Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hoài Đức là huyện ngoại thành nằm phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, mới sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008, có tọa độ 21,02 độ vĩ Bắc, 105,26 độ kinh Đông. Hoài Đức có vị trí chiến lược cửa ngõ phía Tây thành phố, tiếp giáp các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp 2 huyện Đan Phượng, Phúc Thọ; - Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ;

- Phía Đông giáp các quận: Hà Đông, Nam Hoài Đức, Hoài Đức;

- Phía Tây giáp sông Đáy, bên kia sông là 2 huyện Quốc Oai và Phúc Thọ. Thị trấn Trạm Trôi – trung tâm của huyện nằm ven quốc lộ 32, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 16 km, cách thị xã Sơn Tây 25 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 82,67 km2 với 20 đơn vị hành chính (19 xã, 01 thị trấn). Dân số huyện Hoài Đức đến năm 2018 là 209 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ dân số trung bình của thành phố Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Huyện Hoài Đức có vị trí địa lý trọng yếu, kề cận trung tâm thủ đô, tiếp giáp các trung tâm kinh tế lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có 5,5 km đường Quốc lộ 32 (từ trung tâm Hà Nội, qua Cầu Giấy, Hoài Đức đi Sơn Tây – Thanh Hà – Thanh Thủy- Thanh Sơn) chạy qua địa bàn 05 xã; 8,4 km đường Đại lộ Thăng Long (đường Láng – Hòa Lạc) chạy qua địa bàn 04 xã; tỉnh lộ 70, tỉnh lộ 79...

Điều kiện tự nhiên của Hoài Đức mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng; địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao và độ dốc hợp lý; được phân

thành 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng được phân định bởi đê Tả sông Đáy:

- Vùng bãi: Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên vùng này có những vùng trũng xen lẫn vùng cao, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, bao gồm các xã: Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, An Thượng, Song Phương, Đông La, Vân Côn.

- Vùng đồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm một phần diện tích các xã ven sông đáy và toàn bộ diện tích thị trấn Trạm Trôi và các xã: Đức Giang, Đức Thượng, Di Trạch, Kim Chung, Vân Canh, Lại Yên, Sơn Đồng, La Phù, An Khánh.

Có thể nói, Hoài Đức có lợi thế rất lớn về mặt địa lý. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Đặc biệt, trong những năm tới, cùng với sự hoàn thiện của mạng lưới giao thông đô thị, kinh tế của huyện chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

3.1.2. Tình hình kinh tế

Những năm gần đây, kinh tế huyện Hoài Đức có bước phát triển ổn định, tăng trưởng khá, chuyển dịch đúng hướng.

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 19.131 tỷ đồng, tăng 10,65% so với năm 2017; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Thương mại – dịch vụ 51,51%, Công nghiệp – xây dựng 42,69%, Nông nghiệp 5,80%. Trong đó:

Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ đạt 9.036 tỷ đồng, tăng 14,31% so với năm 2017. Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện được duy trì tốt, tình hình thị trường hàng hóa ổn định.

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 8.868 tỷ đồng, tăng 8,45% so với năm 2017. Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề tiếp tục được duy trì hiệu quả, tốc độ tăng trưởng tốt. Các mặt hàng dệt may, bánh kẹo, chế biến nông sản, mộc, cơ khí... giữ vững được thị trường, tạo thu nhập,

giải quyết việc làm thường xuyên tại các làng nghề, góp phần ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.

Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.227 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung vùng bãi giai đoạn 2018 – 2020 được triển khai; phát triển mở rộng vùng sản xuất rau an toàn. Duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với xây dựng tiêu chí quận và phường.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2018 đạt 2.215.880 triệu đồng, đạt 142,7% dự toán thành phố và 95,7% dự toán Nghị quyết HĐND giao, tăng 86,5% so với năm 2017. Trong đó, thu thường xuyên 644.380 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất 1.565.000 triệu đồng, thu đền bù đất công 5.500 triệu đồng và thu đóng góp 1.000 triệu đồng.

Đầu tư phát triển kinh tế xã hội được chú trọng, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng được đổi mới. Năm 2018, chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 1.826.309,9 triệu đồng, đạt 95,6 kế hoạch vốn giao. Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, nhất là các tuyến đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, trường học, trạm y tế, vườn hoa, sân chơi...

3.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội

Văn hóa thông tin: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa mới, phát triển văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên địa bàn huyện đạt những kết quả đáng khích lệ. Năm 2018, toàn huyện có 84% số hộ gia đình, 58% số làng, 83% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Thể dục thể thao: Công tác xã hội hóa về thể thao của huyện Hoài Đức thời gian qua có nhiều bước tiến triển vượt bậc. Trung tâm văn hóa thể thao huyện được hoàn thành đầu tư với tổng diện tích 5,9 ha bao gồm nhiều hạng mục: nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao tổng hợp, sân vận động, sân tennis, bể bơi... đáp ứng được nhu cầu hoạt động văn hóa, thể thao của nhân dân trong huyện. Toàn huyện có 19/20 xã, thị trấn có sân tập thể thao và khoảng 150 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên.

Giáo dục – đào tạo: Cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường THPT hoặc tương đương luôn ở mức cao, trên 95%, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương năm 2018 đạt 82,1%.

Công tác y tế: Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, chú trọng. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh phòng dịch đạt kết quả đáng ghi nhận. 5 năm qua, trên địa bàn huyện không có bệnh dịch lớn xảy ra. Tiêm chủng mở rộng đạt 100% kế hoạch, 100% trạm y tế có bác sỹ, 100% số thôn có nhân viên y tế.

Về dân số, kế hoạch hóa gia đình: Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số và nguồn nhân lực lại là nền tảng trong các quy hoạch ngành, lĩnh vực và lãnh thổ khi tính toán các nhu cầu về nhân sinh.

Bảng 3.1: Hiện trạng dân số, mật độ dân số huyện Hoài Đức năm 2018

STT Tổng số Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thị trấn Trạm Trôi 1,2240 6.970 5.694 2 Xã An Khánh 8,4682 22.843 2.698 3 Xã An Thượng 7,6209 18.076 2.372 4 Xã Cát Quế 4,2824 19.993 4.669 5 Xã Đắc Sở 2,3064 5.303 2.299 6 Xã Di Trạch 2,9240 10.355 3.541 7 Xã Đông La 4,4943 13.968 3.108 8 Xã Đức Giang 3,2839 14.960 4.556 9 Xã Đức Thượng 5,1345 14.250 2.775 10 Xã Dương Liễu 4,3193 16.659 3.857 11 Xã Kim Chung 3,8774 14.879 3.837 12 Xã La Phù 3,4539 13.154 3.808 13 Xã Lại Yên 3,3584 9.262 2.758 14 Xã Minh Khai 1,9349 7.193 3.718

STT Tổng số Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 15 Xã Sơn Đồng 3,4529 11.326 3.280 16 Xã Song Phương 5,7087 16.141 2.827 17 Xã Tiền Yên 3,2112 7.998 2.491 18 Xã Vân Canh 4,4832 11.137 2.484 19 Xã Vân Côn 6,6975 15.953 2.382 20 Xã Yên Sở 4,6944 12.523 2.668 Tổng cộng 84,9304 262.943 3.096

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hoài Đức)

3.1.4. Khái quát tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức có tổng diện tích đất tự nhiên 8.493,04 ha. Diện tích đất tự nhiên của các xã trong huyện phân bố không đồng đều, lớn nhất là xã An Khánh 846,82 ha, chiếm 9,97% diện tích đất toàn huyện, nhỏ nhất là thị trấn Trạm Trôi 122,40 ha, chiếm 1,44% diện tích đất toàn huyện. Hiện nay Hoài Đức đã khai thác đưa vào sử dụng cho nhu cầu các ngành 8.313,34 ha, bằng 97,88% diện tích tự nhiên.

50,30% 47,58%

2,12%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức năm 2018

Đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác. Hoài Đức có diện tích đất nông nghiệp 4.272,12 ha, chiếm 50,30% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người 162,47 m2.

Đất phi nông nghiệp bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ, đất cho hoạt động khoáng sản, đất di tích danh thắng, đất để xử lý, chôn lấp chất thải, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất phát triển hạ tầng, đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn. Diện tích đất dùng cho các mục đích phi nông nghiệp năm 2018 của huyện Hoài Đức là 4.041,22 ha, chiếm 47,58% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất chưa sử dụng của huyện chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 2,12% tương đương với 179,7 ha. Đất này được huyện dùng để bố trí cho các dự án và xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)