CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp xử lý số liệu, thông tin
Một số phương pháp cụ thể vận dụng để xử lý số liệu và thông tin trong đề tài là:
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thông tin, tài liệu thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản lý đất đai, trên cơ sở thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ở địa phương.
Phương pháp thống kê mô tả được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong luận văn.
Các số liệu sau khi điều tra, thu thập tổng hợp và tiến hành phân loại đánh giá dựa trên phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đúng với thực trạng nghiên cứu. Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện.
Bước 1: Kiểm tra và nhập phiếu điều tra. Bảng hỏi sau khi được tiến hành khảo sát cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.
Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu. Các thông tin thu được hầu hết là các thông tin định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lí thông tin.
Bước 3: Xử lí số liệu. Tiến hành xử lý số liệu trên công cụ Excel trong bộ MicroSoft Office.
2.2.2. Phương pháp kế thừa, chọn lọc
Phương pháp này sử dụng dùng kế thừa những tài liệu, số liệu đã có về vấn đề nghiên cứu tác giả xem xét chọn lọc dựa trên những thông tin sẵn có để loại bỏ tránh sự trùng lặp, không chính xác và chọn lọc số liệu có giá trị để phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Tại chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai tác giả đã kế thừa có chọn lọc các tài
liệu, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án... Để làm cơ sở kế thừa, chọn lọc phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trong chương 3 để từ đó đưa những đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý đất đai tại chương 4.
2.2.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp đối chiếu, so sánh được tiến hành sau phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa, chọn lọc. Phương pháp này đưa ra các số liệu cụ thể nhằm mục đích đối chiếu, so sánh kết quả từ đó đưa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Phương pháp này sử dụng trong đề tài dùng để đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu tương ứng trong cùng một thời gian, và so sánh giữa năm trước với năm sau (kỳ trước với kỳ sau). Điều đó giúp nhìn rõ xu hướng phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2018, từ đó nhận thấy được ưu điểm, nhược điểm của từng nội dung quản lý, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện.
2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này dùng để tập hợp, phân chia đối tượng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức, từ đó khái quát, tổng hợp những mặt được, chưa được của hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu.
Bằng phương pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tại chương 1, nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động quản lý nhà nước về đất đai tại chương 3 và đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, thích hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức ở chương 4.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI