2.2.3.2 .Quản lý hoạt động chi
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại Sở
3.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
Đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý NSNN nói riêng là nhân tố quyết định trong việc thực hiện một nền tài chính hiệu lực hiệu quả, của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước xây dưng một nền hành chính, tài chính công hiệu lực, hiệu quả. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính công, trong đó có quan lý NSNN tận tuỵ, ngang tầm, đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ mới đang là một yêu cầu cấp bách của cải cách nền tài chính công của Việt Nam nói chung và của ngành GTVT nói riêng nhằm đáp ứng yêu cần đặt ra ngày càng gay gắt.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách nền tài chính công như hiện nay thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ quản lý NSNN dù đã có sự năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Để thực hiện việc quản lý và sử dụng NSNN của Sở GTVT một cách có hiệu quả trong điều kiện mà tình hình quản lý và sử dụng NSNN có nhiều bất cập như hiện này thì đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý NSNN phải có đủ về số lượng, cơ cấu đồng bộ và hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động quản lý và sử dụng NSNN, ngạch bậc, trình độ, tuổi, giới tính, vùng và dân tộc, từng bước tiến tới tính chuyên nghiệp, hiện đại; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tuỵ phục vụ
nhân dân được đào tạo và trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; có đủ năng lực thực tiễn xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực hiện theo chức trách đảm nhiệm; có đủ sức khỏe để thực thi công vụ và phục vụ nhân dân.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của quản NSNN, thì trong thời gian tới Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế xây dựng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của nền hành chính hiện đại, tương xứng với trình độ chung của nền hành chính trong nước, từng bước đạt trình độ chung của ngành GTVT.
- Xây dựng và thực hiện thống nhất các cơ chế: tạo nguồn, tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể, xác định rõ vị trí, chức trách, nhiện vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy quản lý và sử dụng NSNN. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng, chuyên nghiệp, năng động, thực hiện chế độ phân công nhiệm vụ có thời hạn. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn theo ngạch công chức, ngạch viên chức và theo chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Đội ngũ cán bộ quản lý về NSNN ngoài yêu cầu có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, hiểu biết thì cần am hiểu luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời kế thừa sử dụng tốt cán bộ, chuyên gia có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm công tác; có chính sách thu hút nhân tài vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vào làm việc trong lĩnh vực quản lý và sử dụng NSNN.
- Thực hiện việc điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trong ngành trên cơ sơ tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh, theo quy trình chặt
chẽ, trách nhiệm rõ ràng. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vừa là để thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch vừa là để phòng ngừa tiêu cực tham nhũng.
- Xây dựng đạo đức công vụ và kỷ luật công vụ, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, hoàn thiện quy trình giải quyết công việc nhằm nâng cao trách nhiệm công tác trong thực hiện nhiệm vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tạo chuyển biến rõ rệt về kỷ luật khi thi hành công vụ. Xây dựng chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thưởng phạt nghiêm minh để bảo đảm kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý NSNN.
- Thực hiện đánh giá cán bộ thường xuyên, căn cứ vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu quả công việc thực tế của mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Đánh giá phải trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc đánh giá cán bộ công chức. Bản thân cán bộ công chức phải nghiêm túc tự đánh giá. Thực hiện công khai dân chủ trong công tác đánh giá.
- Đổi mới nội dung chương trình, và phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và nghề nghiệp của từng loại cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động quản lý và NSNN. Cán bộ, công chức quản lý NSNN được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị nói chung cũng như các kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng hỗ trợ như thành thạo vi tính và ngoại ngữ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, từ khâu tuyển dụng, sử dụng và nhất là công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý và sử dụng NSNN.
Như vậy, có thể thấy đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý NSNN đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách. Cán bộ quản lý phải có lập trường, tư tưởng chính tri ̣ tuyê ̣t đối ổn đi ̣nh , cần kiệm, liêm chính, có ý thức
kỷ luật tốt . Đặc biệt phải có trình độ chuyên môn tốt , hiểu biết rô ̣ng , có tầm chiến lược . Chính vì thế công tác rà soát , kiểm tra la ̣i chất lượng và tuyển chọn cán bộ quản lý tài chính ngân sách cần được chú trọng để đạt được hiệu quả nhất. Bên ca ̣nh đó viê ̣c đào ta ̣o các cán bô ̣ có tiềm năng , trợ giúp ho ̣c hỏi để xây dựng bộ máy ngày càng vững mạnh là việc cấp thiết.