Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 101 - 103)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện

3.3.1. Kết quả đạt được

Những năm gần đây, tại Hoài Đức, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dân số tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh khiến đất đai cũng có những biến động mạnh mẽ. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần, diện tích đất ở và đất chuyên dùng có xu hướng tăng nhanh, trong khi diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm mạnh do được khai thác vào những mục đích khác.

Sự biến động nhanh và mạnh mẽ về đất đai trong khoảng thời gian ngắn đòi hỏi công tác quản lý đất đai của chính quyền huyện Hoài Đức cũng phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Những năm qua, công tác quản lý đất đai tại địa phương đã được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng. Các văn bản quy phạm

pháp luật về quản lý đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh; các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện đồng bộ, thống nhất, toàn diện trên quy mô toàn huyện. Tại Hoài Đức, ngoài Phòng Tài nguyên – Môi trường và Chi nhánh đăng ký đất đai huyện là những cơ quan trực tiếp tham mưu giúp UBND huyện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, các phòng ban khác như Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Đô thị cũng phối hợp khá tốt nhằm tham mưu giúp UBND quản lý toàn diện công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kỳ 05 năm một lần trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê đất đai hàng năm của các xã, thị trấn nhằm sử dụng làm tài liệu phục vụ việc kiểm kê đất đai và cấp GCNQSDĐ. Công tác thống kê đất đai hằng năm và kiểm kê định kỳ 05 năm một lần cũng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng quy trình, quy định của pháp luật. Kết quả công tác thống kê, kiểm kê là tài liệu quan trọng hỗ trợ việc quản lý nhà nước về đất đai được tiến hành đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đi vào nề nếp, được thực hiện chi tiết, hoàn chỉnh, theo đúng quy trình, quy định của Luật Đất đai 2013.

Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng thẩm quyền và đúng trình tự, thủ tục quy định. Vị trí, diện tích đất được giao, cho thuê để xây dựng các dự án đều được dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Công tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ luôn được cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng chỉ đạo nên đã đạt được nhiều thành tích tốt. Hàng năm, công tác cấp GCNQSDĐ đều đạt chỉ tiêu UBND huyện giao. Công tác cấp GCNQSDĐ cơ bản đã từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Từ năm 2015-2018, toàn huyện đã thực hiện giải quyết 42.073 hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất ở lần đầu, đạt 87,76% trên

tổng số thửa đất cần cấp giấy chứng nhận và đạt 90,31% diện tích đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Sau khi tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ về đăng ký đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; việc thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động trên hệ thống hồ sơ địa chính đã được các cơ quan, đơn vị, cơ sở thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo đúng quy định về công tác cập nhật, chỉnh lý biến động.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất cũng được đặc biệt chú trọng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Đến nay, huyện đã tổ chức chi trả được 1.057,805 tỷ đồng cho 4.083 lượt tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Công tác xét, cấp đất tái định cư, đất dịch vụ cũng được tập trung giải quyết.

Công tác thống kê đất được thực hiện đều đặn, đầy đủ hàng năm theo luật định. Số liệu được cập nhật hàng năm, phản ánh tình hình sử dụng đất và biến động quỹ đất, phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Công tác thanh tra đất đai, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất, huyện thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra nhằm chấn chỉnh các tồn tại về quản lý đất đai. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng được thực hiện một cách nghiêm túc, giải quyết triệt để theo pháp luật về đất đai, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

Hiệu quả trong việc quản lý đất đai của huyện Hoài Đức đã góp phần mang lại những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. Các loại đất được quy hoạch, quản lý chặt chẽ nhằm sử dụng hiệu quả từng loại đất: đất nông nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng cũng được quy hoạch hợp lý, đảm bảo nhu cầu thực tế và được sử dụng có hiệu quả; quyền và lợi ích của người sử dụng đất được đảm bảo, giúp người sử dụng đất yên tâm sử dụng đất một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)