CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chủ yếu, như: Các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Niêm giám thống kê các năm 2015-2018 của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình, các báo cáo của Huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức; Từ các báo cáo tổng kết, công tác quản lý nhà nước về đất đai,... của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; Các báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hoài Đức; từ các công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, sách, báo, luận văn, luận án và cả trên mạng internet... Cụ thể:
Tại chương 1 luận văn, cơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống các văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung lý luận quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo các nghiên cứu được chắt lọc từ sách, báo, tạp chí liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng.
Tại chương 3, khi viết về thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội từ năm 2015-2018, số liệu về quản lý đất đai được lấy từ
các Báo cáo của huyện Hoài Đức, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoài Đức và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập thông qua phương pháp khảo sát: Luận văn sử dụng cách thức phát phiếu hỏi trực tiếp tới đối tượng cần thu thập thông tin.
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
Đối tượng: Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức, một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.
Thời gian thực hiện: Tháng 07/2019.
Số lượng mẫu khảo sát: Dựa vào lý thuyết cơ bản của thống kê, để đảm bảo quy luật số lớn, cần đảm bảo số lượng phiếu hợp lệ tối thiểu 30 phiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy ở mức tương đối cao, tác giả xác định số mẫu cần chọn cụ thể gồm 74 phiếu điều tra trong đó có 60 phiếu điều tra, khảo sát đối với tổ chức cá nhân quản lý sử dụng đất và 14 phiếu điều tra khảo sát dành cho cán bộ cấp huyện, xã, thị trấn (Cán bộ cấp huyện: 05 người, gồm 02 cán bộ lãnh đạo các phòng ban thuộc huyện và 03 cán bộ nghiệp vụ, tham vấn về giải pháp tăng cường công tác QLNN về đất đai. Cán bộ cấp xã, thị trấn: 09 người gồm: 03 cán bộ lãnh đạo các xã và 06 cán bộ địa chính). Khảo sát được tiến hành trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Số lượng phiếu thu về: Do trực tiến hành khảo sát nên số phiếu thu về đạt 100%, tổng cộng số lượng phiếu thu về là 74 phiếu theo đúng kế hoạch.
Công cụ khảo sát: Bảng câu hỏi (Phụ lục 2.1; 2.2).
Xác định vấn đề nghiên cứu
Các khái niệm và lý thuyết Các phát hiện nghiên cứu trước
đây
Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu
Thiết kế nghiên
cứu Kếtluận và báo cáo Phân tích dữ liệu Thu thậpdữ liệu