết kiê ̣m và hiê ̣u quả ngân sách, tăng các khoản chi phát triển kinh tế - xã hô